Xu Hướng 9/2023 # 2 Cách Làm Ớt Ngâm Ăn Kèm Món Gì Cũng Ngon # Top 14 Xem Nhiều | Nhld.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 2 Cách Làm Ớt Ngâm Ăn Kèm Món Gì Cũng Ngon # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 2 Cách Làm Ớt Ngâm Ăn Kèm Món Gì Cũng Ngon được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hũ ớt ngâm nước mắm ngâm 6 ngày có thể lấy ra sử dụng. Ảnh: Internet

2. Ớt ngâm tỏi Nguyên liệu

500g ớt tươi

100g tỏi

500ml giấm gạo

1 muỗng muối

10g đường

Hủ thủy tinh

Cách làm

Bước 1 : Tỏi đem bóc hết lớp vỏ ngoài đi, rửa sạch lại với nước rồi để ráo ra. Hủ thủy tinh đem rửa sạch, để khô. Ớt rửa sạch, cắt hết cuống đi, để ráo nước trước khi ngâm. 

Ớt bóc vỏ rồi rửa sạch với nước, ớt rửa sạch cắt bỏ cuống. Ảnh: Internet

Bước 2 : Bắc nồi lên bếp rồi đổ giấm, đường vào nồi để đun sôi. Khi đun bạn khuấy đều tay để đường và giấm tan đều nhau, hỗn hợp đường giấm sôi bạn tắt bếp để nguội.

Cho giấm, đường vào nồi khuấy tan. Ảnh: Internet

Bước 3 : Xếp hết phần tỏi, ớt vào hũ thủy tinh, khi phần nước giấm đường đã nguội bạn đổ hết vào hũ. Nhớ đổ ngập hết phần tỏi ớt là được.

Đổ nước giấm đường vào hũ ớt tỏi sao cho ngập là được. Ảnh: Internet

Bước 4 : Đập nắp kín lại cho hũ ớt ngâm vào nơi thoáng mát để ngâm khoảng 5 ngày là bạn có thể lấy ra sử dụng. 

Hũ tỏi ngâm dấm để khoảng 5 ngày lấy ra dùng. Ảnh: Internet

3. Lưu ý khi làm ớt ngâm

Khi làm ớt ngâm nên chọn các loại nước mắm chắt, có mùi thơm nhẹ, khi bạn nếm có vị mặn rồi chuyển sang ngọt dần và có vị béo tự nhiên của lớp mỡ cá. Không nên sử dụng các loại nước mắm đã bị pha chế lại, dễ làm hỏng ớt khi ngâm.

Hủ thủy tinh bạn rửa sạch với nước, nên cho vào nồi luộc khoảng 5 phút để lúc ngâm ớt phần nước ngâm sẽ trong và ngon hơn so với bạn không luộc qua nước sôi.

Hũ thủy tinh luộc qua nước khoảng 5 phút để ngâm ớt được trắng hơn. Ảnh: Internet

Khi bóc tỏi, thái ớt bên đeo găng tay để sơ chế để không bị ớt bắn vào mắt hay bỏng rát tay. Khi ngâm xong ớt bạn nên rửa tay thật sạch lại với xà bông.

Nếu muốn để ớt ngâm được lâu ngày bạn nên sử dụng các loại muối chuyên dụng để ngâm ớt hoặc các loại muối tinh sẽ giúp ớt để được lâu ngày hơn.

4. Lợi ích khi làm ớt ngâm

Với hũ ớt ngâm bạn có thể sử dụng để sơ chế các món ăn, sử dụng để nấu nướng, pha nước chấm. Ăn kèm với các loại bún, phở, bánh canh .

Ớt có quanh năm nên bạn có thể tận dụng ớt trong vườn của nhà mình để ngâm. Ớt sau khi chín sẽ rất nhanh bị héo nên bạn có thể sử dụng để ngâm ớt ăn dần.

Ớt ngâm có thể bảo quản được lâu ngày. Ảnh: Internet

Ớt ngâm có thể sử dụng trong khoảng thời gian lâu nên sẽ hạn chế được thời gian vào bếp chế biến cho các chị em nội trợ, nếu chị em muốn tiết kiệm thời gian. 

Cách làm ớt ngâm được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn thực hiện món ớt ngâm thành công, nước trong, ớt ngấm và không bị úng. Không cần ra các hàng quán mua ớt ngâm về ăn như trước đây nữa, bạn chỉ cần dành ra 15 phút vào bếp đã có thể chế biến xong món ớt ngâm ngon rồi. 

Phương Lê tổng hợp

2 Cách Làm Món Chân Gà Muối Thơm Ngon, Giòn Rụm Ai Cũng Mê

Nguyên liệu làm chân gà muối theo cách 1

6 cái chân gà

Ớt xanh Trung Quốc, hoa tiêu, đại hồi, vỏ quế, rượu nấu ăn, gừng, đá lạnh

Gia vị: Giấm, muối

Dụng cụ: Muỗng, nồi, tô, hũ đựng thực phẩm

Cách làm chân gà muối theo cách 1

Bước 1 Sơ chế chân gà

Bước 2 Luộc chân gà

Bạn đun sôi nồi nước, rồi cho chân gà đã cắt cùng 2 muỗng cà phê hoa tiêu, 30 – 40ml rượu nấu ăn, 3 – 4 cái đại hồi và 3 – 4 cái vỏ quế vào, luộc tầm 10 phút ở lửa nhỏ thì vớt ra ngay.

Bước 3 Ngâm chân gà

Lưu ý: Nếu bạn muốn giảm độ chua thì chỉ cần pha loãng giấm với nước lọc nha.

Thành phẩm

Chân gà muối sau khi hoàn thành vẫn giữ được màu trắng hồng vô cùng đẹp mắt. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được chân gà giòn rụm, béo ngậy, đậm đà cùng vị cay nồng của ớt xanh. Đảm bảo bạn ăn sẽ ghiền đấy.

