Bạn đang xem bài viết Bạch Biển Đậu: Vị Thuốc Từ Món Đậu Quen Thuộc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạch biển đậu là cây dây leo, cây có thể sống từ 1 – 3 năm, dây trưởng thành dài tới 4 – 5m. Thân cây có góc, hình trụ, màu xanh, nhỏ, bề mặt hơi có rãnh, có lông thưa, dài và mềm.
Lá kép mọc thành chùm, mỗi lá kép có 3 lá chét hình trứng. Lá chét phiến hình xoan, phía dưới hơi bè ra hình trám, lá mọc so le. Mặt trên lá không có lông, mặt dưới lá phủ lông ngắn.
Hoa trắng hay tím nhạt, mọc thành chùm ở ngọn cành hay kẽ lá, hoa hình bướm.
Quả đậu màu lục nhạt, khi chín có màu vàng nhạt, đầu quả có mỏ nhọn. Quả dài 7 – 9cm, rộng 1,5 – 2,5cm hơi cong về một phía giống hình lưỡi liềm, trên đầu có mỏ nhọn cong lên phía lưng quả, hai mép sần sùi.
Quả chứa 2 – 4 hạt, hình trứng, tròn, dẹt, dài 8 – 15mm, rộng 6 – 8mm, dày 2 – 4mm. Hạt màu trắng ngà, rốn hạt hình trái xoan màu trắng, ngay sát lỗ rốn là noãn màu nâu sẫm. Từ rốn có mồng nổi lên màu trắng lồi về một bên mép của hạt kéo dài đến 1/3 chu vi hạt thành hình lưỡi liềm. Trên mồng trắng có 2 đường rãnh chia mồng thành 3 phần.
Cây ra hoa vào tháng 4 – 5, mọc quả vào tháng 9 – 10.
Cây Bạch biển đậu được trồng khắp nơi ở nước ta, gặp nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang,… Cây trồng chủ yếu để lấy quả, hạt để ăn và hạt già làm thuốc.
Người ta dùng Hạt, lá, hoa, rễ của cây để làm thuốc.
Hạt được thu hái lúc quả chín, thường vào khoảng tháng 9 – 10, lúc tiết trời khô ráo. Chọn những quả thật già, vỏ ngoài vàng khô, bóc vỏ lấy hạt bên trong, đem phơi hay sấy khô. Hạt để làm thuốc cần chọn những hạt cứng chắc, tròn trịa, màu trắng ngà, không sâu mọt.
Hoa thu hái vào khoảng tháng 4 – 5, lá có thể lấy quanh năm.
Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, mối mọt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc.
Trong hạt Bạch biển đậu chứa 22,7% protein, 1,8% chất béo, 5% carbohydrate (bao gồm các đường saccharose, glucose, stachyose, maltose, raffinose); 0,048% canxi; 0,052% photpho; 0,001% sắt.
Ngoài ra còn có các vitamin A, B2, C và nhiều B1.
Các acid amin phổ biến gồm tryptophan, arginin, lysine, tyrosin,… và còn có axit L- pipecolic và phytoagglutinnin
Người ta có một vài nghiên cứu trên Bạch biển đậu và thấy rằng nó có một số tác dụng sau:
Khả năng kháng khuẩn: dịch tiết từ dược liệu này được cho rằng có thể ức chế hoạt động của trực khuẩn lỵ.
Khả năng giải độc: Bạch biển đậu có tác dụng chống ngộ độc thực phẩm sinh ra nôn ói, có thể giải độc rượu, giải độc của cá nóc,….
Bạch biển đậu là một vị thuốc có vị ngọt, tính hơi ấm, từ xưa đã được dùng chữa một số chứng bệnh sau:
Giải cảm nắng, khô khát họng khi bị cảm.
Bổ tỳ vị hư yếu (tỳ vị hư yếu làm ăn uống không tiêu, người mệt mỏi, đi phân lỏng,…)
Chữa ra huyết trắng ở phụ nữ.
Chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ.
Trị viêm dạ dày và ruột cấp tính.
Giải ngộ độc rượu, độc thạch tín, độc cá nóc, ngộ độc thức ăn mà sinh nôn mửa.
Ngoài ra lá cây có thể chữa hóc xương, yết hầu sưng đau, tiểu ra máu, rắn cắn.
Rễ cây phối hợp với các vị thuốc khác chữa đậu lào, chữa điên, đau giật, co quắp tay chân.
