Bạn đang xem bài viết 9 Ngôi Chùa Cầu May Đầu Xuân Linh Thiêng Nhất Tại Hà Nội được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổ đình Phúc Khánh (Chùa Phúc Khánh) Chùa HàTổ đình Phúc Khánh (Chùa Phúc Khánh)
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà nằm trên mảnh đất thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Vào dịp đầu năm mới Chùa Hà thu hút nhiều du khách, Phật tử đến lễ đầu năm và xin tình duyên. Không như những ngôi chùa khác, người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên chùa Hà là nơi được các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú đến thắp hương đông nhất vào dịp đầu năm mới để cầu tình duyên. Trải qua nhiều thăng trầm, chùa Hà mang nhiều tàn tích của nét đẹp cổ xưa. Ngoài cùng là cổng Tam quan xây hai tầng có hệ thống cầu thang lên ở phía trái. Chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Đức Ông chùa Hà rất linh thiêng nên dân quanh vùng có câu “Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương”.
Chùa Hà
Văn Miếu – Quốc Tử GiámChùa Hà
Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc. Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Ngày nay, phố ông đồ được tổ chức vào ngày Tết, hàng dài người xếp hàng xin chữ ông đồ trong những ngày đầu năm mới, đây cũng là một trong những lí do thu hút thêm nhiều du khách đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong dịp đầu năm mới.
Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học. Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ Khổng Tử ở Trung Quốc, tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Đền Ngọc SơnNgoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường. Qua đó thể hiện rất rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý nghĩa đoàn kết, hòa hợp tôn giáo. Sự hòa hợp của các tôn giáo này không chỉ thể hiện rõ ở việc thờ cúng mà còn trong cả kiến trúc, xây dựng, hệ thống câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn. Ngay bên ngoài cửa đền Ngọc Sơn, các bạn sẽ bị ấn tượng với hình ảnh của Tháp Bút. Tháp được xây dựng trên núi Ngọc Bội, trước kia là núi Độc Tôn vào năm 1865, theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Trên Tháp Bút được khắc ba chữ là “Tả Thanh Thiên” – có nghĩa “Viết lên trời xanh”. Đi vào bên trong, các bạn sẽ được tham quan hai khu đền chính ở đây. Hai khu đền thờ hai vị thần là Văn Xương Đế Quân và đức thánh Trần Hưng Đạo. Hai ngôi đền mang đặc trưng của phong cách kiến trúc của những ngôi chùa ở Bắc Bộ. Trong hai ngôi đền là hai bức tượng lớn. Bức tượng đức thánh Trần được đặt ở hậu cung với bệ đá cao hơn 1 mét, và tượng thần Văn Xương tay cầm bút lông với dáng vẻ đầy thư thái, thanh tao.
Chùa Kim LiênĐền Ngọc Sơn
Chùa Kim Liên cũng là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Hà Nội. Chùa nằm ở phía đông bắc Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa có kiến trúc dáng vẻ cung đình. Toàn bộ cổng chùa được làm bằng gỗ, chạm khắc khá công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn… Cổng tam quan toát lên vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh với kiến trúc gỗ độc đáo: Hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong. Đôi cột cái ở giữa to cao nâng dải mái vươn lên tạo thành cổng lớn, cao rộng hơn hai cổng hai bên, với hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển.
Tiền đường và hậu cung rộng 5 gian, trung đường 3 gian, cho phép bố trí một chính điện vừa rộng vừa sâu với vài chỗ lấy ánh sáng. Phần lớn diện tích tiền đường để trống, gợi cảm giác thoáng đãng mà trang nghiêm. Chùa còn có một tấm bia cổ hiện dựng phía bên phải cổng chùa trên bệ đá hình vuông, dù năm tháng đã làm phai mờ nhiều nét chữ nhưng còn xem được niên hiệu: Thái Hòa tam niên Ất Sửu, tức năm 1445 thời Lê Nhân Tông. Đây là tấm bia cổ nhất ở Hà Nội hiện nay. Phật điện tại hậu cung: Tại Phật điện trong hậu cung, trên cùng là bộ tượng Tam Thế, tiếp theo có tượng A-di-đà với hai Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngồi ở hai bên, dưới cùng là tượng các tôn giả A Nan, Ca Diếp đứng chắp tay. Hai bên trung đường có cửa ngách thông sang sân sau khá rộng. Sân này được các dãy nhà khách, nhà Ni, nhà Tổ bao kín, lại có nhiều cây nhãn và khế cổ thụ che mát.
Chùa Kim Liên
Chùa Quán SứChùa Kim Liên
Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15. Vào thời vua Lê Thế Tông, nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa nên nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà bạn không nên bỏ qua. Vào dịp năm mới, chùa rất đông người dân, Phật tử đi lễ cầu mong mình và gia đình có một năm mới gặp nhiều may mắn. Ngôi chùa linh thiêng này cũng là nơi tại Gian Quan âm đang trưng bày pho tượng hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.
Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, lên 11 bậc là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật gồm các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy được bày trí trang nghiêm. Ở phía trong cùng, ba vị Tam thế Phật được thờ trên bậc cao nhất. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Vào sâu bên trong sân chùa là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Điều đặc biệt, tên chùa cũng như nhiều câu đối trong chùa hầu hết đều được viết bằng chữ quốc ngữ phải chăng do vào khoảng giữa thế kỷ 20, chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phân viện Nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng đặt ở đây.
Chùa Trấn QuốcChùa Quán Sứ
Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, xây dựng vào năm 541 thuộc thời Tiền Lý. Lúc đó, chùa nằm gần bờ sông Hồng bởi vậy khi đê sạt lở vào năm 1615 (đời vua Lê Trung Hưng), chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ khu gò đất Kim Ngưu. Sau đó, trong khoảng thế kỉ 17, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (nay là đường Thanh Niên) để nối với đảo Kim Ngưu. Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân. Và cái tên đó được sử dụng cho tới tận ngày nay. Ngày nay, chùa là nơi tấp nập của du khách, phật tử đến lễ để cầu mong những điều may mắn đến với gia đình mình, đặc biệt trong dịp đầu xuân.
Chùa tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây, nép mình trầm mặc trên con đường Thanh Niên tấp nập. Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu, chùa Trấn Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, diện mạo có phần thay đổi, quy mô và kiến trúc của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815. Tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông với kết cấu và kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của Phật Giáo gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công. Nhà Tiền đường có hướng về phía Tây, phía sau có nhà Tam bảo. Hai dãy hành lang nằm hai bên nhà thiêu hương và Thượng điện. Phía sau Thượng điện là gác chuông nằm trên trục sảnh đường chính với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm. Nhà tổ nằm bên trái Thượng điện và bên trái là nhà bia hiện còn lưu giữ 14 tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.
Chùa Trấn Quốc
Đền Quán ThánhChùa Trấn Quốc
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến từ lâu đã nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh và những di tích văn hoá, lịch sử nổi tiếng. Trong số đó không thể không nhắc đến Đền Quán Thánh thuộc “Thăng Long tứ trấn”, một trong bốn ngôi đền linh thiêng bảo vệ cho mảnh đất Thăng Long kinh kỳ. Đền Quán Thánh nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội, trên đất phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, phía Nam Hồ Tây và gần cửa Bắc Thành Hà Nội. Đền còn được gọi là Trấn Vũ Quan, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ – trấn hướng bắc của kinh thành Thăng Long. Chùa tài cầu lộc ở Hà Nội, bạn không thể bỏ qua đền Quán Thánh địa điểm tâm linh thu hút đông đảo du khách hành hương đầu năm mới. Ngôi chùa không chỉ là một công trình có giá trị về lịch sử và kiến trúc, mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Thành từ xưa tới nay.
