Bạn đang xem bài viết 4 Cách Làm Trân Châu Đen Tại Nhà Mềm Dẻo, Dai Ngon, Không Dính được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyên liệu làm trân châu đen dai bằng bột ca cao
140g bột năng
20g bột gạo
5g bột cacao
20g đường
Cách làm trân châu đen dai bằng bột ca caoBước 1 Trộn bột
Cho bột năng và bột gạo vào chung trong tô, trộn đều, múc ra khoảng 2 muỗng bột đã trộn để làm bột áo. Tiếp theo cho bột cacao và đường vào phần bột còn lại, trộn đều.
Cho nồi nước lên bếp nấu sôi, khi nước sôi thì cho từng chút một vào hỗn hợp bột, vừa cho nước vào vừa trộn đều bột. Dùng muỗng để trộn cho bột nguội bớt.
Bước 2 Nhào và nặn bột
Khi bột đã nguội bớt thì dùng tay nhào bột, nhào cho bột thành một khối mịn và dẻo. Nếu thấy bột còn ướt thì thêm một ít bột áo vào nhào cho đến khi bột thật mịn.
Nặn bột, vo thành hình tròn và nhỏ. Rải và xoa thêm bột áo vào bên ngoài cho trân châu không bị dính vào nhau.
Bước 3 Luộc trân châu
Bắc nồi nước lên bếp nấu sôi, cho trân châu vào luộc, đảo nhẹ để cho trân châu không dính vào nhau.
Khi thấy trân châu nổi lên trên thì nấu sôi thêm 4 phút nữa, vớt trân châu ra cho vào bát nước nguội.
Bước 4 Thành phẩm
Trân châu dai dẻo, màu đen óng ánh, trân châu có mùi thơm của đường đen rất hấp dẫn.
Nguyên liệu làm trân châu đen bằng milo, bột năng
20g bột nếp
60g bột năng
20g bột cacao
Cách làm trân châu đen bằng milo, bột năngBước 1 Trộn và nhào bột
Cho 3 loại bột vào thau và trộn đều lên
Lưu ý: Để riêng một phần bột năng ra để làm lớp áo bột cho hạt trân châu milo
Chế nước sôi vào hỗn hợp bột trên và đảo đều, cho đến khi nguội bớt thì dùng tay nhào nặn và tạo thành một hỗn hợp hòa quyện dẻo.
Mẹo hay: Bạn nên rắc một chút bột lên mặt bàn phẳng và tay để tránh bị bột dính vào
Bước 2 Nặn trân châu
Dùng tay nặn hỗn hợp bột trên thành các hạt trân châu có kích thước nhỏ hoặc vừa miệng ăn.
Lưu ý: Nên rải chút bột qua các hạt trân châu để tách các hạt ra với nhau, tránh để chúng dính quyện vào.
Bước 3 Nấu trân châu
Nấu nồi nước sôi rồi cho các hạt trân châu mới tạo vào luộc trong vòng 20 phút. Trong quá trình luộc có thể đảo qua vài lần để các hạt không bị dính vào nhau.
Luộc cho đến khi các hạt trân châu chín thì vớt trân châu ra ngâm với nước lạnh hoặc ngâm với nước đường lạnh mà bạn đã pha trước để hạt trân châu milo ngọt hơn.
Bước 4 Thành phẩm
Trân châu có màu nâu bắt mắt của milo, dai giòn ăn rất thích. Bạn có thể kết hợp trân châu với trà sữa hoặc các món chè khác nhau.
Nguyên liệu làm trân châu đen bằng bột năng, cà phê
100g bột năng
10g bột cà phê đen hoặc 2 gói cà phê hòa tan
20g đường
70 ml nước đun sôi
Cách làm trân châu đen bằng bột năng, cà phêBước 1 Nhào bột
Đầu tiền, bạn cho 3 nguyên liệu bột năng, bột cà phê đen, đường vào 1 cái âu sạch. Sau đó, chế từ từ nước nóng vào và dùng muỗng trộn đều lên.
Đợi nước bớt nóng, bạn dùng tay trực tiếp nhồi khối bột cho dẻo dai và mịn màng.
Bước 2 Tạo hình trân châu
Khi bột đã min, bạn ngắt khối bột thành từng viên nhỏ cỡ 1 cm, vo lại cho tròn như viên trân châu.
Bước 3 Nấu trân châu
Bắc nồi lớn lên bếp, đun nóng 2 lít nước sạch nấu sôi. Sau đó, thả từ từ các viên trân châu vị cà phê vào nồi để luộc. Bạn luộc trân châu khoảng 20 – 22 phút là chín và thạch nổi lên mặt nước.
Dùng vợt vớt trân châu ra tô nước đá lạnh ngâm cho săn lại. Đến khi chúng không còn dính nhau nữa thì bạn vớt ra, để ráo nước, rồi cho vào tô sạch.