Hạt dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, mỗi ngày khoảng 8 – 16gr. Rễ cây dùng với liều cao hơn. Lá tươi giã lấy nước pha chút muối súc chữa yết hầu sưng đau; hoặc giã lấy nước uống trong, bã đắp ngoài chữa rắn cắn.
Bài thuốc trị trúng độc thức ănDùng 20gr Bạch biển đậu giã sống, thêm ít nước, vắt lấy nước uống.
Hoặc: Bạch biển đậu nướng cháy, nghiền thành bột hòa với nước uống.
Bài thuốc trị đau bụng do ăn không tiêuBạch biển đậu bỏ vỏ 40gr, Lá hương nhu 80gr, Hậu phác 40gr. Bạch biển đậu sao vàng, Hậu phác tẩm nước gừng cũng sao vàng. Tán nhỏ tất cả làm thành viên 1gr. Khi dùng uống với nước.
Bài thuốc trị dịch tảBạch biển đậu tán thành bột hòa với giấm để uống, có thể thêm Hương nhu.
Bài thuốc chữa chứng tiêu khátDùng Bạch biển đậu làm ra bột, dùng nước cốt Thiên hoa phấn, nếu không có củ tươi thì dùng củ khô thái nhỏ ra mà tán thành bột cũng được, cùng với mật tốt hòa làm hồ mà viên to bằng hạt cây ngô đồng, dùng Kim bạc làm áo, mỗi lần uống 20, 30 viên, dùng nước nấu Thiên hoa phấn làm thang mà uống, mỗi ngày 2 lần.
Trong thời gian uống thuốc này thì kiêng ăn những thức ăn chiên xào béo ngọt, cũng phải kiêng tửu sắc. Sau phải uống thêm thuốc bổ thận.
Bạch biển đậu là món ăn, vị thuốc quen thuộc, dễ tìm, dễ sử dụng. Tuy nhiên, những người bị cảm hàn hay sốt rét kiêng dùng. Và cũng không nên dùng liên tục trong thời gian dài. Tóm lại, để sử dụng chữa bệnh, bệnh nhân cần có sự thăm khám, chẩn đoán và kê đơn của thầy thuốc. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp.
Bạch Đậu Khấu Là Gì? Công Dụng Và Liều Dùng Bạch Đậu Khấu
Bạch đậu khấu tên khoa học là Amomum cardamomum L. Được biết đến với những tên khác như bạch khấu nhân, bạch khấu xác, đa khấu, đới xác khấu, đậu khấu,…
Cây bạch đậu khấu là loài thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, trồng nhiều các 1 số nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Nam Mỹ,… Ở Việt Nam, cây mọc ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Cao Bằng,… Loài cây thảo này cao khoảng 2-3m, sống lâu năm. Rễ mọc bò, lá mọc thành 2 dãy. Cụm hoa mọc thành bông, hoa màu trắng.
Quả bạch đậu khấu nhìn khá lạ. Quả có hình cầu và vỏ nhăn nhăn. Quả khía dọc, lúc chin màu nâu trắng còn hạt thì có tinh dầu thơm. Quả bạch đậu khấu gọi là khấu mễ (khấu nhân), chứa từ 20-30 hạt, mùi thơm vị cay.
Mùa thu là lúc thu hái quả. Thường sẽ hái cây trên 3 năm, quả được hái lúc còn ở giai đoạn chuyển sang vàng xanh (gần chín). Sau khi hái phơi khô trong bóng râm. Hoặc phơi khô xong bỏ cuống rồi xông diêm sinh tới khi vỏ trắng, cất đi dùng dần. Lúc dùng thì chỉ lấy nhân, bỏ vỏ và giã nát.
Hạt bạch đậu khấu chứa tinh dầu (2.4%), với thành phần chủ yếu của tinh dầu là d-borneol và d-camphor. Ngoài ra còn 1 số thành phần khác trong bạch đậu khấu như lipid (7g), cholesterol (0g), natri (18mg), kali (1.119mg), cacbohydrate (68g), protein (11g) và một số dưỡng chất khác (vitamin A, vitamin D, vitamin B12, sắt, magie,…)
Loại dược liệu này giúp tăng cường nhu động ruột, tăng tiết dịch vị, ngăn tình trạng ruột lên men không bình thường và chống buồn nôn. Bên cạnh đó, nó còn giúp chống nấm, hạ sốt, giãn cơ trơn, hạ huyết áp ở người cao huyết áp rất tốt.