Ngay từ cổng đến, bạn sẽ bị ấn tượng bởi bốn cột trụ được trang trí với tượng hình phượng hoàng đấu lưng nhau và hai bên là các bức bình phong cổ. Xung quanh các cột trụ là cặp câu đối đỏ nổi bật. Bước vào bên trong, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước không gian cổ kính của cổng tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế – trung tế – hậu cung theo phong cách kiến trúc kiểu Trung Quốc. Với những mảnh chạm khắc trên gỗ vô cùng độc đáo bên trong không gian hài hoà, kiến trúc trong đền có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cực kì cao. Nổi bật nhất trong đền Quán Thánh phải kể tới là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen với chiều cao gần 4m và nặng khoảng 4 tấn trên tảng đá cẩm thạch cao hơn 1m. Trong sự tích xưa, Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần đã nhiều đánh đuổi ngoại xâm, giúp dân Thăng Long trừ tà ma yêu quái và trấn quản phương Bắc. Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền uy nghiêm nhưng hiền hậu, bình thản với đôi mắt nhìn thẳng. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo và phần nào khẳng định sự khéo léo và tài hoa trong kỹ thuật tạc tượng và đúc đồng của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.
Phủ Tây HồTục truyền rằng, bà là Quỳnh Hoa – con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu. Cũng theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ hai của công chúa Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm. Cái xuất xứ ly kỳ của phủ Tây Hồ là thế. Từ thẳm sâu trong cung, tượng Mẫu ở trên cao nét mặt rạng rỡ, đôi mắt anh linh như vui với điều lành, như quở trách điều ác.
Đăng bởi: Nguyễn Tấn Khải
Từ khoá: 9 ngôi chùa cầu may đầu xuân linh thiêng nhất tại Hà Nội
Top 5 Ngôi Chùa Linh Thiêng Có Tiếng Nhất Tại Đà Nẵng
1. Chùa Linh Ứng Sơn Trà
Chùa Linh Ứng là ngôi chùa lớn ở Đà Nẵng được ví như chốn bồng lai tiên cảnh ở nhân gian. Chùa tọa lạc trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán Đảo Sơn Trà với non nước hữu tình có núi và biển. Chùa nằm trên độ cao 693m so với mực nước biển, từ đây, du khách có thể ngắm cảnh núi rừng xanh tươi ngút ngàn và biển lớn rộng mênh mông. Đây là không gian lý tưởng để du khách thư giãn cho tâm hồn, cảm thấy thanh bình và yên ả.
Chùa Linh Ứng Sơn Trà
Chùa được nhắc đến là nơi có bức tượng Phật Quan Âm cao nhất Việt Nam với chiều cao 67m, đường kính toà sen 35m. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tượng Phật linh thiêng như tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, Tam Tạng Phật, Thân Long Hộ Pháp, 18 vị La Hán… Đến chùa Linh Ứng, du khách có thể cầu nguyện những điều mình mong muốn và ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵng xinh đẹp.
2. Chùa Tam BảoChùa Tam Bảo tọa lạc tại 323 Phan Châu Trinh, Phường Bình Hiên,Quận Hải Châu, Đà Nẵng là ngôi chùa đầu tiên lưu giữ Phật Xá Lợi trong thành phố. Do đó, đây là một trong những ngôi chùa thiêng ở Đà Nẵng. Chùa được xây dựng vào những năm 1953 – 1963 và trùng tu lại vào năm 1990 với lối kiến trúc mang đậm phong cách Á Đông.
Ngôi chùa có 5 ngọn tháp với 5 màu sắc khác nhau của vầng hào quan (biểu tượng của Phật Giáo) gồm màu xanh, đỏ, vàng, cam, trắng. Chính điện chùa thờ Phật tổ với bộ bàn thờ và pháp tọa bằng loại gỗ quý hiếm được Hoàng gia Thái Lan hiến cúng. Trên đỉnh ngọn tháp chùa lưu giữ xá lợi của Đức Phật vô cùng linh thiêng. Trước cửa chùa có bồ đề lấy từ Ấn Độ nơi Đức Phật tu thành chính quả và 2 cây sa la lấy từ nơi Đức Phật sinh ra. Ngôi chùa linh thiêng này sẽ giúp du khách được thư thái tinh thần, xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống.
3. Chùa Pháp LâmChùa Pháp Lâm là một trong những ngôi chùa lớn ở Đà Nẵng mà Saigon Star muốn giới thiệu với bạn. Chùa tọa lạc tại số 574 Ông Ích Khiêm, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Chùa Pháp Lâm được xây dựng năm 1936 bởi một nhóm cư sĩ trí thức thuộc Hội An Nam Phật học. Chùa được xây dựng theo kiến trúc phương Đông do kiến trúc sư Đăng Cao Đệ thiết kế trên tổng diện tích 3000m2.
Chùa Tam Bảo ấn tượng du khách bởi 3 bức tượng lớn gồm: Tượng Đức Bổn sư ngồi cao 1,1 m, tượng Bồ tát Quan Thế Âm và tường Đại Thế Chí. Các bức tượng đều được đúc bằng đồng nguyên chất tạo nên sự uy nghiêm, tráng lệ. Tầng dưới của chùa là giảng đường rộng lớn có sức chứa hơn 1000 người, phục vụ cho những buổi giảng kinh hay những khoá chuyên tu. Chùa Tam Bảo là trụ sở của tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng, hàng năm đều diễn ra nhiều lễ hội như đại lễ Phật Đản, lễ khai hạ…Bạn không nên bỏ qua ngôi chùa này để cầu bình an cho gia đình và bản thân.
4. Chùa Tam ThaiChùa Tam Thái là chùa đẹp ở Đà Nẵng với sự cổ kính, lối kiến trúc xưa cũ được lưu lại từ thời Hậu Lê. Chùa tọa lạc tại ngọn núi Thuỷ Sơn, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Từ trung tâm thành phố, du khách di chuyển khoảng 13km là sẽ tới chùa Tam Thai và bước vào chốn tiên cảnh nhân gian. Từ đây, du khách có thể quan sát những địa danh nổi tiếng như chùa Linh Ứng, đồng Huyền Không, Vân Thông…
Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ bằng gạch, hướng Nam và lớp 2 tầng mái ngói lưu ly. Nóc nhà được trang trí tinh xảo, các cột đều có hoạ tiết rồng – phượng được chạm khắc tỉ mỉ. Chánh điện của chùa thờ Phật Như Lai, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí. Du khách và phật tử sẽ cầu bình an ở khu vực này. Ngoài ra, hai bên sân là Hành cung, nói vua Minh Mạng xưa thường đến nghỉ ngơi khi hành hương ở chùa.
5. Chùa Phổ ĐàTọa lạc tại 340 Phan Châu Trinh, Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, Đà Nẵng, chùa Phổ Đà là một trong những ngôi chùa đẹp ở Đà Nẵng thu hút người dân địa phương và du khách. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1962 trên cơ sở Phật học viện, đến năm 1970 thì tiếp tục tu sửa và xây thêm Phật đài Quan Âm trong khuôn viên. Tới năm 1983, chùa tiếp tục được tu sửa và đến đầu thế kỉ 21 thì được tu sửa một lần nữa.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Như Ý
Từ khoá: Top 5 ngôi chùa linh thiêng có tiếng nhất tại Đà Nẵng
Chùa Giác Ngộ – Ngôi Chùa Linh Thiêng Thu Hút Bậc Nhất Sài Gòn
1. Những nét giới thiệu cơ bản về Chùa Giác Ngộ
Đến thành phố Hồ Chí Minh, du khách sẽ được hòa mình vào nhịp sống cực năng động, tấp nập. Ở đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc ấn tượng cùng nhiều khu vui chơi giải trí bậc nhất cả nước như Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, Jump Arena, khu du lịch Suối Tiên.