Mẹo hay: Để tạo độ ngọt, bạn có thể ngâm trân châu cafe với ít siro hương vị tùy thích nha.
Bước 4 Thành phẩm
Nguyên liệu làm trân châu đen bằng bột mì
Bột mì 200g
Bột cà phê hòa tan 50g
Đường nâu 50g
Bột ca cao 1 muỗng cà phê
Nước 250ml
Cách làm trân châu đen bằng bột mìBước 1 Trộn bột
Bạn hãy bắt 1 cái nồi lên bếp, cho 50g đường nâu và một ít nước, nấu cho đường tan hết. Sau đó bạn hãy cho 200g bột mì, 50g bột cà phê hòa tan, 1 muỗng cà phê bột ca cao và nước đường nâu vừa nấu vào 1 cái tô lớn.
Bước 2 Tạo hình trân châu
Sau đó, bạn cho từ từ 250ml nước nóng vào hỗn hợp bột, vừa đổ nước vừa trộn bột thật đều. Bạn hãy chờ cho bột hơi nguội một chút rồi nhồi bột cho đến bột thành 1 khối dẻo mịn và có thể vo tròn là được.
Kế đến, bạn hãy vo bột thành từng viên tròn nhỏ, kích thước tùy theo ý thích của bạn. Nhưng bạn đừng vo viên quá lớn vì luộc sẽ rất khó chín.
Advertisement
Bước 3 Luộc trân châu
Sau đó tắt bếp, đậy nắp lại và ủ thêm 5 phút nữa.
Bước 4 Thành phẩm
Cách Làm Kẹo Chuối Dẻo Thơm, Dai Ngon Hết Ý
Cách làm kẹo chuối, bí quyết làm kẹo chuối giữ nguyên được mùi vị tự nhiên mà vẫn đạt được độ dẻo dai, thơm ngon không kém gì các dây chuyền hiện đại sẽ được bật mí ngay sau đây. Nguyên liệu và các bước tiến hành làm kẹo chuối bao gồm.
MГіn kбє№o chuб»‘i tб»± lГ m ngГ y tбєЎi nhГ
Nguyên liệu làm kẹo chuối
Chuối chín: 7 – 10 trái
Dứa chín: 1 quả
Nước cốt chanh tươi: 30 ml
Đường kính: 200 gram
Gừng tươi: 1 củ
Lạc rang: 200 gram
Bơ thực vật: 30 gram
Dừa tươi nạo sợi: 10 gram
Chuối chín để làm kẹo chuối
Cách làm kẹo chuối Bước 1: Chuẩn bị chuối và các nguyên liệu khácChuối chín: Lột sạch phần vỏ và tưới bỏ chỉ của quả chuối chín. Cho chuối ra hong nắng từ 1 – 2 giờ cho chuối hơi se lại. Cuối cùng, bạn dùng dao và thái chuối cho thật nhỏ. Ở công đoạn này, bạn có thể dùng dao băm.
Các nguyên liệu khác: Gừng tươi gọt sạch vỏ rồi thái sợi. Dứa cắt mắt, bỏ lõi sau đó cũng đem băm nhuyễn. Lạc sau khi rang chín bạn đem chà bỏ vỏ rồi giã dập.
Dứa và chuối đã được bỏ vỏ và thái nhỏ
Bước 2: Sên kẹo chuối lần 1Trước khi đem kẹo chuối vào sên lần 1, bạn trộn hỗn hợp chuối + dứa băm nhỏ với nước cốt chanh và đường kính trắng cho thật kỹ. Tiếp theo, cho thành phẩm đã thu được vào nồi và đặt lên bếp. Tiến hành sên kẹo với lửa nhỏ.
Sên đều tay, liên tục phần kẹo trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút. Lúc này, kẹo chuối sẽ ở dạng hơi sền sệt. Bạn vẫn tiếp tục khuấy kỹ và đều tay để đảm bảo kẹo chuối không bị cháy, nhất là ở đáy nồi.
Tiến hình sên kẹo chuối lần 1
Bước 3: Sên kẹo chuối lần 2Sau khoảng thời gian trên, bạn tắt bếp và để nồi kẹo nghỉ trong vòng 5 phút. Lúc này, bạn vẫn tiếp tục khuấy đều kẹo. Hết thời gian nghỉ, bạn tiếp tục sên cho tới khi hỗn hợp sệt đặc lại.
Khi thấy hỗn hợp kẹo đã trở thành một khối dẻo mịn, không bám dính vào thành nồi và đáy nồi nữa thì bạn cho phần lạc rang giã dập + dừa tươi nạo sợi + gừng tươi + bơ thực vật vào khuấy đều kỹ. Tiếp tục sên thêm chừng 10 phút nữa thì tắt bếp.