Theo đông y, bạch đậu khấu vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí, hóa thấp, ôn trung, cầm nôn. Trong đời sống thì bạch đậu khấu được dùng làm gia vị vì mùi dễ chịu hoặc dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh hiệu quả.
Thông thường mỗi lần dùng sẽ sắc khoảng 2-6g bạch đậu khấu lấy nước uống. Khi sắc thuốc thì đợi lúc nước đang sôi mới cho bạch đậu khấu vào vì nếu sắc lâu quá sẽ làm giảm tác dụng. Vị thuốc từ bạch đậu khấu có thể bào chế ở các dạng như dạng lỏng, dạng bột, quả hoặc hạt khô/tươi, hoặc rượu thuốc,…
Công dụng bạch đậu khấu được biết đến như, khi dùng làm thuốc, nó rất hiệu quả trong việc trị các bệnh như: Đầy bụng khó tiêu, co thắt bụng, nôn mửa, hội chứng ruột kích thích, các bệnh về phổi, hoặc trẻ con trớ sữa,… Bạch đậu khấu cũng được tin dùng trong việc làm thuốc chữa hạ sốt, điều kinh, chữa bệnh lao hoặc thấp khớp, sốt rét,…
Chữa đầy bụng, ngực đauSắc uống hỗn hợp gồm: 5g bạch đậu khấu, 6g hậu phác, 3g quảng mộc hương, 3g cam thảo. Sắc lấy nước uống.
Chữa trẻ em bị trớ sữaDùng 14 hạt bạch đậu khấu, 14 hạt sa nhân, 6g sinh cam thảo, 6g chích cam thảo. Sau đó đem tất cả tán thành bột mịn rồi xát vào miệng trẻ.
Chữa nôn mửa khi thai nghénChuẩn bị 3g bạch đậu khấu, 3 quả đại táo, 3g trúc như, 3g gừng cay. Gừng đem giã nát ép lấy nước. Các vị thuốc còn lại sắc với khoảng 50-60ml nước lọc rồi uống cùng nước gừng.
Trị nôn mửa do dạ dày tích tụ đờm lạnhDùng 12g bạch đậu khấu, 8g quất hồng, 10g bạch truật, 10g phục linh và 3 lát gừng sống. Sắc 3 bát lấy 1 bát uống. Uống lúc nước ấm vào trước hoặc sau bữa ăn 60 phút. Mỗi ngày uống 1 thang.
Giải độc rượuSắc lấy nước uống tất cả 5g bạch đậu khấu, 5g cam thảo có thể giúp giải độc rượu.
Hình dạng: Bạch đậu khấu hình cầu dẹt, có khía, 3 múi và nhiều hạt. Khi chín có màu nâu trắng và lớp vỏ khô. Nhục đậu khấu hình cầu tròn, màu vàng sẫm. Khi chín vỏ tách đôi ra và chỉ có 1 hạt bên trong. Vỏ hạt tách ra sẽ có màu hồng.
Mùi vị: Bạch đậu khấu có vị cay, hương thơm dịu, hơi ngọt. Còn nhục đậu khấu thì hơi đắng và chát.
Thành phần: Nhục đậu khấu có lượng tinh dầu nhiều hơn (5%) so với bạch đậu khấu (2.4%). Các chất còn lại khá tương tự nhau.
Công dụng: Bạch đậu khấu là loại thảo quả xanh tính ấm, có thể chống nôn, hỗ trợ tiêu hóa và lưu thông máu. Còn nhục đậu khấu cũng có tính ấm, nhưng có thể chữa tiêu chảy, dạ dày, sốt rét, bệnh phong.
Advertisement
Để an toàn, bạn cần lưu ý khi dùng bạch đậu khấu:
Có sự tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì một số loại thực phẩm chức năng hoặc thảo dược khác bạn đang dùng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của loại dược liệu này, hoặc đem tới những hậu quả không mong muốn.
Có bất kỳ triệu chứng nào trong quá trình sử dụng thì phải báo ngay cho bác sĩ và tạm ngưng ngay. Người có cơ địa nhiệt và táo bón, thiếu máu thì không nên dùng.