Tới Sài Gòn, bạn cũng có thể dành thời gian đến các ngôi chùa nổi tiếng trăm năm và vô cùng linh thiêng để chiêm bái. Trong đó đừng bỏ qua Chùa Giác Ngộ – một ngôi chùa Phật giáo nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Ngôi chùa mang những nét kiến trúc độc đáo có nhiều khu với cảnh quan xung quanh yên bình, thanh tịnh. Rất nhiều du khách tìm tới đây để thiền, vãn cảnh và tìm kiếm một tâm hồn an yên. Đây không chỉ là nơi cúng viếng, Chùa Giác Ngộ còn là điểm đến giáo dục với những khóa tu vô cùng thú vị. Du khách tứ phương mỗi dịp hè thường đến ngôi chùa để học tập, nghe các nhà sư giảng đạo.
2. Địa chỉ và cách di chuyển đến ngôi chùaĐịa chỉ Chùa Giác Ngộ: số 92 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngôi chùa nằm ở trung tâm quận 10 Sài Gòn, nên du khách muốn tới ngôi chùa phải di chuyển đến thành phố. Với những du khách ở miền Trung hay miền Bắc thì hãy lựa chọn một số phương tiện phổ biến để di chuyển như tàu hỏa, ô tô, máy bay hay xe khách.
Khi đã đến Sài Gòn, bạn có thể tới Chùa Giác Ngộ bằng xe máy, xe bus hay taxi:
Xe máy: Du khách muốn ngắm nhìn thành phố và tự do đi lại ở Sài Gòn thì nên thuê xe máy. Hãy tham khảo thuê xe ở các cửa hàng uy tín, chất lượng tốt nhất như cửa hàng Thanh Lan, Tigit Motorbikes, Bike Saigon hay Gia Bảo.
Xe bus: Phương tiện có chi phí cực kỳ rẻ, đi lại an toàn. Hàng ngày có rất nhiều tuyến bus di chuyển đến qua ngôi chùa nên bạn hoàn toàn yên tâm.
Taxi: Nếu muốn không bị lừa thì bạn nên tham khảo đặt taxi trên các app công nghệ. Với nhóm bạn khoảng 3 – 4 người thì taxi là phương tiện phù hợp.
3. Vé vào tham quan Chùa Giác Ngộ 4. Tìm hiểu về lịch sử ngôi chùaNăm 1943, cư sĩ Trần Phú Hữu là người đứng ra cho xây dựng với quy mô gần 700m2. Ngôi chùa được lập ra nhằm giúp một số người có tâm hồn thánh thiện tìm đến chánh đạo, rời bỏ những muộn phiền của cuộc sống. Trước năm 1075, chùa nằm ở đường Jean Jacques Rousseau, hiện tại đặt ở đường Nguyễn Chí Thanh quận 10.
Khi mới bắt đầu xây dựng, chùa có quy mô nhỏ chỉ chứa được hơn 80 người. Đến khoảng 1956, vị cư sĩ là xuất gia lấy pháp danh là Thích Thiện Đức.
Đến những năm 60, Thích Thiện Hòa thuộc Giáo hội Tăng Già Nam là người đứng ra xây dựng lại chùa với kiến trúc bề thế và nguy nga. Trải qua nhiều năm, ngôi chùa có thời điểm bị phá hủy và xuống cấp nghiêm trọng.
Cho tới năm 2012, thành phố Sài Gòn mới đứng ra xây lại toàn bộ để đáp ứng nhu cầu cúng bái cũng như học tập của Phật Tử. Hiện nay, Hòa thượng Thích Nhật Từ là trụ trì. Vì thế, nơi đây còn hay được gọi là Thích Nhật Từ Chùa Giác Ngộ.
5. Khám phá kiến trúc và những điều thú vị ở Chùa Giác Ngộ 5.1. Chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáoChùa Giác Ngộ hiện nay sở hữu diện tích lên đến hơn 34.000m2 gồm có 7 tầng. Toàn bộ chùa được xây dựng theo lối kiến trúc hệ Bắc Tông. Khu vực chánh điện được bài trí cầu kỳ, trang trí tỉ mỉ và trang trọng.
Trong khu chánh điện đang thờ những vị linh thiêng là Bồ Tát, tượng Thất Phật Dược Sư, tượng Đức Phật Thích Ca. Bước vào đây bạn sẽ cảm nhận được sự trang nghiêm biết bao. Lần đầu tiên đến đây, bạn sẽ thấy hiện lên trước mắt hình ảnh Chùa Giác Ngộ cực kỳ bề thế, sừng sững, thể hiện nét đẹp văn hóa của người Phật giáo.
5.2. Chùa Giác Ngộ Thích Nhật Từ – kiến trúc trường học đặc sắcNgôi chùa này là một trong những chùa hiếm ở Việt Nam trở thành nơi đào tạo của một số trường học tại Sài Gòn như trường sơ đẳng Phật học Thiên Hòa hay trường trung học Bồ Đề – Chợ Lớn.
Nơi đây đã đào tạo hàng nghìn phật tử và tăng tài từ khắp mọi nơi. Đáng nói hơn, có nhiều thầy sư đã thành công ở các nước trên thế giới. Đặc biệt, Chùa Giác Ngộ cũng có những vị sư giữ chức vị cực quan trọng ở giáo hội Việt Nam cùng nhiều giáo hội tỉnh thành trên các nước.
5.3. Thường xuyên tổ chức các khóa tuĐược biết đến là nơi có những khóa tu bổ ích,, giúp cho nhiều người tìm kiếm được vẻ đẹp an yên, hướng tới Chân Thiện Mỹ. Nhiều du khách thường chọn đến khóa tu Chùa Giác Ngộ để nghe giảng, tu tâm, từ đó hướng bản thân sống đẹp đời đẹp đạo.
Hiện tại, các khóa tu Chùa Giác Ngộ Thích Nhật Từ bao gồm: Khóa thiền Vipassana, Tu tuổi trẻ hướng Phật, Tu ngày an lạc, Lớp thư pháp, Tu xuất gia gieo duyên chùa, Tu Búp sen từ bi. Đặc biệt, ngôi chùa này còn có lớp Phật giảng với đa dạng ngôn ngữ khác nhau như tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Anh hay tiếng Hàn.
6. Món ăn ngon nên thưởng thức khi đi du lịch Sài Gòn 6.1. Cơm tấmDu lịch Chùa Giác Ngộ, bạn có thể thưởng thức món cơm tấm – món ăn đặc trưng của Sài Gòn. Món ăn này là tổng hợp của nhiều thành phần gồm gạo tấm, thịt heo, trứng, dưa leo, cà chua và sốt nước chấm.
Gạo tấm được nấu chín, thịt heo ướp rồi nướng để tạo ra hương vị đậm đà. Trứng được chiên và cắt thành miếng nhỏ. Dưa leo và cà chua được thái mỏng. Quan trọng nhất là bát nước sốt chấm chua cay thơm ngon để tăng thêm mùi vị cho món cơm tấm. Một số quán cơm tấm Sài Gòn ngon nhất như quán Phúc Lộc Thọ, quán Ba Cường hay quán Thu Thảo.