Nguyên liệu làm món chân gà muối theo cách 2

1kg chân gà

20g phèn chua

7 cây sả

3 trái ớt hiểm

1 nhánh gừng

½ củ tỏi

Gia vị: Muối, đường, tiêu, giấm trắng, rượu trắng

Cách làm món chân gà muối theo cách 2

Bước 1 Sơ chế các nguyên liệu

Sả sau khi mua về, bạn rửa sạch, cắt bỏ phần lá già và phần gốc, rồi cắt thành các khúc tầm 10 – 15cm sau đó chẻ các khúc sả đó thành các sợi dài.

Gừng sau khi cạo vỏ, bạn rửa sạch rồi đập dập vừa phải.

Với ớt, sau khi rửa sạch, bạn lấy 2 trái lăn qua lại trước khi bỏ đi hạt và cắt lát.

Còn tỏi sau khi bóc vỏ, bạn rửa với nước sạch rồi băm nhỏ.

Bước 2 Sơ chế chân gà

Đầu tiên, bạn cắt bỏ hết móng chân gà sau đó rửa với nước muối loãng chứa ½ nhánh gừng đã đập dập. Tiếp đó bạn ngâm chân gà với nước pha 2 – 3 muỗng muối trong 10 phút sau đó rửa lại với nước sạch.

Bạn chuẩn bị nồi nước với ½ nhánh gừng còn lại và 3 – 4 khúc sả rồi cho chân gà vào luộc, đến khi nước sôi bạn vớt chân gà ra cho vào thau/ tô có nước đá để ngâm tầm 15 phút. Tiếp đó, bạn bỏ đi nước luộc cũ và luộc chân gà thêm lần nữa với nước luộc mới trong khoảng 10 – 15 phút.

Bạn chuẩn bị một thau khác, cho vào tô với tỉ lệ 5g phèn : 1 lít nước lọc rồi cho chân gà vừa luộc vào, sau đó rửa nhẹ nhàng đến khi chân gà hết nhớt thì bạn rửa qua với nước sạch lần nữa là được.

Cuối cùng, bạn xếp chân gà vào hộp rồi để vào ngăn đá tủ lạnh tầm 3 – 4 giờ để giúp chân gà giòn hơn.

Bước 3 Pha nước ngâm chân gà

Để pha được nước ngâm chân gà, trước tiên bạn cho vào nồi 400ml nước, 400ml giấm trắng, 200g đường và 20g muối. Sau đó bắc nồi lên bếp đun với lửa nhỏ, rồi cho thêm vào nồi ½ củ tỏi đã băm nhuyễn, 2 trái ớt đã cắt lát cùng 1 muỗng cà phê hạt tiêu và khuấy đều. Đến khi hỗn hợp sôi lên thì bạn tắt bếp.

Advertisement

Bước 4 Ngâm chân gà

Thành phẩm

Món chân gà muối có đủ các vị chua, cay, giòn giòn vô cùng hấp dẫn, bảo đảm sẽ khiến bạn thích mê đấy.

Cách Làm Tương Ớt Tại Nhà Ngon Cay, Sạch, Bảo Quản Lâu

Tương ớt với vị cay cay luôn tăng thêm phần hấp dẫn, thơm ngon cho món ăn. Tự làm tương ớt tại nhà không quá khó, chỉ cần dành ít thời gian là có ngay tương ớt thơm ngon rồi đấy. Nhiều món ăn cần có thêm tương ớt giúp hương vị món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Nguyên liệu làm tương ớt kiểu truyền thống

Ớt sừng: 400g

Cà chua: 100g

Lê: 50g

Tỏi: 50g

Gia vị: dầu ăn, muối, đường, bột năng, giấm

Cách chọn ớt làm tương ớt cay ngon: Chọn những quả ớt có màu đậm là ớt có vị cay hay ớt trái cong, vỏ mỏng, dài là những trái ớt ngon để làm tương ớt.

Cách chọn cà chua ngon: Chọn những quả hình dáng không tròn đều, hình dáng thuôn dài và cầm chắc tay.

Cách làm tương ớt kiểu truyền thống

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Ớt, cà chua mua về rửa sạch, ngâm trong nước muối tầm 10 phút. sau đó vớt ra, rửa lại với nước lạnh, bỏ cuống, bỏ hạt của ớt và cà chua luôn nha.

Lê rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa. Tỏi lột vỏ, cắt miếng nhỏ.

Bước 2 Luộc nguyên liệu

Bắc lên bếp một nồi nước, đợi nước sôi cho ớt, cà chua, lê, tỏi đã được sơ chế vào luộc 3 phút. Sau 3 phút, tắt bếp, vớt ra cho ráo nước.

Bước 3 Xay tương ớt

Cho ớt, cà chua, lê, tỏi đã luộc vào máy xay, xay nhuyễn.

Bước 4 Nấu tương ớt

Bước 5 Lọc tương ớt

Sau khi hỗn hợp đã nấu 10 phút, tắt bếp để nguội. Tiếp đó, bạn cho hỗn hợp đã nguội qua rây để lọc cặn, bước này sẽ khiến tương ớt của chúng ta ăn được mịn hơn đó.

Thành phẩm

Để bảo quản tương ớt, bạn có thể cho vào chai, đậy nắp kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần, cách này có thể giúp bảo quản tương ớt được khoảng 1 tháng.

Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể cho tương ớt vào ngăn đá tủ lạnh, chia thành từng ô nhỏ để dễ dàng sử dụng. Cách này có thể bảo quản tương ớt được từ 3 – 4 tháng.

Advertisement

Nguyên liệu làm tương ớt chua ngọt

2 trái ớt chỉ thiên

2 trái ớt sừng

5 tép tỏi băm nhuyễn

90g đường

60ml giấm

Muối

Bột bắp

Cách làm tương ớt chua ngọt

Bước 1 Bằm ớt

Ớt mua về bạn rửa sạch, sau đó cắt nhỏ và bằm nhuyễn ớt. Tỏi lột vỏ và băm nhuyễn.

Bước 2 Làm tương ớt

Bạn cho phần ớt và tỏi băm nhuyễn vào chảo, cho thêm 90g đường cát, 60ml giấm, 1 muỗng cà phê muối và 165ml nước vào, bật lửa nấu cho hỗn hợp sôi.

Bạn hòa tan 15g bột bắp cùng 30ml nước, sau đó cho vào hỗn hợp đang nấu sôi và khuấy đều. Đến khi hỗn hợp hòa tan đều và sánh lại thì bạn tắt bếp và để nguội là hoàn thành.