Nguồn: hellobacsi
Câu Chuyện Thú Vị Về Món Đậu Phụ Mapo Trứ Danhtrung Quốc
Chúng ta vẫn hay gọi công thức đậu phụ non sốt thịt băm này là Đậu phụ Tứ Xuyên, gắn liền với tên tỉnh thành nơi sản sinh ra nó, song thực chất món ăn có một tên gọi “chính thống” của riêng mình: Đậu Mapo. Trong tiếng Trung Quốc, “Mapo” là từ ghép có ý chỉ một người phụ nữ lớn tuổi và… mặt rỗ. Theo sách “Phù dung thoại cựu lục” mô tả thì món ăn này xuất hiện vào thời Đồng Trị thời nhà Thanh (1874) do Trần Lưu Thị, còn được gọi là Trần Ma Bà (Ma chỉ mụn rỗ, Trần Ma Bà tức là người đàn bà mặt rỗ họ Trần), chủ quán cơm “Trần Hưng Thịnh phạn phô” tại Thành Đô sáng chế.
Sưu tầm
Sở dĩ món ăn có cái tên lạ lùng như vậy là bởi nó gắn liền với “truyền thuyết” về nhà hàng của bà Chen: Tứ Xuyên xưa kia có một hàng cơm nhỏ do bà Chen Mapo làm chủ. Không ai rõ tên thực của bà là gì, chỉ biết bà từ nhỏ do bị bệnh tật tai ương mà để lại sẹo rỗ trên mặt, nên người ta thường gọi là “Bà Chen mặt rỗ” – tức Chen Mapo.
Sưu tầm
Món ăn nổi tiếng đến mức nhiều người không nhớ tên gốc của quán mà quen gọi là “Trần Ma Bà đậu hũ điếm”, ngang hàng với “Chính Hưng Viên” và “Chung Thang Viên” thành ba quán ăn nổi tiếng nhất Thành Đô. Danh tiếng của đậu hũ Ma Bà còn được nhắc đến trong tập thơ “Cẩm Thành Trúc Chi Từ Bách Vịnh ” như sau:
Ma bà đậu hũ thượng truyện danh,
Đậu hũ hồng lai vị tối tinh.
Vạn phúc kiều biên liêm ảnh động,
Hợp cô xuân tửu túy tiên sinh.
Tứ Xuyên là nơi trứ danh với ẩm thực cay và nóng, vì vậy đậu hũ ma bà cũng không ngoại lệ. Thành phần chính của món này là đậu phụ non, mềm, thịt bằm và nhiều thứ gia vị cay nồng. Đậu hũ ma bà có thể dùng chung với cơm hoặc cũng có thể ăn không.
Sưu tầm
Để xử lý số lượng đậu phụ dư thừa trong kho thực phẩm, Chen Mapo đã nghĩ ra cách kết hợp nó với các nguyên liệu khác nhằm đổi mới món ăn, đưa ra một công thức đậu hoàn toàn khác biệt với các kiểu nấu nhàm chán có sẵn. Bà đã trộn đậu với thịt heo băm nhỏ cùng rất nhiều gia vị khác nhau, xào chung trên một chiếc chảo lớn. Công thức này mau chóng đem lại tiếng tăm cho nhà hàng của Chen Mapo, và khi bà mất, người ta cũng lấy cụm từ “Mapo” làm tên gọi chính thức cho món ăn.
Sưu tầm
Thoạt nhìn rất đơn giản và bình dân, nhưng đĩa đậu hũ xào cay với hương vị nồng nàn ấm nóng ngay lập tức có được vị trí xứng đáng trong làng ẩm thực Tứ Xuyên, bởi nó là sự kết hợp tuyệt với với khí hậu quanh năm lạnh giá của nơi dây. Các vùng đất khác trên khắp đất nước Trung Quốc cũng rất chuộng đậu Mapo, đặc biệt là vào mùa Đông. Cùng với vịt quay Bắc Kinh, đậu hũ Tứ Xuyên có thể xem là một trong những đại diện tiêu biểu hàng đầu cho ẩm thực Trung Quốc, khi hầu hết các quán ăn Tàu trên thế giới đều không thể bỏ món đậu trứ danh này khỏi thực đơn.