Tiến hình sên kẹo chuối lần 2
Bước 4: Hoàn thiện món kẹo chuốiChuẩn bị khay làm kẹo theo những hình khối mà bạn yêu thích. Lót một lớp màng bọc thực phẩm xuống dưới đáy khay sao cho kẹo không bị dính vào. Từ từ trút hỗn hợp kẹo đã nấu xong vào khuôn.
Đổ khuôn kẹo xong, bạn lại dùng màng bọc thực phẩm gói kín kẹo lại. Chờ cho kẹo nguội hẳn, bạn cho khuôn kẹo vào trong ngăn mát tủ lạnh cho kẹo cứng. Độ cứng/dẻo của kẹo sẽ phụ thuộc vào thời gian trong tủ lạnh mà bạn cất giữ.
Thành phẩm món kẹo chuối sau khi thực hiện xong
Yêu cầu của món kẹo chuối sau khi thực hiệnMàu sắc: Kẹo chuối sau khi hoàn thiện có màu nâu sậm hoặc nâu vàng tự nhiên. Nếu kẹo chuối quá đen hoặc màu sáng thì tức là chưa đạt yêu cầu.
Mùi vị: Kẹo chuối cần có được độ dai vừa phải, dẻo mà không dính. Khi thưởng thức, kẹo chuối mang tới vị ngọt thanh, có mùi thơm đặc trưng của dứa và chuối; độ giòn của lạc rang.
Cách bảo quản kẹo chuốiSau khi lấy từ tủ lạnh ra ngoài, bạn có thể cắt kẹo chuối thành những viên kẹo nhỏ rồi gói lại bằng màng bọc thực phẩm. Bảo quản kẹo chuối trong lọ kín và sử dụng từ 5 – 7 ngày ở điều kiện nhiệt độ khô ráo, thoáng mát. Nếu muốn để lâu hơn, bạn cất giữ kẹo chuối trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm kẹo chuối, công thức làm kẹo chuối được áp dụng nhiều nhất là khi Tết đến. Tuy nhiên khi đã nằm lòng bí quyết trong tay, bạn có thể xuống bếp và thực hiện làm món kẹo chuối bất cứ lúc nào bạn thích.
Đăng bởi: Tài Nguyễn Đức
Từ khoá: Cách làm kẹo chuối dẻo thơm, dai ngon hết ý
Công Thức Cách Làm Trân Châu Hoàng Kim
Dai giòn sật sật, ngọt ngào ấn tượng, hợp với nhiều đồ uống, lại có màu vàng ươm đẹp mắt – trân châu hoàng kim thực sự là một loại topping “gây nghiện”
Trân châu hoàng kim là gì?Trân châu hoàng kim cũng có hình dạng và kết cấu giống trân châu đen truyền thống, tuy nhiên điểm làm nên sự khác biệt chính là màu vàng óng ánh đầy hấp dẫn, đúng như cái tên “hoàng kim”.
Trân châu hoàng kim được cho là một biến tấu hiện đại của trân châu truyền thống, xuất hiện tại Đài Loan, Singapore, sau đó dần trở nên phổ biến tại các quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam.
Cách làm trân châu hoàng kim không quá phức tạp, loại topping này cũng dễ kết hợp với các món trà sữa, trà trái cây đa dạng, vì thế nó xuất hiện rất nhiều trong menu của các thương hiệu trà sữa nổi tiếng.
Trân châu hoàng kim có vị ngọt hơn trân châu thường một chút, phù hợp với các loại trà sữa có vị trà mạnh, đậm đà như hồng trà sữa, trà sữa ô long rang, hoặc các loại trà có vị chua nổi bật như trà chanh, trà chanh dây, trà kiwi, trà đào. Hay chỉ đơn giản sữa tươi thêm trân châu hoàng kim cũng rất ngon.
Cách làm trân châu hoàng kimĐể làm trân châu hoàng kim, bạn cần những nguyên liệu cơ bản là bột năng, đường nâu, nước, mật ong. Bột năng tạo nên độ dẻo dai, trong suốt, là thành phần không thể thiếu. còn đường nâu và mật ong chính là bí quyết tạo nên lớp vỏ ngoài óng ánh và ngọt ngào.
Chuẩn bị nguyên liệu:
100g bột năng
170g đường nâu
950ml nước
30ml mật ong
Các bước thực hiện
Bước 1: Cho 800ml nước và 70g đường nâu vào nồi, khuấy đều và đun lửa nhỏ đến khi sôi nhẹ.
Bước 2: Cho 70ml nước đường vừa đun vào 100g bột năng, vừa đổ vừa nhào để bột dẻo. Nếu bột Cho thêm 10ml mật ong vào bột, nhào đều đến khi được một khối bột nhuyễn mịn.
Bước 3: Xoa một chút bột khô lên tay, nặn bột dẻo thành từng viên trân châu nhỏ bằng khoảng đầu ngón tay út.
Bước 4: Làm sôi lại phần nước đường nâu, thả viên trân châu vào nấu đến khi nổi lên, có màu vàng óng.