6.2. Bún mắm Sài GònMột trong các món ngon Sài Gòn thì phải nói đến bún mắm. Với hương vị đặc trưng, bún mắm có mùi thơm cực kỳ lôi cuốn, chỉ cần ăn một lần là mãi không thể quên. Món ăn này được làm từ bún tươi, tôm, cá, thịt heo, rau sống. Trong đó không thể thiếu một nồi nước dùng thơm ngon nấu từ cá sặc hay cá linh.
Khi thưởng thức, cho các thành phần vào tô rồi thêm nước dùng, rau sống vào góp phần tạo nên hương vị đa dạng và phong phú. Nếu muốn, bạn có thể thêm gia vị và chanh để tăng thêm hương vị cho món ăn. Chỉ từ 35.000 đồng là bạn có thể order cho mình một bát bún mắm để thưởng thức.
6.3. Ốc Sài GònSau khi đã tham quan Chùa Giác Ngộ, du khách có thể tới những quán ốc ngon nổi tiếng của Sài Gòn để thưởng thức. Gợi ý một số quán ngon cùng mức giá rẻ như ốc Hòa Trường Sa, ốc Mắm Sữa, ốc Thảo hay ốc Xuyên.
Ốc Sài Gòn có nhiều loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ốc móng tay, ốc len, ốc nhồi, ốc bươu, ốc hương, ốc mút… Ốc được chế biến với nhiều cách khác nhau, bao gồm luộc, rang, hấp, xào, nướng và ướp. Mỗi món ốc đều có hương vị cực hấp dẫn, đậm đà và thơm ngon.
7. Điểm danh những khách sạn nghỉ dưỡng gần ngôi chùa 7.1. Mai House Saigon HotelĐến du lịch tham quan Chùa Giác Ngộ, nếu vẫn đang tìm kiếm điểm lưu trú thì bạn có thể liên hệ đặt phòng ở Mai House Saigon Hotel. Ngay từ khi đến, bạn sẽ bị thu hút với kiến trúc đậm nét tân cổ điển thanh thoát và nhã nhặn. Tại đây cũng trang trí cực nhiều bức tranh cùng cách sắp xếp các đồ vật đem đến không gian nghỉ dưỡng rộng rãi.
Mai House Saigon Hotel cung cấp 224 phòng nghỉ cùng nhiều căn hộ sang xịn. Nghỉ dưỡng ở khách sạn này, bạn có thể sử dụng các dịch vụ khác như phòng xông hơi, spa, hồ bơi hay nhà hàng.
Địa chỉ: 157 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0943 333 333 – 025 7777 7777
7.2. Fusion Suites SaigonFusion Suites Saigon chỉ cách Chùa Giác Ngộ tầm 30 phút di chuyển, nơi đây là điểm nghỉ dưỡng đáng để bạn trải nghiệm. Nhờ sở hữu vẻ đẹp tinh tế, bắt mắt, khách sạn mang đến cho bạn một không gian nghỉ thoáng đãng và mát mẻ.
Khách sạn gồm 76 phòng đầy đủ tiện nghi. Hơn nữa, Fusion Suites Saigon còn nổi bật với khu ăn uống, giải trí như quán cà phê và nhà hàng, quầy bar. Cùng với đó là khu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Địa chỉ: số 3-5 đường Sương Nguyệt Anh của Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0943 333 333 – 025 7777 7777
7.3. Saigon Grand HotelSaigon Grand Hotel là khách sạn nghỉ dưỡng tiếp theo mà chúng mình giới thiệu. Mang trong mình kiến trúc thời thượng Pháp với màu trung tính cùng những họa tiết trang trí ấn tượng, nơi đây được xem là những khách sạn lâu đời nhất ở Sài Gòn.
Không gian cổ điển nhưng cũng rất sang trọng, được cây cối bao quanh đem lại một chốn dừng chân mát mẻ. Hệ thống 250 phòng nghỉ gồm 5 hạng từ Deluxe đến Suite đáp ứng được yêu cầu mọi khách.
Địa chỉ: số 8 Đồng Khởi, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Số điện thoại: 0943 333 333
Chùa Giác Ngộ là điểm đến bạn không được bỏ qua khi tới Sài Gòn. Mong rằng những chia sẻ của chúng mình sẽ giúp ích cho hành trình khám phá của du khách. Chúc du khách sẽ có một kỳ nghỉ dưỡng thật tuyệt vời!
Đăng bởi: Lê Huy
Từ khoá: Chùa Giác Ngộ – Ngôi chùa linh thiêng thu hút bậc nhất Sài Gòn
Bình Yên Nơi Ngôi Chùa Linh Ứng Sơn Trà Linh Thiêng
1. Vị trí chùa Linh Ứng Sơn Trà
Chùa Linh Ứng tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về hướng Đông Bắc. Sừng sững một dải núi vươn mình về phía biển Đông. Điểm nhấn quan trọng của Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là cao nhất Việt Nam, cùng những câu chuyện linh thiêng khiến ai nghe đến cũng phải ngạc nhiên và tò mò.
Để đến với chùa Linh Ứng Đà Nẵng, bạn có thể thuê xe máy, thuê ô tô, bắt taxi hoặc đặt tour du lịch Đà Nẵng.
ChГ№a Linh б»Ёng SЖЎn TrГ
2. Thời gian thích hợp để khám phá ngôi chùa Linh ỨngChùa Linh Ứng Sơn Trà nằm tựa lưng vào đỉnh Sơn Trà vững chãi, được xem là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng cả về quy mô cũng như kiến trúc nghệ thuật. Điện chính có sức chứa lớn, là nơi trang nghiêm và thanh tịnh nhất.
Do ngôi chùa nằm ngoài trời với không gian rộng lớn, bao quanh là núi rừng, bạn nên đến vào khoảng tháng 3 – tháng 9 hàng năm. Đây chính là mùa khô, cũng là mùa mà Đà Nẵng đông khách du lịch nhất.
Ngôi chùa lớn nhất thành phố Đà Nẵng
3. Truyền thuyết chùa Linh Ứng Sơn TràChuyện kể lại rằng vào thời vua Minh Mạng (nhà Nguyễn, thế kỷ XIX), có một pho tượng phật không biết từ đâu trôi dạt về bãi cát nơi đây. Dân chài ven biển đã phát hiện, cho đó là điềm lành, họ lập am thờ tự. Và rồi, Ngài Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu người vượt vòng trầm luân, kể từ đó sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn. Từ đó, bãi cát nơi mà tượng phật dạt vào có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian, cũng chính là nơi dựng lên chùa Linh Ứng ngày nay.
Tượng Phật uy nghi giữa bao la đất trời
4. Những câu chuyện linh thiêng ở chùa Linh Ứng Sơn TràChùa Linh Ứng – Bãi Bụt được xây dựng trong một quần thể du lịch mới hình thành của thành phố – Khu du lịch bán đảo Sơn Trà. Chùa ở một địa điểm đắc địa nhất khu vực này. Địa thế của chùa linh Ứng – Bãi Bụt là nơi giao hòa giữa núi sông, biển trời, và cũng là nơi hội tụ linh khí đất trời và lòng người. Vì vậy, có rất nhiều câu chuyện linh thiêng tại chùa Linh Ứng khiến nơi đây càng thêm kỳ bí và nổi tiếng.