Thành phẩm

Tương ớt chua ngọt có vị đậm đà, chua chua cay cay lạ miệng hấp dẫn. Tương ớt này rất phù hợp để ăn cùng các món chiên nướng.

Tương ớt Huế có hương vị cay nồng của ớt hòa quyện cùng vị chua chua ngọt ngọt của đường và nước mắm ăn cùng với các món như bún, phở hoặc các món nướng thì vô cùng phù hợp.

Tham khảo: Cách làm tương ớt Huế cay nồng đậm vị cực ngon và đơn giản

Tương ớt không sử dụng chất bảo quản và màu nhân nên có màu sắc vô cùng tự nhiên, bắt mắt từ cà chua và ớt. Khi chấm chung bạn sẽ cảm nhận được chua cay vừa đủ, khi chấm cùng sẽ khiến món ăn dậy vị hơn rất nhiều lần.

Lưu ý khi làm tương ớt

Để món tương ớt thêm đậm đà, phần tỏi ớt bạn nên đảo qua sơ với dầu ăn.

Bạn nên loại bỏ hạt ớt trước khi xay để tương ớt được nhuyễn mịn hơn.

Để tương ớt thêm sánh đặc, bạn nên hòa hỗn hợp ớt cùng bột năng và cho vào khi gần xong.

Cách bảo quản tương ớt

Để dùng tương ớt được lâu, bạn nên bảo quản tương ớt trong ngăn mát tủ lạnh, cách này sẽ bảo quản được từ 4 – 6 tháng.

Tương ớt làm xong bạn cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ thường, tuy nhiên cách này chỉ bảo quản được từ 2 – 3 tháng.

Biến Tấu Với Món Chân Giò Heo Ngâm Chua Ngọt, Cả Nhà Ai Cũng Thích Mê

Chân giò heo là một loại thực phẩm rất quen thuộc và được yêu thích nhiều ở mỗi gia đình. Không những vậy, ăn chân giò heo còn mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người.

Theo y học cổ truyền, móng giò lợn có vị ngọt, mặn, nên thường được dùng cho người bị nhọt độc, huyết hư, ít sữa hoặc mất sữa,… Chân giò heo giàu vitamin B, A, Canxi, sắt,… có tác dụng giúp phòng bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất máu,an thần tốt,… Ngoài ra, chân giò heo có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như: Hầm, nấu cháo hoặc chân giò heo ngâm chua ngọt,…

Nguyên liệu

(1 – 2) cái chân giò heo

Cách làm chân giò heo ngâm chua ngọt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chân giò heo sẽ khi rửa sạch với nước thì chặt khúc vừa ăn sau đó cho muối và nước cốt chanh vào trộn đều để giúp cho chân giò được trắng và khử mùi tanh, chờ khoảng 10 phút thì rửa lại lần nữa với nước sạch. Các nguyên liệu: ớt, sả rửa sạch và cắt lát mỏng, gừng có thể cắt lát hoặc cắt sợi đều được.

Bước 2: Luộc chân giò

Cho một cái nồi lên bếp với khoảng nửa nồi nước lọc và cho vào khoảng 1 muỗng canh muối và 1 muỗng cà phê bột ngọt cùng với với một vài lát gừng. Cuối cùng là cho chân giò vào luộc với lửa vừa phải khoảng 20 – 30 phút đến khi lớp da heo chín mềm là được. Sau khi chân giò chín thì vớt ra và cho vào thau đá lạnh để giúp lớp da heo được giòn và trắng hơn.

Lưu ý: Để nhận biết chân giò chín chưa thì bạn hãy dùng chiếc đũa đâm vào lớp da heo nếu đâm thủng thì chân giò đã chín.

Bước 3: Pha nước giấm ngâm

Cho vào nồi 1 chén nước mắm, 3 chén nước lọc, 1 chén giấm, khoảng 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh đường (gia vị nêm có thể tùy theo khẩu vị từng gia đình mà nêm cho thích hợp). Để cho da heo lên màu đẹp thì bạn có thể cho thêm một ít tương ớt vào chung và khuấy cho các gia vị tan hết.

Bước 4: Tiến hành ngâm chân giò

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị bao gồm chân giò, sả, ớt, gừng vào trong hũ đựng và rót nước giấm vừa đun sôi để nguội vào cùng. Sau đó, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 – 2 ngày thì có thể dùng được.

Thành phẩm

Thật đơn giản để có được một món ăn ngon đúng không nào? Lớp da heo giòn sần sật, cay cay kết hợp cùng với vị chua chua ngọt ngọt của giấm và đường sẽ làm cho bạn tăng kích thích vị giác ăn hoài mà không thấy ngán.

Đăng bởi: Thiệp Nguyễn Văn

Từ khoá: Biến tấu với món chân giò heo ngâm chua ngọt, cả nhà ai cũng thích mê

Bánh Đúc Nóng Sài Gòn: Món Quà Vặt Ăn Giờ Nào Cũng Ngon

Đi du lịch Sài Gòn hoặc du lịch miền Tây Nam Bộ, du khách mê bánh đúc nhất định đừng bỏ qua món bánh đúc mặn dân dã, dễ ăn dễ làm nơi đây. Thậm chí du khách cũng có thể tự học cách làm bánh đúc mặn vô cùng đơn giản mà vẫn đảm bảo chuẩn vị.

1. Tìm hiểu về món bánh đúc mặn 

Bánh đúc là một món bánh truyền thống, dân dã của nước ta. Du khách nào có dịp đi du lịch miền Bắc hoặc du lịch miền Trung sẽ được thưởng thức món bánh này với thành phần 100% bột gạo, còn nếu du lịch miền Nam thì bánh đúc có cách biến tấu độc đáo hơn, đó là thêm bột năng. Về hình thức cách làm bánh đúc mặn đều thống nhất chung là làm theo tấm to, khi ăn mới cắt thành từng miếng nhỏ tùy ý.