Bước 5: Chuẩn bị sẵn một âu nước lạnh, vớt trân châu ra và thả ngay vào âu, ngâm trong 5 phút để các viên không bị dính vào nhau và tạo độ giòn dai cho thành phẩm.
Bước 6: Hòa tan 150ml nước, 100g đường nâu, 20ml mật ong, vớt trân châu ra khỏi âu và cho vào hỗn hợp nước đường mật ong này.
Trân châu hoàng kim để nguội có thể dùng trong 8 giờ, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì bạn nên dùng nhanh trong 1 ngày để trân châu không bị cứng.
Cách pha hồng trà sữa trân châu hoàng kim
Nguyên liệu:
5g hồng trà cánh rời loại ngon
150ml nước nóng
20g bột kem sữa Kievit
20g đường
150g đá viên
Topping trân châu hoàng kim
Cách pha chế:
Ngâm trà với 150ml nước nóng trong khoảng 10 phút, lọc bã lấy cốt trà.
Cho cốt trà cũng các nguyên liệu vào bình lắc, hòa tan, thêm đá viên, đậy nắp bình và lắc khoảng 10-15 lần.
Cho trân châu vào ly, đổ trà sữa lên trên là hoàn thành.
Đăng bởi: Chúa Nguyễn
Từ khoá: Công thức cách làm Trân Châu Hoàng Kim
Cách Làm Bánh Ít Trần Nhân Tôm Thịt Và Đậu Xanh Ngon, Dẻo Mềm
Nguyên liệu làm bánh ít trần nhân tôm thịt
200gr bột nếp
25gr bột gạo
25gr bột bắp
1 chén đậu xanh
300gr thịt băm
100gr tôm
100gr mộc nhĩ
25gr tôm khô
200ml nước cốt dừa
25ml sữa tươi không đường
Hành tím, hành lá, tỏi, ớt
Gia vị: đường, muối, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, tiêu
Cách làm bánh ít trần nhân tôm thịtBước 1 Sơ chế nguyên liệu
100gr tôm sau khi mua về thịt bạn bóc vỏ rồi lấy chỉ tôm, ngâm với nước muối loãng 3 phút sau đó rửa sạch, băm nhuyễn.
300gr thịt băm bạn rửa sạch, để ráo nước. Bạn ngâm 1 chén đậu xanh trong nước từ 4-6 tiếng cho mềm, sau đó rửa lại với nước rồi để ráo.
Mộc nhĩ bạn ngâm với nước khoảng 30 phút rồi băm nhuyễn.
Bước 2 Sên đậu xanh
Bạn bắc nồi lên bếp rồi cho đậu xanh vào rồi thêm lượng nước xăm xắp bề mặt đậu. Bạn tiến hành đảo đậu xanh trong 15 phút cho đến khi đậu xanh mềm.
Lưu ý: Bạn cần đảo liên tục để đậu xanh không bị khét dưới đấy nồi
Bước 3 Làm phần bánh
Bạn cho vào chảo một ít dầu ăn, khi dầu nóng thì bạn cho 300gr thịt băm, 100gr tôm băm, 100gr mộc nhĩ băm nhuyễn vào. Bạn nêm nếm với 2 muỗng cafe bột nêm, 2 muỗng cafe bột ngọt, 1 muỗng cafe đường và 1 ít tiêu và đảo đều.
Kế đến bạn thêm đậu xanh đã sên vào, đảo đều cho đến khi thấy tôm và thịt đã chín thì tắt bếp, cho phần nhân vào chén
Bạn tiếp tục cho vào chảo 25gr tôm khô, 1 ít đường và muối, đảo đều tay rồi tắt bếp.
Bước 4 Trộn và nhồi bột
Cho vào tô 200gr bột nếp, 25gr bột gạo, 25gr bột bắp, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường, 200ml nước cốt dừa, 20ml sữa tươi không đường.
Bạn nhồi bột thật đều tay cho đến khi thấy bột dẻo mịn và không dính tay nữa là được.
Mẹo hay: Nếu thấy bột còn nhão thì bạn thêm bột nếp vào, hoặc nếu bột khô thì thêm ít sữa tươi vào.
Bước 5 Tạo hình bánh
Đợi nhân nguội thì bạn tiến hành vo tròn nhân thành từng viên.
Bạn chia bột thành nhiều phần bằng nhau, bạn vo trò rồi ấn dẹt ra, sau đó cho phần nhân vào giữa và gói lại, tiếp tục vo tròn. Bạn lặp lại thao tác cho đến khi hết phần bột.
Mẹo hay: Trong quá trình tạo hình thì bạn nên thực hiện nhẹ tay để vỏ không bị rách và tràn nhân ra ngoài
Bước 6 Hấp bánh
Trước khi hấp bánh bạn thoa một lớp dầu mỏng lên bề mặt bánh. Tiến hành hấp trong khoảng 15 phút là được
Mẹo hay: Để biết bánh chín hay không thì bạn nhìn vỏ bánh, nếu vỏ chuyển sang trắng trong thì bánh đã chín.