Chùa Linh Ứng và những câu chuyện linh thiêng huyền bí
Những hào quang rực rỡ từ tượng Quan ÂmTheo như lời các nhà sư trong chùa Linh Ứng – Bãi Bụt kể, từ lúc xây chùa đến nay thì họ đã chứng kiến 13 lần ánh hào quang 7 sắc xuất hiện và tỏa sáng rực rỡ trên đầu tượng Phật Bà Quan Âm. Nhiều Phật tử ở chùa Linh Ứng cho biết, vào một buổi trưa tháng 8/2008, trong lúc điêu khắc gia Thụy Lam chỉ đạo thợ tháo bỏ các giàn giáo trước mặt Phật Bà để chỉnh sửa lần cuối cùng thì bất ngờ, một ánh hào quang lớn xuất hiện và kéo dài hơn một giờ đồng hồ trên đầu bức tượng Phật Quán Thế Âm khiến ai nấy đều kinh ngạc, sững sờ.
Những ánh hào quang xuất hiện
Sau đó, ánh hào quang còn xuất hiện thêm nhiều lần nữa trên tượng Phật Bà và tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào ngày lễ Phật Đản năm 2009, lễ hội Quán Thế Âm, ngày lễ Vu Lan. Và gần đây nhất là lúc 17h30 ngày 25/08/2013. Sau một cơn mưa nhỏ đã xuất hiện một cầu vồng kép ngũ sắc rực rỡ trên một vùng trời rộng lớn, làm nhiều người chứng kiến phải ngỡ ngàng, kinh ngạc.
Sự linh ứng lạ thườngCó một sự trùng hợp đến kỳ lạ là từ khi xây ngôi chùa Linh Ứng cùng với tượng Phật Bà Quan Âm thì dường như mọi việc của Đà Nẵng đều được tiến hành thuận lợi. Từ việc nhỏ như di chuyển làng phong Hòa Vân từ dưới chân đèo Hải Vân vào đất liền. Đến những việc lớn như xây dựng mấy cây cầu bắc qua sông Hàn. Hay việc xây dựng bệnh viện ung bướu hiện đại nhất miền trung đã nhóm lên hy vọng cho hàng nghìn người bị bệnh nan y… Vì vậy, chùa Linh Ứng và tượng Phật Bà Quan Âm cũng trở nên linh thiêng hơn trong tâm thức của mọi người.
Cầu vồng kép ngũ sắc
Có thể tất cả mọi chuyện trên đều là sự ngẫu nhiên mà những người có tín ngưỡng đã tin rằng thần phật đã linh ứng. Dù vậy, hình tượng Phật Bà Quan Âm tại chùa Linh Ứng Sơn Trà chưa bao giờ hết hấp dẫn đối với du khách thập phương.
5. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt có gì thú vịHội tụ linh khí Thiên, Địa và Nhân Kiệt, sự ra đời của Chùa Linh Ứng trên núi Bãi Bụt, Bán Đảo Sơn Trà là bước ngoặc lớn trong lịch sử phát triển Phật Giáo Việt Nam thế kỷ 21. Dù chỉ vừa đi vào hoạt động trên dưới 10 năm, sự linh thiên của núi Bãi Bụt đã được người dân địa phương tôn thờ từ thời Vua Minh Mạng. Cái tên Bãi Bụt mang ý nghĩa “cõi Phật chốn dương gian” – được đặt dựa trên sự kiện một pho tượng Phật vô tình trôi dạt vào bán đảo, mang đến sự thịnh vượng cho khu vực.
Khám phá kiến trúc ấn tượng của ngôi chùaTuy không phải là ngôi chùa Linh Ứng Đà Nẵng đầu tiên, nhưng đây chính là ngôi chùa lớn nhất trong 3 ngôi chùa cùng tên. Chùa Linh Ứng Sơn Trà có diện tích khoảng 20 ha, bao gồm các hạng mục lớn như: Chánh điện, Hậu tổ, Giảng đường, tăng xá, phượng trượng, thue biện, nhà khách, thánh tượng Bồ tát Quan Thế Âm, tháp xá lợi,… cùng các hạng mục nhỏ như vườn Lộc Uyển, vườn Lâm Tỳ Ni…
Các hạng mục kiến trúc được xây dựng với lối kiến trúc vô cùng tinh xảo. Trong đó, chính điện được lợp bằng mái ngói uốn cong có hình rồng,bao quanh nó là các trụ cột to vững chắc. 3 pho tượng: Phật Bổn Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tất bên phải và Địa Tạng Vương Bồ Tát bên trái được chạm khắc vô cùng tinh tế, sống động. Bốn vị Thân Long Hộ Pháp và 18 vị La Hán cũng vậy.
Kiến trúc chùa Linh Ứng
Điểm độc đáo và nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc chùa Linh Ứng Bãi Bụt chính là tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Đông Nam Á ( do UNESCO công nhận) với chiều cao 67m, đường kính toà sen 35m. Bên trong lòng tượng có 12 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ các bức tượng Phật. Tượng đứng lựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển với đôi mắt hiền từ như ban trãi lòng từ bi cho chúng sinh.
Tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Đông Nam Á (cao 67m)
Điểm vãn cảnh lý tưởngNhờ tọa lạc ở một vị trí lý tưởng, xung quanh là không gian thanh mát, thanh tịnh với biển cả, núi rừng đã níu chân du khách thập phương. Ngay từ khi bước chân vào cổng, bạn sẽ cảm nhận được sự xanh mát với những hàng cây tỏa bóng mát. Và càng đến gần chùa là một không khí hết sức trang nghiêm và thành kính.
Địa điểm vãn cảnh lý tưởng nhìn từ trên cao ra biển
Chùa rất rộng nhưng chỗ nào cũng mát mẻ, thích hợp cho việc dừng chân, hóng gió của du khách. Đặc biệt, từ khu vực bức tượng Phật cao nhất Đông Nam Á bạn sẽ được mãn nhãn với bức tranh thiên nhiên thơ mộng với mây trời, biển cả xanh xanh, xa xa là thành phố Đà Nẵng xinh đẹp. Đứng ở đây ngắm cảnh, hút hà chút khí trời cũng đủ khiến tâm hồn thanh thản và dễ chịu biết bao.
Điểm cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đìnhKhông chỉ là nơi ngoạn cảnh của du khách bốn phương mà đây còn được xem như một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của thành phố đáng sống, nơi hội tụ linh khí đất trời và lòng người. Đồng thời là nơi chiêm bái, sinh hoạt, học tập của các tăng ni, Phật tử.
Nơi người dân thường đến cầu bình an
Dân gian truyền rằng, muốn cầu bình an thì đến chùa Linh Ứng Bà nà, muốn may mắn trên đường tình duyên thì tới chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn, còn muốn công việc thuận lợi, sự nghiệp thăng tiến thì ghé chùa Linh Ứng ở bán đảo Sơn Trà. Với sự linh thiêng đã được khẳng định hơn 10 năm nay, chùa đã thu hút hàng triệu người đến chiêm bái. Tương truyền, những ai thành tâm đến đây đều toại nguyện.
NgГґi chГ№a lГ chб»‘n linh thiГЄng vб»›i ngЖ°б»ќi dГўn SЖЎn TrГ
Từ trên cao nhìn xuống, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt – Bán Đảo Sơn Trà mang dáng hình một chú rùa vương người ra biển; phía sau là rừng nguyên sinh trù phú. Điều khiến du khách không ngớt lời tán thưởng là Tượng Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam – được cho là tương đương với toà nhà 30 tầng. Ngự trên đài sen khổng lồ kiêm gian nhà chính, bên trong Tượng Quan Thế Âm là 17 tầng thờ uy nghiêm cùng nội thất gỗ cổ điển, mang đến cảm giác an yên và gần gũi. Tới đây cầu một chút bình an, tìm một chút thanh bình và hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên trong lành hẳn cũng là một trải nghiệm rất tuyệt vời.