Về công dụng, bánh đúc không chỉ là một món ăn vặt mà còn có công dụng ăn mát, no nhưng dễ tiêu, giải nhiệt. Tùy vào mỗi địa phương mà sẽ có các cách thưởng thức bánh đúc khác nhau. Ví dụ ở miền Bắc người ta hay ăn bánh đúc chấm tương hoặc ăn với bún riêu cua… Còn ở miền Trung thì lại ăn kèm với mắm tôm, mật mía hoặc các món cá hoặc thịt kho. Ở miền Nam lại đặc biệt chuộng món bánh đúc mặn nhờ có phần nhân kết hợp sẵn bên trong.

2. Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh đúc mặn 2.1. Phần bột bánh

Bột gạo 240g;

Bột năng 100g;

Các loại gia vị: muối, đường;

Nước lạnh: khoảng 500ml;

2.2. Phần nhân bánh

Thịt heo xay: 200g;

Tôm tươi: 200g (nếu có);

Hành lá: 2 nhánh;

Cà rốt: 1 củ;

Sắn cắt hạt lựu: 1 củ;

Hành tím: 3 củ;

Ớt: 1 quả;

Chanh: 1 quả;

Các loại gia vị: hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay, nước mắm, muối.

3. Hướng dẫn cách làm bánh đúc mặn đơn giản

Trong nhiều cách làm bánh đúc thì bánh đúc mặn cần nhiều công đoạn và đòi hỏi thời gian tỉ mẩn nhất định. Để cho ra lò một mẻ bánh đúc mặn chuẩn vị kết hợp nhiều nguyên liệu, bạn có thể làm theo từng bước hướng dẫn sau:

3.1. Sơ chế các nguyên liệu

Gọt vỏ sắn và cà rốt, rửa sạch và bào sợi hoặc thái hạt lựu (tùy ý thích);

Băm nhuyễn 3 củ hành tím, 2 tép tỏi;

Rửa sạch hành lá, thái nhỏ;

Ướp thịt heo xay với 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nước mắm, ½ muỗng bột ngọt, ½ muỗng tiêu xay và ½ muỗng hành tím băm rồi trộn đều, ướp trong 15 phút cho thịt thấm đều gia vị;

Tôm khô (nếu có) rửa sạch và ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút, sau đó cắt nhỏ.

3.2. Cách pha bột làm bánh đúc mặn

Cho 240g bột gạo và 20g bột năng vào tô, thêm 1 muỗng muối rồi trộn đều. Lần lượt cho 300ml nước và liên tục khuấy cho đến khi bột hết vón cục;

Chuẩn bị sẵn 1 khuôn bánh đúc sạch, quét 1 lớp dầu ăn vào đế khuôn để bánh không bị dính;

Khuấy đều phần bột ở trên trước khi đổ vào ⅓ khuôn và đặt vào nồi hấp, đặt thời gian hấp trong 7 phút;

Sau 10 phút mở nắp nồi và đổ thêm ⅓ bột còn lại cho đến khi hết bột, hấp thêm 15 phút nữa để bánh chín hoàn toàn;

Lấy khuôn ra khỏi nồi và đợi bánh nguội bớt.

Mẹo nhận biết bánh đúc chín hay chưa: Dùng một cây tăm cắm vào bánh và rút lên, nếu thấy bột còn bám vào tăm tức là bánh chưa chín, cần hấp thêm.

3.3. Cách làm nhân bánh đúc mặn

Cho dầu ăn vào chảo chống dính. Đun nóng dầu rồi cho tỏi băm và hành tím băm nhỏ vào phi thơm;

Cho phần tôm khô xắt nhỏ vào đảo đều, được khoảng 1 phút thì tiếp tục thêm thịt băm đã ướp vào xào săn lại;

Nêm nếm gia vị cho thịt: ½ muỗng bột nêm, ½ muỗng đường rồi đảo đều để thấm đều gia vị;

Tiếp đến cho các nguyên liệu còn lại gồm: củ sắn, cà rốt, hành lá vào chảo. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn, lưu ý không quá mặn vì bánh đúc mặn còn được ăn kèm với nước mắm.

3.3. Cách làm nước mắm ăn bánh đúc mặn

Vì nhân bánh đúc mặn vốn đã thấm đều gia vị nên bạn có thể cân nhắc làm thêm nước chấm hoặc không. Nếu thích vị đậm đà hơn khi ăn, bạn có thể làm nước chấm theo công thức sau:

Cho vào chén 70ml nước sôi còn nóng;

Thêm vào 1 muỗng đường, 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng giấm (hoặc ½ trái chanh) rồi khuấy đều cho đường tan hết;

Cuối cùng cho phần tỏi ớt đã băm nhỏ vào.

3.4. Hoàn thiện món ăn

Sau khi hấp chín, đợi bánh đúc mặn nguội bớt rồi bạn cho bánh ra đĩa, cắt thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn. Rải đều nhân lên mặt bánh rồi chấm với nước mắm đã làm và thưởng thức.

Lưu ý: Để ngon hơn bạn có thể ăn kèm với cà rốt chua ngọt, rau sống hoặc ít giá sống trụng sơ qua nước.

Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất

Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl

Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác

Đăng bởi: Tuyên Bùi

Từ khoá: Bánh đúc nóng Sài Gòn: Món quà vặt ăn giờ nào cũng ngon

18 Món Ăn Ngon Từ Thịt Vịt Và Cách Làm Đơn Giản Tại Nhà

Vịt om sấu

Vịt om sấu là một trong những món ngon từ vịt mang hương vị đậm đà, thanh ngọt. Vị tươi ngọt của thịt vịt kết hợp với vị chua của sấu hoà cùng chút cay nồng của ớt, sả tạo thành một hương vị vô cùng tuyệt vời. Vịt om sấu được xem là món ăn yêu thích của rất nhiều người.

Nguyên liệu:

1 con vịt khoảng 1.8 – 2 kg ( cho 4 -5 người ăn)

6 – 8 quả sấu

Gia vị: ớt, sả, gừng, hành khô, mùi tàu, nước mắm, muối, hạt tiêu, đường, dầu ăn,…

Cách làm:

Bước 1: Thịt vịt làm sạch, khử mù tanh bằng rượu trắng và gừng. Sấu gọt sạch vỏ và rửa sạch.