Bước 7 Pha nước chấm
Bạn cho vào chén 3 muỗng canh nước mắm, 4 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước lọc, ⅓ muỗng canh nước cốt chanh, 2 muỗng canh thơm băm nhỏ, tỏi và ớt tùy khẩu vị.
Bước 8 Thành phẩm
Bánh ít trần dẻo mềm ăn cùng với một ít nước mắm tự làm tạo nên kết hợp ngon khó cưỡng. Phần vỏ bánh mềm kết hợp với phần nhân tôm thịt được nêm nếm vừa ăn, phần bùi béo của đậu xanh kích thích vị giác. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp trổ tài ngay nào!
Bánh ít trần nhân đậu xanh Nguyên liệu làm bánh ít trần nhân đậu xanh
150gr đậu xanh
300gr bột nếp
40gr bột gạo
50gr dừa nạo
70gr đường
5gr bột dành dành
20ml dầu ăn
Muối
Cách làm bánh ít trần nhân đậu xanhBước 1 Nấu đậu xanh
Đậu xanh bạn ngâm với nước lạnh trước khoảng 4-5 giờ, sau đó bạn vớt ra. Tiếp đến bạn nấu đậu xanh với nước lọc, khi nước và đậu xanh sôi lên thì bạn vớt phần bọt trắng ra rồi tiếp tục cho thêm nước lọc ngập phần đậu xanh và nấu tiếp với lửa vừa.
Khi đậu xanh đã chín mềm thì bạn tiếp tục khuấy đều để đậu xanh nhuyễn ra hoặc cho đậu vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
Bước 2 Nấu nhân bánh
Bạn sên đậu xanh vừa nấu với 70gr đường, 20ml dầu ăn cùng một ít muối ở lửa vừa. Khi đậu xanh đã cạn nước và khô lại thì bạn cho 50gr dừa nạo vào, trộn đều và tiếp tục sên đậu với lửa nhỏ.
Khi thấy đậu đã kết thành một khối như bột thì bạn lấy ra để cho đậu xanh bớt nóng. Sau đó bạn chia đậu xanh thành 12 phần, vo tròn thành từng viên nhân rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3 Làm vỏ bánh màu trắng
Bạn trộn 150gr bột nếp với 20gr bột gạo rồi cho từ từ 130ml nước ấm vào để trộn bột, bạn nhào bột thành một khối dẻo mịn không bị dính tay hay dính tô nữa là được. Bột nhào xong thì bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại và ủ trong vòng 30 phút.
Bước 4 Làm vỏ bánh màu vàng
Để làm vỏ bánh màu vàng, đầu tiên bạn ngâm 5gr bột quả dành dành với 150ml nước sôi trong 4-5 phút, sau đó bạn lọc qua rây rồi lấy 130ml nước vừa ngâm trộn với 150gr bột nếp cùng 20gr bột gạo.
Bạn nhào bột với cách làm tương tự như vỏ bánh màu trắng rồi đem bột đi ủ trong 30 phút.
Lưu ý: Bạn cũng có thể sử dụng quả dành dành với lượng bằng 5gr bột quả dành dành rồi ngâm với nước sôi để tạo màu cho vỏ bánh cũng được đấy.
Bước 5 Nặn bánh
Bạn nhào sơ lại hai khối bột vỏ bánh rồi chia mỗi khối thành 6 phần bằng nhau, xoa lên tay một ít dầu ăn rồi bạn lấy bột vo tròn và nhấn dẹp xuống.
Tiếp theo bạn lấy viên nhân đậu xanh cho vào giữa lớp vỏ, ép nhẹ phần vỏ sát vào nhân bánh rồi bọc kín lại, vo cho bánh tròn và lấy giấy nến hoặc lá chuối lót dưới bánh.
Bước 6 Hấp chín bánh
Đầu tiên bạn xếp từng viên bánh vào xửng hấp và để cách nhau khoảng 2-3cm để bánh không bị dính lại khi chín.
Sau đó bạn nấu sôi 2 lít nước và cho xửng bánh lên hấp trong khoảng 20 phút với lửa lớn là bánh sẽ chín đều.
Bước 7 Thành phẩm
Bánh ít trần nhân đậu xanh nóng hổi thơm ngon, phần nhân đậu xanh mềm mịn ngọt thanh vừa phải, được bọc trong lớp vỏ bánh dai dai mềm mềm khi ăn cực kỳ hấp dẫn, trình bày bánh ra dĩa và thưởng thức cùng một ly trà nóng thì tuyệt không gì bằng.