Sưu tầm
Vị thế của món đậu bình dân này có lẽ xuất phát từ tinh thần Trung Hoa mà nó chứa đựng. Gần như không có công thức nào lại thể hiện đầy đủ 7 tính chất đặc trưng của âm thực Trung Quốc như đậu hũ Tứ Xuyên: Bùi – Cay – Nóng – Tươi – Mềm – Thơm và Giòn. Quả thực, đậu Mapo vừa có cái ngầy ngậy tươi mát của đậu hũ non, vị beo béo thoang thoảng từ thịt băm cùng dầu xào, đi cùng hương cay nồng từ ớt tươi cùng đủ loại gia vị hấp dẫn tạo nên một mùi thơm nồng nàn khó cưỡng, xứng đáng trở thành món ăn quốc hồn quốc túy của đất nước Trung Hoa.
Sưu tầm
Đăng bởi: Dương Nguyễn Thùy
Từ khoá: Câu chuyện thú vị về món đậu phụ Mapo trứ danhTrung Quốc
Sai Lầm Dễ Gặp Khi Dùng Thuốc Trị Thủy Đậu
Bệnh gây ra ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em dễ mắc bệnh nhất. Thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm (bội nhiễm da, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu hay viêm màng não…) nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời…
Nhận biết các dấu hiệu trẻ bị thủy đậu
Sau thời gian ủ bệnh khoảng 10-21 ngày, trẻ khởi bệnh có thể bị sốt, ăn uống kém hơn, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi khó chịu sau đó nổi các ban đỏ, mụn nước trên da toàn thân kéo dài khoảng 5-10 ngày. Trường hợp kín đáo, thường thấy các mụn nước nhiều ở vùng đầu, đặc biệt vùng chân tóc. Các tổn thương phỏng nước rất đa dạng và đa hình thái, cùng lúc có thể nhìn thấy các ban sần đỏ, mụn nước, mụn nước lõm và mụn nước đã vỡ đóng vảy…
Với trẻ khỏe mạnh, đa phần bệnh sẽ không nghiêm trọng. Trong trường hợp nghiêm trọng, mụn nước có thể rất dày toàn bộ cơ thể và các tổn thương có thể ở cổ họng, mắt và niêm mạc của niệu đạo, âm đạo hoặc hậu môn.
Điều trị thủy đậu như thế nào?
Thuốc kháng virus acyclovir: Lưu ý, dùng càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24 giờ khi phát bệnh. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, một số nhóm có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu trung bình đến nặng nên được xem xét điều trị như:
Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn.
Những người có hệ miễn dịch yếu: Nhiễm HIV, ung thư, điều trị hóa chất, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Tiền sử bệnh về da hoặc bệnh lý mạn tính về tim, phổi.
Thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol): Cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ khi bị sốt cao hoặc đau nhức do thủy đậu, đặc biệt giúp giảm đau khi có các tổn thương ở miệng.
Thuốc bôi tại chỗ nhằm mục đích chống bội nhiễm da như: Xanh-methylen hoặc Gel ion bạc, chỉ cần bôi những nốt phỏng đã vỡ để làm khô se bề mặt.
Bên cạnh đó, với những trường hợp trẻ ngứa nhiều, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng histamin giúp trẻ giảm ngứa.
Nốt phỏng thủy đậu.
Những sai lầm cần tránh
Khi trẻ bị thủy đậu thường ngứa ngáy, khó chịu, nhiều trẻ bỏ ăn do có các tổn thương ở miệng. Do đó, các bậc cha mẹ thường mong muốn chữa cho trẻ nhanh khỏi, tuy nhiên nhiều người đã lựa chọn cách điều trị sai lầm khiến trẻ có thể biến chứng nặng do bội nhiễm da, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu hay viêm màng não…
Trước tiên, không được tùy tiện dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm corticoid. Nên nhớ, thủy đậu là bệnh do virus gây ra, kháng sinh không diệt được virus do đó không tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị, vừa không mang lại lợi ích gì mà tăng nguy cơ kháng thuốc, vừa chịu tác dụng phụ không đáng có (nếu xảy ra). Thuốc chống viêm corticoid có rất nhiều tác dụng phụ và có thể làm bệnh nặng hơn, tuyệt đối không sử dụng.