Bước 2: Vịt chặt thành miếng nhỏ vừa ăn sau đó đem ướp cùng với nước mắm, muối, tiêu, sả, gừng và hành khô trong 20 phút để thịt ngấm gia vị.

Bước 3: Thịt vịt sau khi ướp cho vào đảo cùng hành, sả đã phi thơm. Đảo thịt đều tay trong vòng 5 phút cho thịt săn lại. Cho sấu đã sửa sạch vào và cho nước vừa ngập thịt để om. Đun vịt trong khoảng 20 phút cho thịt chín đều và ngấm gia vị.

Bước 4: Thịt vịt đã chín, cho thêm mùi tàu thái nhỏ để tăng thêm hương vị.

Măng nhồi thịt vịt

Vịt om sấu

Món măng nhồi thịt vịt có sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu tạo nên nét độc đáo đặc trưng của món ăn. Vị chua của măng, vị ngọt của vịt, vị cay của ớt, vị nồng của rau… Cả thế giới ẩm thực như hòa quyện trong món ăn kích thích vị giác của người thưởng thức.

200gr thịt vịt

500gr măng tươi

1/2 cây hành lá

1 muỗng cà phê hành tím băm

5gr rau răm

10gr bột bắp

Gia vị

Bước 1: Rửa sạch măng và cho vào nồi luộc tới khi sôi thì bỏ ra rửa sạch với nước lạnh rồi lại tiếp tục luộc thêm 2 lần như thế. Sau khi luộc xong, vớt măng ra rổ để ráo nước, dùng dao nhọn khoét rỗng ruột.

Bước 2: Thịt vịt rửa và làm sạch, bỏ da, băm nhỏ.

Bước 3: Rau răm và hành lá rửa sạch, cắt thật nhỏ. Gừng đập dập rồi hòa với một ít nước, chắt lấy nước.

Bước 4: Cho thịt vịt, 2 muỗng canh nước mắm, rượu trắng, bột bắp, tiêu, hạt nêm vào chung một bát. Thêm rau răm, hành lá, tỏi, ớt băm và nước gừng vào, trộn đều.

Bước 5: Nhồi đầy hỗn hợp thịt vừa trộn vào từng cây măng rồi xếp vào nồi hấp, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Chờ măng nguội chút rồi cắt khoanh xếp ra đĩa.

Măng nhồi thịt vịt

Vịt nướng riềng mẻ

Măng nhồi thịt vịt

Giống với vịt nướng bếp than nhưng mỗi món có một mùi thơm đặc trưng riêng, vịt nướng riềng mẻ không chỉ thơm mùi thịt nướng mà nó còn hòa quyện với mùi thơm của giềng, mẻ, mắm tôm khiến món vịt thêm đậm đà hơn.

2 chiếc đùi vịt

90 gram giềng xay

45 gram mẻ

2 – 3 củ hành khô băm nhỏ

2 cây xả thái nhỏ

1 ít mắm tôm

Gia vị nấu ăn bình thường

Cách làm:

Bước 1: Vịt rửa sạch với nước muối, lọc lấy thịt rồi cắt thành những miếng mỏng, sau đó ướp với giềng, mẻ, hành khô, xả, mắm tôm, gia vị trong khoảng 30 phút.

Bước 2: Cho thịt vào vỉ nướng đều tay đến khi thịt chín vàng đều là xong.

Mì vit tiềm

Vịt nướng riềng mẻ

Mì vịt tiềm là món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ ẩm thực Trung Hoa được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Món ăn có sự hòa quyện của thịt vịt cùng các loại thảo mộc như hoa hồi, quế, định hương… tạo nên hương vị đặc trưng thu hút người ăn. Bên cạnh hương vị thơm ngon, món ăn này còn có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe.

500g thịt vịt (đùi hoặc ức)

300g xương heo

80g nấm đông cô

30g thảo mộc (hoa hồi, quế, đinh hương, cam thảo)

300g cải thìa

80ml nước tương

40g bột nêm

80g đường

5g tiêu

Gừng– Rượu trắng– Dầu ăn– Mì trứng

Bước 1: Rửa sạch nấm đông cô và cải thìa. Cắt bỏ gốc nấm và chọn lấy phần gốc cải thìa.

Bước 2: Dùng rượu trắng và gừng để khử mùi của thịt vịt. Ướp vịt với 60ml nước tương, 20g bột nêm, 60g đường, 5g tiêu khoảng 15 phút.

Bước 3: Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào, mở lửa lớn. Khi dầu nóng, nhẹ nhàng thả vịt vào chiên vàng lớp da.

Bước 4: Cắt lấy 4 – 5 lát gừng. Cho gừng cùng thảo mộc vào chảo rang nóng.

Bước 5: Rửa sạch xương heo, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút để xương nhả bọt. Đem bỏ phần nước đó đi.

Bước 6: Đổ 1.5 lít nước sạch cùng gừng, thảo mộc vào nồi xương, đặt lên bếp hầm khoảng 45 phút.

Bước 7: Lược lấy nước dùng. Sử dụng phần nước dùng đó, tiếp tục hầm với thịt vịt, nấm đông cô khoảng 45 nữa, nêm thêm 20ml nước tương, 20g bột nêm, 20g đường rồi tắt bếp.Trong lúc nấu nước dùng, trụng sơ cải thìa khoảng 1 phút rồi vớt ra.

Bước 8: Trụng mì trứng qua nước sôi khoảng 2 phút để mì mềm. Dọn mì, cải thìa ra tô, dùng chung với mì vịt tiềm.

Cà ri vịt

Mì vit tiềm

Cà ri vịt xiêm là một món ăn ngon, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Với sự kết hợp của vị ngọt thanh từ khoai tây, vị nồng thơm của hành tây quyện với thịt vịt đậm đà, nước dừa béo ngậy và mùi thơm của cà ri, sả sẽ tạo nên một món ăn rất hấp dẫn và lạ miệng.