Nguyên liệu làm bánh ít trần nước cốt dừa
500g bột nếp Thái
400g dừa nạo
150g đậu xanh
150g đường
Muối
Đậu phộng
Nước cốt dừa
Vani
Cách làm bánh ít trần nước cốt dừa
Bước 1 Làm nhân
Đậu xanh bạn ngâm khoảng 3 – 4 tiếng sau đó mang đi hấp chín và nghiền nhuyễn để làm nhân.
Bạn cho nửa chén nước cốt dừa vào chảo, đợi nước sôi thì cho toàn bộ phần dừa nạo vào đảo đều. Sau đó cho 150g đường và khoảng 1 muỗng cà phê muối vào, tiếp tục đảo đều trong 15 phút.
Bạn tiếp tục cho phần đậu xanh nghiền vào xào tiếp trong 5 phút. Tiếp đến bạn cho phần đậu phộng đã rang và 1 tí bột vani vào để tạo hương thơm, đảo đều rồi tắt bếp để phần nhân bánh nguội hoàn toàn. Sau khi nhân nguội thì bạn vo viên tròn.
Bước 2 Làm phần vỏ bánh
Bạn trộn 500g bột nếp Thái cùng 1.5 chén nước ấm
Advertisement
cho bột nghỉ 5 phút.
Bước 3 Tạo hình bánh
Bạn lấy 1 lượng bột vừa phải, ép cho phần vỏ mòng vừa rồi cho nhân đã vo tròn vào, sau đó khéo léo gói các góc xung quanh để vỏ bánh không bị rách.
Bước 4 Hấp bánh
Bạn cho bánh lên xửng hấp và hấp khoảng 15 phút là bánh chín, khi đó có thể lấy ra và thưởng thức.
Để đậm đà hơn, bạn có thể làm thêm chén nước cốt dừa để ăn cùng bánh.
Bước 5 Thành phẩm
Nếu không có nồi hấp, bạn có thể mang bánh ít trần đi luộc, khi bánh nổi lên là bánh đã chín.
Khi làm xong, bạn có thể bọc bánh bằng màng bọc thực phẩm, sau đó cho bánh vào ngăn đá, khi dùng chỉ cần mang đi hấp lại là được.
Cách Làm Cơm Gà Tại Nhà, Hạt Cơm Dẻo Thơm Còn Thịt Gà Thì Mềm Ngọt, Da Vàng Ươm
1 con gà đã làm sạch
3 chén gạo loại dẻo nhiều
3 muỗng cà phê bột nghệ
1 củ hành tây
1 củ gừng lớn
5 nhánh sả
Phần gỏi
1 cái bắp cải loại nhỏ
4 – 10 củ hành tím
Rau răm
Nước mắm
100g gừng
4 tép tỏi
2 trái ớt đỏ
Gia vị: Chanh, đường, hạt nêm, nước mắm
Bước 1 Sơ chế nguyên liệuGà mua về rửa sạch, rồi để ráo nước. Để tạo màu vàng đẹp cho da gà, các bạn trộn 3 muỗng bột nghệ và 1 muỗng bột nêm lại với nhau, sau đó thoa đều lên con gà, vỗ vỗ, massage cho gà thấm đều và để trong 15 phút cho gia vị thấm vào gà.
Hành tây, 1 củ gừng lớn, xả đem nướng đến khi nghe thơm là được. Có thể nướng trong lò nướng hoặc nướng trên bếp. Sau đó cắt thành miếng để cho vào nước luộc gà.
Bắp cải cắt thành sợi nhỏ, hành tím cắt khoanh mỏng, rau răm cắt nhỏ để trộn gỏi dễ thấm vị hơn.
Phần nguyên liệu để làm nước mắm gồm có gừng, tỏi và ớt thì băm nhuyễn.
Bước 2 Luộc gàBật bếp lên, cho 1 lít nước vào nồi rồi cho tiếp hành tây, gừng, sả, 1 ít muối vào, đợi nước hơi lăn tăn 1 tý rồi cho gà nãy đã ướp với nghệ vô nồi luôn, đậy nắp lại luộc với lửa vừa trong vòng 30 phút cho gà chín.
Bí quyết để da gà giòn ngon đó chín là sau khi luộc gà chín thì gắp gà ra và cho ngay vào tô nước đá đến khi gà nguội luôn rồi mới vớt gà ra.
Gà nguội rồi thì lấy gà ra, phần nào còn da đẹp thì cắt miếng vừa ăn, những chỗ có xương cứng thì mình sẽ xé nhỏ thịt ra để ăn cùng với cơm.
Bước 3 Trộn gỏiTrong lúc đợi gà chín thì sẽ trộn gỏi, cho bắp cải, hành tím và rau răm đã cắt sẵn vào tô, tiếp theo cho thêm 4 muỗng đường và 2 lát chanh vào rồi trộn đều lên. Như vậy phần gỏi gà đã xong rồi đấy.