Đăng bởi: Biện Nghĩa
Từ khoá: Bình yên nơi ngôi chùa Linh Ứng Sơn Trà linh thiêng
Top 5 Ngôi Chùa Linh Thiêng Tại Vũng Tàu Thu Hút Nhiều Du Khách (Phần 2)
1. Ni Viện Thiện Hòa Vũng Tàu
2. Viện Chuyên Tu Vũng Tàu
3. Tịnh xá Ngọc Sơn Dinh Vũng Tàu
4. Dinh Cô Vũng Tàu
5. Chùa Bà Vũng Tàu
1. Ni Viện Thiện Hòa Vũng TàuNi Viện Thiện Hòa thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là một ngôi chùa linh thiêng tại Vũng Tàu thu hút đông đảo du khách. Nơi đây còn có tên gọi khác là chùa Bánh Xèo. Lúc nào đến đây du khách cũng sẽ được thưởng thức món bánh xèo miễn phí vô cùng thơm ngon.
Ni Viện Thiện Hòa – ngôi chùa linh thiêng tại Vũng Tàu
Ngoài món bánh xèo thì nhà chùa vẫn đãi du khách các món ăn khác như: bún chay, cơm chay. Món nào cũng có khẩu vị đặc trưng khác nhau và hoàn toàn miễn phí. Nếu đến Vũng Tàu mà du khách không ghé qua ngôi chùa linh thiêng Bánh Xèo thì thật là một thiếu xót lớn.
2. Viện Chuyên Tu Vũng TàuViên chuyên tu Vũng Tàu thu hút rất nhiều du khách
3. Tịnh xá Ngọc Sơn Dinh Vũng TàuTịnh xá Ngọc Sơn Dinh là ngôi chùa khá lớn nằm trên núi Dinh. Nó được tọa lạc tại khu I, thôn Phước Thành, xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tịnh xá Ngọc Sơn Dinh một trong những ngôi chùa linh thiêng cho khách đến hành hương
Chùa được xây dựng vào năm 1989 dưới chân núi Dinh với diện tích khá lớn. Từ cổng đi vào phía bên trái là khu Chánh điện và khu nghỉ ngơi dành cho khách hành hương còn bên phải là nhà ăn và khu vực vệ sinh. Đây còn là nơi tu học dành cho đông đảo các vị tặng ni ở khắp nơi hội tụ về. Khi đi từ ngoài quốc lộ du khách có thể nhìn thấy tượng mẹ Quan Âm rất lớn đứng trên khu núi Dinh. Để lên được chỗ mẹ đứng du khách phải trải qua mấy trăm bậc thang với khoảng 30 phút lội bộ.
4. Dinh Cô Vũng TàuKhi đến với bãi biển Long Hải du khách sẽ thấy ngay một ngôi chùa lớn nhiều tầng cao rất đông đảo đoàn người vào thăm cúng với tên gọi là Dinh Cô. Nơi đây rất linh thiêng và thu hút nhiều du khách trong ngoài nước.
Dinh Cô thường xuyên tổ chức cầu mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an
Khu Chánh gồm 7 bàn thờ có: bàn thờ Chúa Ngọc Nương Nương, Cửu Thiên Huyền Mẫu,… ở giữa thờ Bà Cô. Bà Cô là người đã gặp nạn thời xưa được dân chôn cất và thờ cúng. Dinh Cô không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng mà còn mang đậm dấu ấn di tích đối với người dân địa phương.
Nếu du khách đến đây vào ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch thì sẽ được chứng kiến lễ hội Nghinh Cô do dân Long Hải tổ chức với mục đích cầu cho quốc thới dân an, mưa thuận gió hòa,… là một lễ hội lớn được rất nhiều người đến tưởng niệm cúng vái Vía Cô.
5. Chùa Bà Vũng TàuChùa Bà hay còn gọi là Miếu Hòn Bà Vũng Tàu. Nơi đây được xây dựng trên hòn đảo phía bãi sau biển Vũng Tàu. Nó có diện tích 5000ha và là nơi thờ cúng linh thiêng. Tuy ngôi chùa được nằm ở giữa biển khơi với mực nước biển lên xuống vô chừng nhưng vẫn được đông đảo người dân và khách thập phương đến viếng.
Chùa Bà nơi thờ cúng linh thiêng với đường đến vô cùng khác biệt
Đây là nơi thờ cúng bà Thủy Long Thần nữ. Chùa được xây dựng với ý nguyện bà sẽ phù hộ, bảo vệ cho ngư dân. Mong họ ra khơi, đánh bắt luôn được yên ổn. Bạn còn được ngắm nhìn con đường quanh bờ biển từ xa và tận hưởng gió biển thật thú vị. Để đến được đảo hòn Bà sẽ phải chờ nước biển rút xuống. Sau đó bạn đi theo con đường mòn trên biển dẫn đến chùa. Bạn không nên ở đảo quá lâu bởi thủy triều lớn rất nhanh. Việc này sẽ khiến bạn không vào đất liền được.
Đăng bởi: Hạt Cát
Từ khoá: Top 5 ngôi chùa linh thiêng tại Vũng Tàu thu hút nhiều du khách (phần 2)
Top #10 Ngôi Chùa Đà Lạt Nổi Tiếng Linh Thiêng, Nhất Định Phải Ghé Một Lần
Chùa Đà Lạt
Hầu hết du khách nào khi đến với Đà Lạt đều phải ghé qua 1 trong số 10 ngôi chùa này. Có thể nói những ngôi chùa này tất cả đều rất linh thiêng. Được người dân Đà Lạt mệnh danh là cầu gì được nấy.
Top các ngôi chùa đẹp tại Đà LạtChùa ở Đà Lạt
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Địa chỉ: Trúc Lâm Yên Tử, phường 3, thành phố Đà Lạt
Nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Lạt thì không thể bỏ qua thiền viện Trúc Lâm. Đây là điểm đến tâm linh trang nghiêm, hùng vĩ nhất khu vực Tây Nguyên. Thiền viện nằm trên núi Phụng Hoàng cạnh đèo Prenn được xây dựng vào năm 1993. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm quanh năm xanh biếc.
Thiền viện Trúc Lâm Tại Đà Lạt
Từ hồ Tuyền Lâm du khách có thể men theo con đường nhỏ với 140 bậc thang lát đá để đi qua những rừng thông bạt ngàn đến với khu thiền viện ở phía trên. Thiền viện Trúc Lâm để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. Bởi vẻ đẹp uy nghi của công trình kiến trúc Phật Giáo xen lẫn giữa đại ngàn linh thiêng. Với diện tích gần 24 mẫu, thiền viện bao gồm chánh điện, gác trống và lầu chuông được chạm khắc các hình tượng tinh xảo.
Có gì đặc biệt bên trong thiền viện Trúc Lâm Đà LạtBên trong lầu chuông có một quả chuông nặng hơn 1 tấn. Đứng trước thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt du khách có thể phóng tầm mắt nhìn xuống hồ Tuyền Lâm. Nơi này như soi bóng cho một rừng thông tuyệt đẹp. Phía trước chánh điện có một hồ Tịnh Tâm. Đây là một hồ nước nhân tạo được nuôi thả các loài cá và rùa trông rất thanh bình đúng phong cách nhà Phật. Ngoài ra ngay trước chánh điện còn có đầy đủ các loại hoa có màu sắc và hương thơm khác nhau.