Vịt xiêm: 1kg

Khoai tây: 3 củ

Hành tây: 2 củ

Cà rốt: 2 củ

Bột cà ri: 1 gói

Sả, ớt tươi, hành khô, tỏi khô, hoa hồi

Gia vị: Bột canh, hạt nêm, nước dừa, dầu ăn, mì chính, hạt tiêu

Ngò gai, rau mùi

Bước 1: Thịt vịt làm sạch, chặt thành miếng cỡ ba ngón tay chụm lại. Ướp thịt vịt với bột cà ri, muối, bột quế, tiêu, sả ớt băm rồi sóc đều, để khoảng 30 phút cho ngấm đều gia vị.

Bước 2: Khoai tây, cà rốt, hành tây gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, ngâm nước muối pha loãng cho ra bớt chất nhựa. Vớt ra để ráo.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp nấu, đổ 2 muỗng dầu ăn cho nóng sau đó cho tỏi và sả băm vào phi thơm rồi cho tiếp nửa gói bột cà ri vào để tạo màu (nếu không có hạt điều màu). Sau đó cho vịt đã ướp sẵn và đun khoảng 10 phút cho săn thịt lại.

Bước 4: Khi thịt đã chín tiếp tục đổ khoai tây, hành tây và cà rốt vào, đổ một ít nước và nêm gia vị cho vừa ăn sau đó để lửa nhỏ để thức ăn được ngấm gia vị đậm đà.

Bước 5: Khi nước sôi, tắt bếp và mở vung ra để hành tây không bị nát. Cho thêm rau thơm vào và múc ra tô để thưởng thức.

Cà ri vịt

Vịt Roti

Cà ri vịt

Vịt rô ti nước dừa là món ăn rất hấp dẫn và đưa cơm. Với cách làm đơn giản chỉ cần xử lý sạch mùi hôi của thịt vịt rồi ướp cùng hỗn hợp gia vị và xốt tạo mùi thơm hấp dẫn, sau đó chiên sơ cho thịt săn lại rồi rót thêm nước dừa, đun đến cạn là bạn đã có ngay một món ăn vô cùng thơm ngon, khó cưỡng.

Vịt: 1/2 con vịt

Lá nguyệt quế khô: 2 lá

Ngũ vị hương: 1 muỗng

Gừng: 1 củ

Xì dầu: 2 muỗng

Dầu hào: 2 muỗng

Tỏi: 1 củ

Hành tím khô: 3 củ

Hoa hồi: 2 bông

Nước dừa: 1 quả

Ớt bột: 1 muỗng

Các gia vị cơ bản: Đường, muối, nước mắm, tiêu…

Bước 1: Vịt rửa sạch, ướp tất cả gia vị phía trên vào vịt. Để 3 tiếng cho vịt thật ngấm.

Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 3 muỗng canh dầu. Chờ dầu hơi nóng, cho thịt vào chiên với lửa nhỏ.

Bước 3: Khi thấy phần da và thịt có màu vàng thì cho hết nước ướp thịt và nước dừa tươi vào, hạ lửa, hầm cho đến khi nước sánh, thịt vịt có màu nâu sậm là được.

Bước 4: Xếp xà lách, cà chua và dưa leo ra xung quanh đĩa, sau đó chặt thịt vịt rô ti thành từng lát, xếp lên cho hấp dẫn.

Vịt đút lò

Vịt Roti

Thịt vịt trước khi đút lò đã được chiên rán nên lớp da vịt săn lại rất ngon. Sau đó đem nướng trong lò khiến phần thịt mềm, ngậy và thơm nức hương vị của các loại gia vị đi kèm. Cách làm thịt vịt đút lò này chắc chắn sẽ giúp cho thực đơn của bạn thêm đa dạng, không kém phần hấp dẫn và lạ miệng.

1 con vit chừng 1 kg

1 củ hành tây to đem thái hạt lựu

1 chén mận khô, 5 lá nguyêt quế

Gia vị: muối, hạt tiêu, dầu ăn

Bước 1: Thịt vịt làm sạch sẽ sẽ, thấm khô bằng khăn giấy, chặt thành các miếng nhỏ tuổi. P.hần nhiều xương như lưng, cổ bạn cũng tồn tại thể có bạn dạng lĩnh còn lại để hầm lấy hoặc được nấu canh hoặc tùy ý.

Bước 2: Làm nóng dầu trong 1 cái chảo gang. Cho thịt vịt ando chiên cho tới khi andng giòn mỗi bên mặt thịt. Nêm ít muối bột and hạt tiêu. Sau đó, để lá nguyệt quế, củ hành tây and mận khô.

Bước 3: Đậy nắp vung lại and đặt chảo thịt vịt sang 1 bên. Làm nóng lò vi sóng bật chế độ nướng ở độ ẩm 350oF. Sau đó đặt nồi thịt vịt ando trong lò and nấu trong 1 giờ. Sau đó, bạn chỉ cần hưởng thụ thịt vịt đút lò cùng với cơm trắng thôi.

Vịt đút lò

Vịt nấu chao

Vịt đút lò

Vịt nấu chao là món ăn có nguồn gốc từ miền Tây. Món ăn này thường được chế biến vào những dịp cuối tuần gia đình, bạn bè sum họp. Nếu đã từng thưởng thức qua, chắc hẳn bạn sẽ khó lòng quên được hương thơm đặc trưng của chao hòa cùng vị bùi của khoai môn và vị béo ngậy của từng miếng thịt vịt. Món ăn này thường được dùng kèm với cơm nóng hoặc bún và các loại rau sống ăn kèm tùy theo sở thích cá nhân

1/4 con vịt (khoảng 600gr)

0.5 kg bún tươi

1 bó rau muống

1 trái dừa xiêm

1 củ khoai môn (300gr)

Các loại gia vị: chao đỏ, tỏi, hành củ, ớt, gừng, hành lá, rượu trắng, muối, mì chính, đường, tiêu, chanh.

Bước 1: Bắc chảo lên bếp, dầu nóng cho khoai môn vào chiên sơ 2 mặt sau đó cho ra đĩa để riêng.

Bước 2: Cũng chảo dầu ở trên, cho chỗ hành, tỏi bằm còn lại vào phi thơm. Sau đó cho vịt đã ướp ở trên vào xào săn lại.

Bước 3: Thịt vịt đã săn lại, cho nước dừa vào cho ngập thịt nấu nhỏ lửa cho đến khi vịt chín mềm, khoảng 15 phút là vịt chín.