Bước 4 Nấu cơmĐể cơm có màu vàng đẹp và thơm thì dùng nước luộc gà để nấu cơm, còn gạo thì dùng gạo dẻo nhưng không được quá nở. Mình chọn gạo ngon của Bách Hoá XANH, đây là loại gạo độc quyền được tuyển chọn từ giống gạo sạch chất lượng, giúp bữa cơm gia đình bạn thêm ngon miệng nhờ đặc tính dẻo nhiều, mềm cơm, nở vừa, hạt săn và có hậu ngọt rất vừa ăn.
Phần nước luộc gà thì lấy 1 cái rây, lọc bỏ hết hành tây, gừng xả, chỉ lấy phần nước luộc. Sau đó vớt bớt phần mỡ gà đi để nấu cơm ăn đỡ ngán và hạt cơm cũng bóng, đẹp hơn.
Cho 3 chén gạo vào nồi cơm, vo gạo với nước sạch 1 – 2 lần (tránh vo nhiều vì sẽ làm mất đi lớp cám gạo giàu dinh dưỡng), sau đó cho thêm 3 chén nước luộc gà vào và bắt đầu nấu cơm.
Tỉ lệ gạo và nước chuẩn là 1:1, tức là 3 chén gạo thì các bạn cho thêm 3 chén nước, với tỉ lệ này thì chắc chắn là cơm sẽ ngon, không bị nhão hay khô đâu nha.
Bước 5 Nấu nước súpPhần nước luộc gà còn lại cho vào nồi, nấu chung với rau củ nào cũng được, nhà mình có sẵn củ cà rốt và cải trắng nên mình sẽ xắt hạt lựu 2 củ này để cho vô làm nước súp, nấu sôi và nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp. Nước luộc gà nên rất ngọt và thanh.
Bước 6 Làm nước mắmTrong lúc đợi cơm và súp chín, thì làm nước mắm. Cho phần tỏi, ớt, gừng đã băm nhuyễn vào tô rồi cho thêm 115g đường, 150ml nước lọc, và 75ml nước mắm cùng với 2 lát chanh vào khuấy đều lên cho tan hết đường, như vậy là xong phần nước mắm rồi.
Bước 7 Thành phẩmCuối cùng thì cơm cũng chín, xới cơm ra đĩa, xung quanh xếp các nguyên liệu như thịt gà chặt, gà xé, gỏi bắp cải. Chấm gà cùng với nước mắm, ăn nhẹ một ít cơm kèm gỏi ôi không có cái sướng nào bằng cái sướng được ăn món ngon do chính tay mình làm cả. Vịt thịt gà ngọt, cơm dẻo bùi, bắp cải dòn dòn chua chua sẽ khiến bạn ăn mãi.
Advertisement
Thưởng thực cơm gà thơm dẻo cùng một ít nước mắm chua ngọt, cay cay sẽ khiến món ăn thêm dậy mùi, nhớ mãi không quên. Ngoài ra, bạn có thêm ăn kèm thêm bánh tráng nướng miền Trung thơm thơm, giòn giòn thì còn gì tuyệt vời hơn.
Ngoài cách làm trên, bạn có thể học qua cách làm gà xé phay siêu thơm ngon.
6 Địa Chỉ Uống Sữa Tươi Trân Châu Đường Đen Ngon Nhất Ninh Bình
Mr Good Tea
Địa chỉ: 54 Phát Diệm Đông, Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình
Điện thoại: 037 631 2315
Mugong TeaNói một chút về không gian Mugong Tea, không gian quán tối giản, hiện đại, sở hữu nhiều view “sống ảo xịn sò. Lên hình với tường 3D, trước cửa hiệu quán hay bên quầy bar đều rất xinh. Về phần đồ uống, Mugong Tea rất đầu tư trong việc tìm hiểu sở thích đồ uống của giới trẻ và đem đến nhiều loại đồ uống thịnh hành. Bên cạnh trà sữa, phải nhắc đến những siêu phẩm như sữa chua mix vị, trà kem cheese, trà hoa quả. Nếu đam mê sữa tươi trân châu đường đen thì Mugong Tea gửi đến bạn ly đồ uống béo ngậy vị sữa hòa quyện trong vị ngọt dịu dàng của đường đen. Và điều đặc biệt của sữa tươi trân châu đường đen Mugong Tea đó là siêu nhiều trân châu. Trân châu mềm dai, nhai rất vui miệng.
Chi nhánh 1:
Địa chỉ: thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh, Ninh Bình
Điện thoại: 0982 035 100 – 0348 473 383
Chi nhánh 2:
Địa chỉ: Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình
Điện thoại: 098 203 51 00
Mugong Tea
Mama SugarMugong Tea
Mama Sugar không phải là quán trà sữa có tên tuổi như những thương hiệu trà sữa vừa điểm mặt ở trên. Tuy nhiên, Mama Sugar với sự nỗ lực của mình vẫn được thực khách Ninh Bình yêu mến. Hiện nay, Mama Sugar có 2 cơ sở tại: thành phố Ninh Bình và Hoa Lư chuyên phục vụ trà sữa và đồ ăn nhanh.