Một sai lầm nữa là kiêng tắm, kiêng gió khi trẻ bị thủy đậu. Tuy nhiên, đây là việc làm không cần thiết. Trẻ cần được tắm rửa bình thường, nhưng không chà vỡ mụn nước. Nên nhớ, việc kiêng tắm sẽ làm da trẻ bẩn, dễ bị ngứa, gãi nhiều gây loét da và càng nặng hơn. Ngoài ra, việc kiêng gió mà để trẻ trong phòng kín, tối cũng có thể khó phát hiện các mụn mủ đã bội nhiễm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để tránh mắc thủy đậu, trẻ nên được tiêm chủng thủy đậu và các mũi vắc-xin khác để có sự đề kháng tốt nhất. Đảm bảo cho trẻ và người chăm sóc vệ sinh tay sạch bằng xà phòng, hướng dẫn trẻ không đưa tay lên mắt mũi miệng. Khi nhà có trẻ bệnh, nên hạn chế tiếp xúc gần như ôm hôn, không dùng chung dụng cụ và thức ăn chung với trẻ khác. Cho trẻ nghỉ học cho đến khi mụn nước khô đóng vảy, tránh lây nhiễm cho bạn học, cần vệ sinh đồ dùng, bề mặt trẻ hay chạm vào để làm sạch virus gây bệnh.
Tránh gãi tại các ban mụn nước thủy đậu: Các nốt này rất ngứa, nếu trẻ gãi tại vị trí mụn nước dễ gây nhiễm trùng da do vi khuẩn (dễ để lại sẹo). Nên cắt gọn móng tay cho trẻ, tránh gãi làm tổn thương loét sâu. Đặc biệt lưu ý, không được chọc, trích vỡ các phỏng nước chưa vỡ.
Không cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, tránh ra nhiều mồ hôi tăng cảm giác khó chịu và tăng mức độ ngứa.
Không kiêng ăn uống khi trẻ bị thủy đậu: Việc kiêng khem khiến trẻ thiếu đi nguồn cung cấp dinh dưỡng. Cần đảm bảo dinh dưỡng tốt, ăn đồ lỏng mát: canh, cháo, súp, sinh tố… đặc biệt khi trẻ bị mụn nước thủy đậu trong miệng. Uống đủ nước giúp cơ thể đỡ mệt mỏi do cơ thể dễ mất nước bởi sốt và phỏng nước.
Thanh Táo: Cây Thuốc Quen Thuộc Trị Đau Xương Khớp, Bệnh Ngoài Da
1.1. Đặc điểm cây Thanh táo
Thanh táo tên khác là Thuốc trặc, Tần cửu, có tên khoa học Justicia gendarussa L. (Gendarussa vulgaris Nees), thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây nhỏ, thường cao 1-1,5m. Thân cành non màu xanh hoặc tím sẫm.
Lá mọc đối, hình mác hẹp, có gân chính tím, không lông. Chiều dài lá 4-20cm, rộng 0,6-8cm. Trên mặt lá thường có những đốm vàng hoặc nâu đen do một loài nấm gây nên.
Hoa mọc thành cụm ở đầu cành, ngọn thân. Quả nang nhẵn, hình đinh, dài 12mm. Mùa hoa quả tháng 2-6.
1.2. Nơi phân bố và sinh thái Thanh táoThanh táo vốn có nguồn gốc hoang dại, và trồng trọt từ Trung Quốc, sau lan ra nhiều nước khác. Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở dọc bờ khe suối, ngoài cửa rừng. Gặp nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, …Cây còn được trồng làm hàng rào ở nhiều nơi.
Thanh táo là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây chịu được ngập úng. Nó ra hoa hằng năm, cây mọc chỗ sáng ra nhiều hoa quả hơn. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và chủ yếu mọc chồi từ các đoạn thân cành bị cắt rời.
Dùng toàn cây, thường gọi là Tiểu bác cốt. Có thể dùng riêng cành, lá, rễ. Dùng tươi hay phơi khô, thu hái quanh năm, tốt nhất tháng 7-8.
Trong cây có một alkaloid là justicin và một lượng rất ít tinh dầu.
Vỏ cây Thanh táo có tác dụng gây nôn. Lá chứa 1 alkaloid có tính độc nhẹ. Nước sắc hoặc cao rượu từ rễ gây liệt nhẹ ở chuột cống.
Thanh táo có vị hơi chua, đắt, tính mát. Rễ có vị hơi chua cay, tính bình có tác dụng hoạt huyết, trấn thống (lưu thông máu, giảm đau), làm lợi đại tiểu tiện, tán phong thấp. Do các tác dụng trên vỏ rễ và vỏ thân được dùng làm thuốc chữa đau xương khớp, tay chân tê bại, các vết sưng đau, vàng da, ho, sốt, mụn nhọt, rôm sảy.