Bước 4: Trong lúc đợi vịt chín thì chúng ta đi pha nước chấm chao. Lấy 2 viên chao đỏ cho vào bát, thêm 1/2 thìa đường, chút nước cốt chanh, dùng thìa tán nhuyễn chao sau đó cho ít tỏi, ớt bằm nhỏ, nêm nếm cho vừa miệng.

Bước 5: Vịt chín, cho khoai môn đã chiên sơ ở trên vào tiếp tục đun, đến khi khoai chín mềm, nêm nếm cho vừa miệng là được.

Vịt nướng chao

Vịt nấu chao

Vịt nướng vốn dĩ là một món ăn bổ dưỡng và vô cùng ngon miệng. Khi cho thêm chút chao vào ướp và rưới lên khi nướng, miếng thịt vịt lại càng trở nên hấp dẫn hơn.

Vịt: 1 con

Chao: 4 viên

Hành tím: 5 củ

Chanh: 2 quả

Gừng: 1 củ

Gia vị: tiêu, đường, muối, sa tế, dầu điều, bột ngọt, hạt nêm…

Rau củ ăn kèm: rau sống, dưa leo, đậu bắp

Bước 1: Cho tỏi băm, hành tím đã được sơ chế cùng 1 muỗng cà phê đường, 1muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê dầu điều, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê sa tế vào bát đựng chao rồi trộn đều cho đến khi các nguyên liệu quyện vào nhau và đường tan hết.

Bước 2: Đổ 2/3 hỗn hợp ở bước 1 vào âu đựng thịt vịt. Trộn đều rồi đợi khoảng 45 phút đến 1 tiếng để các gia vị đủ thời gian ngấm sâu vào từng thớ thịt.

Bước 3: Chuẩn bị một bếp than hoa rồi đặt những miếng thịt vịt đã được ướp thấm đều gia vị lên nướng chín.

Vịt rang me

Vịt nướng chao

Vịt rang me là món ăn vô cùng hấp dẫn lại có cách làm đơn giản, vị chua của me hòa với vị ngọt của vịt sẽ làm bạn ăn hoài mà không chán.

1 con vịt

2 muỗng canh sốt me

Hành lá, hành củ, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu

Gia vị nấu bình thường

Cách làm:

Bước 1:Vịt rửa sạch với nước muối rồi chặt miếng vừa ăn, sau đó ướp với muối, mì chính, sốt me, hạt tiêu trong khoảng 30 phút.

Bước 2: Hành củ, ớt, tỏi băm nhỏ.

Bước 3: Đun nóng dầu, phi tỏi cho thơm rồi cho vịt vào xào cùng ớt, hành củ đến khi săn thì cho 1/2 bát nước lọc vào đun đến khi cạn nước, sau đó cho hành lá thái nhỏ đảo lên rồi tắt bếp.

Vịt om me

Vịt rang me

Hòa quyện với các gia vị cùng mùi thơm của hành, tỏi, gừng, vịt om me sẽ là món ăn phù hợp cho những ngày nghỉ cuối tuần cùng gia đình của bạn đấy.

Đùi vịt

Me cô đặc

Xì dầu

Đường

Ketchup

Bột năng

Hành, tỏi, gừng

Cách làm:

Bước 1: Thịt vịt rửa sạch với nước muối để ráo sau đó cho vào ướp với 1 ít xì dầu khoảng 30 phút.

Bước 2: Vịt nướng xong cho vào rán vàng đều rồi cho vịt vào nồi nấu với 1 ít nước cùng ít muối và gừng đã đập nát. Đun đến khi gần cạn bếp thì lấy vịt ra đĩa, giữ lại nước.

Bước 3: Me hòa với ít nước nóng rồi lọc bỏ bã.

Bước 4: Hành, tỏi băm nhỏ phi thơm. Cho ít cốt me, đường, xì dầu, ketchup vào nồi nước luộc vịt rồi đun lên.

Bước 5: Cho 2 thìa nước lạnh hòa tan với bột năng vào nồi nước đang nấu đến khi sốt sánh lại thì tắt bếp.

Bước 6: Vịt đã để ra đĩa ta đổ sốt lên rắc hành lá đã băm nhỏ lên là hoàn thành.

Vịt xào cay

Vịt om me

Dù ngày nắng hay mưa thì mùi thơm của hành, vị cay của ớt, vị ngọt của vịt sẽ làm bạn mê mẩn không thôi.

500 gram thịt vịt quay

100 gram hành tây

200 gram ớt chuông đỏ và xanh

2 thìa cà phê dầu hào

1 thìa cà phê sa tế

2 thìa cà phê tương ớt, hành củ băm nhỏ

Cách làm:

Bước 1: Thịt vịt lọc bỏ xương thái miếng nhỏ rồi ướp với tương ớt, dầu hào, sa tế trong khoảng 15 – 20 phút.

Bước 2: Hành tây xắt miếng vừa ăn, ớt bỏ hạt thái miếng vừa.

Bước 3: Bắc chảo cho hành phi thơm rồi cho vịt vào đảo đến khi săn thì cho ớt, hành tây vào xào lên và nêm lại gia vị, nấu đến khi chín là xong.

Bún vịt xáo măng

1 con vịt

1,2 kg bún

450 gram măng tươi

500 gram xương gà

1 vài lát gừng

1 ít nước mắm, hạt nêm

Các loại rau mùi, mùi tàu, hành khô, hành lá, xà lách

Cách làm:

Bước 1: Vịt cho chà sát kĩ với muối và gừng để khử mùi rồi đem luộc chín, để nguội rồi đem chặt miếng vừa ăn.

Bước 2: Măng thái mỏng luộc 2 lần với 1 ít muối rồi vớt ra để ráo.

Bước 3: Cho măng vào xào lên với hành khô rồi nêm gia vị. Đun cho măng ngấm gia vị thì tắt bếp.

Bước 4: Xương gà hầm với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút rồi lọc lấy phần nước trong ra 1 nồi khác rồi nấu.

Bước 5: Cho măng vào nồi nước dùng đun đến khi sôi thì tắt bếp.

Bước 6: Lấy bún ra tô, cho mấy miếng thịt vịt lên, rắc hành mùi tàu đã cắt nhỏ rồi chan nước và măng vào tô.