Thiền Viện ở Đà Lạt
Đặc biệt hơn thiền viện là nơi tu học của hàng trăm tăng ni ở mọi độ tuổi khác nhau. Hơn thế nữa, nơi đây có giới luật trang nghiêm, môi trường hành trì thanh tịnh. Vì vậy nên thiền viện Trúc Lâm được nhiều Phật tử trong và ngoài nước kính ngưỡng. Họ luôn mong một lần được đặt chân đến tham quan và lạy Phật.
Hướng dẫn đường đi đến thiền viện Trúc Lâm Đà LạtTừ chợ Đà Lạt chạy qua bùng binh đi về hướng đường Trần Quốc Toản. Tiếp tục đi thẳng sau đó gặp một vòng xuyến thì đi qua hướng đường Hồ Tùng Mậu. Tiếp tục đi thẳng đến đường 3 tháng 4 bạn sẽ gặp được đèo Prenn và thiền viện Trúc Lâm nằm ở đây.
Chùa Tàu – ngôi chùa cổ kính tại Đà Lạt
Địa chỉ: đường Khe Sanh, phường 10, thành phố Đà Lạt
Chùa Tàu hay còn gọi là chùa Thiên Vương Cổ Sát. Trước đây nơi này từng là nơi sinh sống của cộng đồng người Hoa. Vì thế nên chùa tàu có kiến trúc mang đậm phong cách của người Hoa và hội quán. Bước vào ngôi chùa bạn sẽ có cảm nhận đầu tiên chính là cảm giác linh thiêng, cổ kính đến từ những bức tượng.
Chùa tàu ở Đà Lạt
Không gian ở đây được bài trí vô cùng oai nghiêm. Đặc biệt, phía bên trái của bảo điện là nơi đặt “bàn xoay kỳ lạ”. Bàn xoay này chính là một trong những điểm nhấn thu hút rất nhiều du khách thập phương đến đây tham quan. Bàn xoay thần kì được đồn đoán có thể xoay theo ý muốn của khách tham quan.
Đi sâu vào bên trong khuôn viên chùa Đà Lạt là tòa kiến trúc chính của chùa được thỉnh từ Hồng Kong về năm 1958. Chùa Tàu đến nay vẫn mang những nét riêng mà không thể phai mờ theo thời gian. Đặc biệt hơn là chùa nằm trong khuôn viên tách biệt hoàn toàn với phố thị ồn ào. Nơi đây là một chốn thanh tịnh cho tâm hồn những lữ khách tha hương.
Chùa Linh Phước Đà Lạt – ngôi chùa mang kiến trúc độc đáo tại Đà Lạt
Địa chỉ: số 120 đường Tự Phước , phường 11, thành phố Đà Lạt
Chùa Linh Phước là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại thành phố Đà Lạt. Chùa còn được gọi với cái tên quen thuộc khác là chùa Ve Chai. Ngôi chùa được gọi như vậy là do đa phần tường, cột và trụ đều được ốp từ những miếng sành với nhiều sắc màu cực kì độc đáo. Nơi đây được thiết kế với những đường nét chạm khắc tinh xảo. Có thể nói đây là công trình khổng lồ giữ nhiều kỷ lục Việt Nam cũng như thế giới.
Chùa Linh Phước ở Đà Lạt
Nhờ vào kiến trúc đặc biệt nên chùa Linh Phước để lại trong du khách nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Chùa không chỉ mang nét đẹp về kiến trúc để thu hút khách. Cùng với đó là việc sử dụng hàng chục tấn mảnh chai để trang trí đã thể hiện được tấm lòng kiên trì và sự nhất tâm của những người xây dựng.
Đến đây ngoài việc dâng hương lễ Phật bạn còn có thể chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc đồ sộ. Những công trình được làm từ bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam. Nếu có dịp đi Đà Lạt bạn đừng quên ghé chùa lạy Phật và chiêm ngưỡng ngôi chùa tuyệt đẹp đã đi vào tâm thức của nhiều người.
Tham quan chùa ở Đà Lạt
Chùa Quan Âm Đà Lạt
Địa chỉ: đường Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt
Là ngôi chùa Đà Lạt nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt nhưng khá ít người biết đến. Nếu đi dạo quanh hồ Xuân Hương bạn sẽ nhìn thấy ngôi chùa trong khung cảnh yên tĩnh. Chùa nằm ở địa hình đồi núi nên có không khí mát mẻ và không gian thanh tịnh. Bước qua cổng tam quan du khách sẽ được chiêm bái những tượng Phật được làm bằng vàng và những loại gỗ quý nhất. Đặc biệt chùa còn có cây hoa chuông vàng đầu tiên ở Đà Lạt. Đến tham quan chùa du khách có thể làm lễ cầu an, dâng hương cúng Phật và được tặng chữ thư pháp.
Chùa quan âm Đà Lạt
Đến chùa du khách còn được chiêm ngưỡng “bộ sưu tập” về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất. Ở bất kì mùa nào trong năm bạn cũng sẽ thấy những vườn hoa nở bạt ngàn với hàng trăm giống hoa khác nhau. Các giống hoa truyền thống nơi đây còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt từ 10 năm nay.
Chùa Linh Ẩn
Địa chỉ: khu du lịch thác Voi, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
Chùa Linh Ẩn tọa lạc ở khu thắng cảnh thác Voi. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 27km. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng được bao quanh khuôn viên bằng cây xanh. Chùa như một viên ngọc quý ẩn hiện giữa thiên nhiên và có thể xem là thiền viện Trúc Lâm thứ 2 ở Đà Lạt. Bước đến chùa quý khách sẽ có được cảm giác bình an bên những câu kinh.
Chùa là một địa điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách tìm đến hành hương và tham quan. Đặc biệt là du khách phương Tây tìm đến rất nhiều. Bởi họ thích đến để cảm nhận không gian khác lạ vì ngôi chùa khá đặc biệt. Ngôi chùa nằm nép mình trong không gian tĩnh lặng và yên bình.
Chùa Linh Ẩn ở Đà Lạt
Đến đây khách thập phương sẽ nghe rõ tiếng thác chảy và tiếng chim hót như một bản tấu nhạc bên tai. Ngoài ra khuôn viên chùa còn kết hợp với một ngọn thác voi tuyệt đẹp tạo cho du khách có một cảm giác thật tuyệt vời không thể diễn tả. Bước qua những bậc thang sẽ dẫn lên chánh điện. Đối diện trước mắt du khách là tượng Phật Thích Ca được đặt trang nghiêm trong không gian mang đậm nét văn hóa kiến trúc miền Bắc.
Chùa Linh Quy Pháp Ấn
Địa chỉ: Đồi 45, Thôn 4, xã Bảo Thanh, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Đây là ngôi chùa được du khách ví von như là “Cổng trời” bí ẩn của thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Từ sau MV Lạc Trôi của Sơn Tùng chùa được nhiều người biết đến hơn vì sự xuất hiện đẹp mắt trong bối cảnh ca nhạc. Nằm trên một ngọn đồi khá trắc trở và đường đi ngoằn ngoèo. Để đến được chùa bạn phải men theo biển chỉ dẫn để đến Quán Chiếu Đường.