Có lẽ bởi hướng đến khách hàng mục tiệu là bạn trẻ bởi vậy cả 2 cơ sở của quán đều decor theo hơi hướng trẻ trung, năng động. Phối hợp màu sắc hài hòa, bàn ghế đan xen hợp lí trong không gian lại kết hợp trang trí thêm cây cối, tranh ảnh bởi vậy đến với Mama Sugar “thả dáng” vị trí nào bạn cũng sở hữu bức ảnh xinh xẻo đăng Facebook.
Trà sữa của Mama Sugar được săn đón chính là nhờ tiêu chí ngon ngậy nhưng ít đường – không béo. Mama Sugar đem đến cho khách hàng vô vàn lựa chọn nào trà sữa các vị, bánh flan, nào trà hoa quả, cà phê. Và best seller của quán phải nhắc đến sữa tươi trân châu đường đen. Với tiêu chí an toàn, quán rất cẩn trọng trong nguyên liệu, sữa tươi pha chế là sữa Dalat Milk thanh trùng. Vị ngậy của sữa quyện trong vị ngọt thanh của đường đen thêm trân châu dai dẻo đem đến cho bạn ly đồ uống siêu ngon. Một vài loại đồ ăn được khen ngợi tại Mama Sugar phải kể đến như: xôi trứng, xôi thập cẩm, pizza, mì trộn, bánh mì kẹp,…
Địa chỉ: 12 Đinh Tiên Hoàng, Tp. Ninh Bình, Ninh Bình
Điện thoại: 0339 035 135
Địa chỉ: Vĩnh Lợi, Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình
Điện thoại: 0329 035 135
Ding Tea Ninh BìnhĐịa chỉ: 189 Đinh Tiên Hoàng, Ninh Bình
Thời gian mở cửa: 07:00 – 22:30
Royal TeaDing Tea Ninh Bình
Thương hiệu trà Royal Tea đến từ Hong Kong, là sự kết hợp hoàn hảo của văn hoá trà Trung Hoa truyền thống và các công nghệ pha chế tiên tiến phù hợp với khẩu vị và xu hướng của giới trẻ Châu Á. Tháng 1 năm 2023, Royal Tea chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với cửa hàng đầu tiên tại 19 Thái Phiên, Hà Nội. Với những cố gắng không ngừng nghỉ, hiện nay, Royal Tea xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành phố mang đến những sản phẩm trà tinh khiết nhất, vượt trội nhất và thơm ngon nhất tới cho người dùng. Đến với Ninh Bình mang theo công thức pha chế đồ uống “vạn người mê”, Royal Tea nhận được sự đón chào nồng nhiệt của milk lovers.
Royal Tea rất nhanh nhẹn trong việc “bắt trend” của giới trẻ. Ngay sau khi sữa tươi trân châu đường đen “nổi đình, nổi đám” tại Việt Nam, Royal Tea ngay lập tức bổ sung món đồ uống này vào menu của mình. Một trong những đặc điểm của món sữa tươi trân châu đường đen Royal Tea là có phần béo ngậy. Tuy nhiên, “fan cứng” của Royal Tea sẽ nhận ra rằng món đồ uống này của quán phải được uống ngay sau khi pha chế, để lâu một chút trân châu sẽ cứng lại và không còn tuyệt vời nữa.
Địa chỉ: 238 Đường Nguyễn Công Trứ, Nam Bình, Ninh Bình
Thời gian mở cửa: 8:00 – 22:30
Royal Tea
ToCoToCo Ninh BìnhNếu bạn có niềm đam mê với sữa tươi trân châu đường đen thì thật thiếu sót nếu chưa một lần thưởng thức siêu phẩm Tiger Sugar – Đường Hổ của ToCoToCo. Điều tạo ra độ “ngon chuẩn vị” cho Tiger Sugar chính là sự kết hợp giữa các nguyên liệu: Trân châu đen ngọt, dẻo được mệnh danh là “hạt ngọc đen”; sữa tươi phải là sữa tươi thanh trùng không chất bảo quản và hoàn toàn nguyên chất từ trang trại trên cao nguyên; siro đường hổ chính là đường nâu được cô với công thức độc quyền. Tất cả tạo nên ly đồ uống “ngon hơn, đậm vị hơn”, đốn gục trái tim tất cả những vị khách ghiền trà sữa.
Đăng bởi: Lưu Hồng Ánh
Từ khoá: 6 địa chỉ uống sữa tươi trân châu đường đen ngon nhất Ninh Bình
Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Cách Làm Trân Châu Đen Tại Nhà Mềm Dẻo, Dai Ngon, Không Dính trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!