Vịt kho bia

Bún vịt xáo măng

Việc sử dụng bia giúp miếng thịt mềm và thơm lại còn khử được mùi tanh. Món ăn có hương vị đặc trưng riêng béo ngậy lại ngọt ngon nên cực kì hấp dẫn.

500 gram thịt vịt

1 củ gừng thái sợi

1 lon bia

50 ml rượu vang đỏ

25 gram hành lá cắt khúc

1 quả ớt thái lát

1 muỗng canh nước mắm

1 muỗng canh nước tương

5 – 6 nhánh tỏi băm nhuyễn

1 muỗng canh dầu hào

1 thìa cà phê hạt tiêu

1 ít nước màu

Cách làm:

Bước 1: Vịt chà sát kĩ với nước muối loãng rồi đem luộc qua sau đó vớt ra rửa với nước lạnh rồi chặt miếng vừa ăn.

Bước 2: Bắc chảo cho ít dầu, đợi dầu nóng thì cho hành, tỏi, gừng vào xào thơm thì cho vịt vào xào thơm cho đến khi thịt vịt săn lại thì cho bia, tất cả gia vị vào kho với lửa vừa.

Bước 3: Khi thịt có màu nâu sậm thì tắt bếp, cho ớt vào trộn đều là xong.

Vịt nướng bếp than

Vịt kho bia

Món vịt hấp dẫn những ngày đông, vịt nướng sẽ có vị hoàn toàn khác những món hấp, luộc, xào, da vịt giòn, dai, phần thịt chín mềm, ngọt sẽ kích thích hết các giác quan của bạn.

1 con vịt

2 củ hành tím

3 củ sả

Giềng, tỏi mỗi thứ 1 củ

1 ít me sa tế và gia vị khi nấu ăn

Cách làm:

Bước 1: Vịt rửa sạch, xát với muối để bớt hôi rồi để ráo.

Bước 2: Cho hỗn hợp sa tế, mẻ, hạt tiêu, đường, nước mắm với giềng tỏi, hành giã nhuyễn, sả thái nhỏ trộn đều rồi ướp lên con vịt để trong khoảng 30 phút.

Bước 3: Kẹp vịt vào vỉ rồi đem nướng đều tay, thỉnh thoảng quét 1 lớp dầu ăn cho vịt bớt khô. Nướng đến khi chín là xong.

Nộm vịt

Vịt nướng bếp than

Với món nộm vịt chua ngọt, thanh mát kết hợp các gia vị sẽ giúp bữa ăn gia đình bạn thêm hấp dẫn.

250 gram thịt vịt đã bỏ xương

3 củ sả

3 – 4 củ tỏi

2 quả ớt

1 ít gia vị đường, chanh, rau mùi, vừng, rượu, gừng

Cách làm:

Bước 1: Sả ớt thái khoanh, tỏi băm nhỏ, gừng cắt lát, rau mùi thái nhỏ rồi trộn với sả, ớt, tỏi.

Bước 2: Thịt vịt chà kĩ với nước pha rượu và gừng rồi rửa lại nước sạch cho bớt mùi rồi đem luộc với 1 củ sả. Khi chín thì đem thái mỏng.

Bước 3: Cho gia vị, chanh, đường, thịt vịt, hỗn hợp mùi, sả, ớt, tỏi lên rồi rắc hạt vừng là hoàn thành.

Vịt xào gừng

1 con vịt

2 nhánh gừng

4 – 5 nhánh tỏi

5 củ hành khô

3 – 4 quả ớt khô

1 ít hành lá, nước mắm,đường, hạt tiêu, hạt nêm, rượu trắng

Cách làm:

Bước 1: Nước pha rượu với gừng đã thái nhỏ rồi chà sát con vịt cho khử mùi hôi rồi chặt thành những miếng nhỏ.

Bước 2: Tỏi, gừng, ớt hành lá thái nhỏ rồi đem ướp vịt với 1/2 tỏi, 1/2 gừng, 1/2 hành, đường, hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu và trộn đều lên để khoảng 20 phút.

Bước 3: Phi thơm số hành, tỏi, gừng còn lại đến khi thơm thì cho thịt vịt vào xào đến khi thịt săn lại ta cho 1 ít nước vào rồi xào đến khi gần cạn thì cho gia vị hành lá vào đảo qua.

Vịt hầm hạt sen

Một con vịt (1,2-1,5kg)

200g hạt sen tươi

200g thịt nạc dăm xay nhỏ

50g mộc nhĩ, nấm hương

Hành khô

Gia vị: muối, tiêu

Bước 1: Hạt sen tươi rửa sạch, dùng cối xay khô của máy xay sinh tố, xay nhỏ 100g hạt sen. Phần còn lại để nguyên hạt.Làm sạch vịt, xát muối và gừng để khử mùi. Chặt phần đầu cổ, chân để riêng. Phần này bạn có thể dùng để nấu canh với khoai sọ, măng hay sấu.

Bước 2: Mộc nhĩ, nấm hương ngâm mềm, rửa sạch, hành khô bóc vỏ. Tất cả bằm nhuyễn.Trộn đều thịt xay, hạt sen xay, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô với 2 thìa café bột canh.

Bước 3: Vịt sau khi làm sạch, xát gia vị khắp mình vịt, để chừng 30 phút cho thấm.Nhồi phần nhân vào trong bụng vịt.

Bước 4: Xếp vịt vào nồi, chế vào 1 bát con nước và 1 thìa café bột canh. Bắc lên bếp đun sôi thì giảm lửa hầm vịt cho đến khi thịt mềm.Khi thịt đã chín mềm, cho nốt phần hạt sen tươi còn lại vào nồi

Bước 5: Đun thêm chừng 10-15 phút là hạt sen chín mềm, bở tơi mà không bị nát. Lúc này món ăn đã hoàn thành.

Đăng bởi: Như Quỳnh

Từ khoá: 18 món ăn ngon từ thịt vịt và cách làm đơn giản tại nhà

Cập nhật thông tin chi tiết về 2 Cách Làm Ớt Ngâm Ăn Kèm Món Gì Cũng Ngon trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!