Chùa Linh Quy Pháp Ấn ở Đà Lạt
Với những ai lần đầu tiên đặt chân đến sẽ không khỏi kinh ngạc và thích thú. Vì khi được đứng giữa sân chánh điện được dựng giữa trời có không khí rất trong lành. Chùa Linh Quy Pháp Ấn đã khiến bao du khách tham quan bị đắm chìm trong cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng. Xen lẫn với khung cảnh đó là sự nhẹ nhàng và thanh tịnh của núi rừng trùng điệp nơi đây.
Khám phá vẻ đẹp mê mẩn của chùa Linh Quy Pháp Ấn Đà LạtVào mỗi buổi sáng sớm 4 bề xung quanh chùa là mây trôi, gió thổi nên đôi khi sương ùa vào mặt làm du khách thích mê cả người. Điều thú vị nhất có lẽ là trải nghiệm đón bình minh từ Linh Quy Pháp Ấn. Khi tiếng chuông thỉnh kệ vừa dứt sư trụ trì sẽ niệm những câu kệ trầm hùng để đón chờ khoảnh khắc thiêng liêng để mặt trời bắt đầu mọc.
Đến chùa bạn có thể tham quan và du ngoạn vẻ đẹp yên bình giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Hiện nay chùa đang là một địa điểm du lịch tôn giáo hấp dẫn nhất của tỉnh Lâm Đồng. Vì thế mà lượng khách đổ về ngày càng đông nên khi đến tham quan mọi người cần giữ trật tự, không xả rác bừa bãi và ăn mặc lịch sự đến chùa.
Linh Quy Pháp Ấn tại Đà Lạt
Chùa Linh Phong Đà Lạt
Địa chỉ: đường Hoàng Hoa Thám, phường 10, thành phố Đà Lạt
Dường như Đà Lạt có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng có tên đầu gắn liền với chữ “Linh”. Và Linh Phong cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng. Chùa Linh Phong Đà Lạt rộng 400 mét vuông và được chia làm 5 gian. Theo lối kiến trúc của những đình làng của miền Trung.
Mái chùa được kép cong trang trí bằng tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng uốn lượn. Trong chánh điện đặt một bức tượng A Di Đà cao 1m8. Cho đến nay chùa đã có tuổi thọ gần 80 tuổi do sư bà tiếp quản và xây dựng. Chùa nằm trên ngọn đồi cao yên tĩnh và có không khí mát mẻ. Vì thế nên đây là điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn cho những ai muốn đến Đà Lạt hành hương.
Chùa Linh Phong Đà Lạt
Chùa Linh Quang Đà Lạt
Địa chỉ: số 133 đường Hai Bà Trưng, phường 6, thành phố Đà Lạt
Chùa Linh là một trong những tổ đình đầu tiên có mặt tại thành phố sương mù vào năm 1931. Chùa có lối kiến trúc cổ và mái chồng cong. Trên mái có hình long, lân, quy, phụng được gắn bằng những mảnh sành đủ màu sắc. Được biết là chùa do hoàng thượng Thích Nhân Từ tạo lập vào năm 1931. Đây là một trong những vị sư có công tạo dựng và xây cất Linh Quang Tự.
Sau đó qua các đời trụ trì thì chùa được xây kiên cố và vững chãi hơn. Đặc biệt hơn, ngôi chùa này đã được vua Bảo Đại và Hoàng Thái Hậu cảm mến. Nên từ đó đã ban cho biển ngạch sắc tứ nên kể từ đó. Nơi này còn được biết đến với tên đầy đủ là Sắc tứ Linh Quang Tự.
Chùa Linh Quang Đà Lạt
Chùa được xây dựng khá đơn giản và oai nghiêm. Bên trong chánh điện thờ đức Phật Thích Ca và hai bên là Bồ Tát Quan Thế Âm. Phía ngoài là ba bảo tháp được xây dựng với họa tiết tinh xảo. Hơn thế nữa, khuôn viên chùa còn có khu vườn tháp mộ. Nếu có dịp bạn hãy ghé tổ đình đầu tiên ở Đà Lạt để tham quan và dâng hương lễ Phật.
Chùa Linh Sơn Đà Lạt
Địa chỉ: số 120 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Đà Lạt
Chùa Linh Sơn là một ngôi chùa Phật giáo lớn và cổ kính tại Đà Lạt. Đây là một trong những ngôi chùa được xây dựng khá sớm tại Đà Lạt. Nằm trên một ngọn đồi có diện tích gần 4 ha. Và gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau trên đó. Chùa Linh Sơn đã trở thành địa điểm hành hương không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt.
Đồng thời nơi này cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người tham quan lễ Phật hàng ngày. Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và cổ kính mang đậm nét tôn nghiêm. Cùng với đó là không gian thanh bình giúp du khách có cảm giác bình an và xua đi cái mệt mỏi. Đi vào bên trong là chánh điện được thiết kế theo lối kiến trúc Á Đông.
Chùa Linh Sơn ở Đà Lạt
Chánh điện giống như các chùa cổ ở Kinh Thành Huế có các họa tiết trang trí vô cùng công phu. Ngoài ra, chùa có phòng phát hành kinh bổn, nhà vãng sinh và phòng giảng đường khá lớn. Đây là phòng giảng đường lớn nhất nhưng hiện nay là Trường Cơ Bản Phật Học của tỉnh Lâm Đồng.
Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt
Địa chỉ: số 39 đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, thành phố Đà Lạt
Thiền Viện Vạn Hạnh là một trong hai ngôi thiền viện nổi tiếng nhất tại Đà Lạt. Nơi đây có một bức tượng Phật lớn và đẹp nhất tại Lâm Đồng. Được biết là tượng Phật ở đây có chiều cao 28 mét, son thiếp vàng. Đến đây ngoài viếng chùa và lễ Phật thì du khách còn được trải nghiệm cảm giác thanh bình. Hơn thế nữa, từ đây bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh miền quê của Đà Lạt bên dưới chân ngôi Thiền Viện.
Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt
Phía bên trong khuôn viên của thiền viện có nhiều tiểu cảnh được trang trí cực kì đẹp mắt. Cho dù bạn đến thiền viện vào lúc nào thì bạn cũng sẽ cảm nhận được không gian an nhiên, tự tại và cực kì thanh bình của nơi đây.
Hướng dẫn đường đi đến thiền viện Vạn Hạnh Đà LạtTừ trung tâm thành phố Đà Lạt. Du khách chạy thẳng trên đường Đinh Tiên Hoàng đến đường Phù Đổng Thiên Vương. Ngay khi vừa lên hết dốc Đá nhìn bên phải bạn sẽ thấy bức tượng Phật thích ca được sơn màu vàng sừng sững ngoài sân. Nơi đó chính là thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt.
Tour tham quan các chùa ở Đà LạtNhững ngôi chùa ở Đà Lạt
Lời kết Một số thắc mắc của du khách về các chùa Đà Lạt:Giá vé tham quan các ngôi chùa ở Đà Lạt như thế nào?
Những ngôi chùa không nên bỏ lỡ khi đến Đà Lạt?
Chùa Linh Quang, Chùa Linh Sơn, chùa Linh Quy Pháp Ấn,… là những địa điểm đáng chú ý
Hoa Dalat Travel có tổ chức tour tham quan chùa ở Đà Lạt không?
5/5 – (1 bình chọn)
Đăng bởi: Vũ Xuân Hùng
Từ khoá: Top #10 Ngôi Chùa Đà Lạt nổi tiếng linh thiêng, nhất định phải ghé một lần
Cập nhật thông tin chi tiết về 9 Ngôi Chùa Cầu May Đầu Xuân Linh Thiêng Nhất Tại Hà Nội trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!