Liều dùng: 6 đến 12gam, có thể đến 20gam, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
Vỏ rễ, vỏ thân sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa tê thấp. Rễ và cành lá có thể dùng tươi giã đắp các vết thương chỗ sưng tấy và bó gãy xương. Còn dùng tán bột rắc trừ sâu mọt. Chú ý uống thanh táo tươi thường bị nôn, cần thận trọng.
Tại Trung Quốc, rễ được sắc và hãm là thuốc lợi tiểu, hạ nhiệt, giảm đau, chữa lao phổi, thấp khớp, tiểu khó mụn nhọt, tiêu chảy. Lá trị sốt, đau lưng, vô kinh, sưng tấy, ho, chàm, đau nửa đầu.
Ở Ấn Độ, lá dùng làm thuốc chống sốt rét, diệt sâu bọ. Lá tươi giã đắp chữa tê phù, thấp khớp. Lá và mầm non là ra mồ hôi, nước hãm lá chữa đau đầu. Rễ trị thấp khớp tiểu tiện khó, sốt, mụn nhọt, vàng da, tiêu chảy.
Tại Philippin, cao lá hoặc mầm non được dùng làm thuốc gây nôn, trị ho và hen. Lá tươi dùng tại chỗ chữa phù trong bệnh tê phù và thấp khớp.
Ở Thái Lan, rễ trị tiểu tiện khó, tiêu chảy, rắn cắn. Vỏ cây trị sốt, ho, lỵ amib, vết thương, dị ứng.
5.1. Chữa ho, sốt, mồ hôi trộmRễ Thanh táo, miết giáp, địa cốt bì, sài hồ, mỗi vị 10g, Đương quy, tri mẫu, mỗi vị 5g; Thanh cao, Ô mai mỗi vị 4g. Sắc uống trong ngày.
5.2. Chữa Phong thấp, tay chân tê dạiRễ Thanh táo, Dây chiều, rễ Hoàng lực, rễ Gai tầm xoong, mỗi vị 20g, củ cốt khí, rễ thiên niên kiện, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
5.3. Chữa vết lở, vết thương chảy máu, nhọt lở thối loét, khó liền miệngLá Thanh táo, lá mỏ quạ, lượng bằng nhau. Rửa với nước muối, giã nhỏ, đắp rịt. Thay thuốc hằng ngày. Kết hợp uống nước sắc bạch chỉ nam, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 1 nắm.
5.4. Chữa bong gân, sai khớp từ Thanh táoThanh táo 20g, Lá diễn tươi 50g, cốt toái bổ, xuyên tiêu, trạch lan mỗi vị 20g. Sắc uống lúc còn ấm, mỗi ngày 1 thang.
Lá Thanh táo, Lá ngải cứu, lá diễn dùng tươi, lượng bằng nhau. Giã nhỏ đắp ngày 2 lần.
5.5. Thuốc bó gãy xươngLá Thanh táo, vỏ cây gạo, mỗi vị 30g. Gà con 1 con, cơm nếp vừa đủ. Giã nát, thêm ít rượu, đắp bó, nẹp bằng thân cây mía dò. (Lưu ý không đắp lên vết thương hở).
5.6. Chữa sản phụ ra máu sẫm, choáng váng, mắt mờ:Thanh táo, Mần tưới, Cỏ màn trầu, mỗi vị 20-30g, sắc uống trong ngày.
Các chiết xuất từ lá Thanh táo có hoạt tính kháng nấm. Người ta thấy nó ức chế nhiều loại nấm như Trichophyton mentagrophytes, Microsporum gypseum, … đây là các loại nấm gây bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, chiết xuất các thành phần lá, cành cho thấy tác dụng kháng viêm, giảm đau trên chuột.
Chiết xuất từ thân và rễ cây thu hái tại Việt Nam cho thấy tác dụng ức chế 1 số chủng của vi khuẩn HIV, đưa đến triển vọng về 1 loại thuốc mới cho bệnh nhân nhiễm HIV. Chiết xuất từ thân Thanh táo cũng cho thấy tác dụng chống viêm và bảo vệ gan.
Tóm lại, Thanh táo là một cây thuốc được dùng từ lâu trong y học cổ truyền các nước. Các thành phần của cây được sử dụng là lá, thân, rễ, có tác dụng trị đau nhức xương khớp, vàng da, rôm sảy, mụn nhọt. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy nó có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống nấm, bảo vệ gan, ức chế vi khuẩn HIV.
Bạch Cập: Vị Thuốc Quý Cầm Máu Hiệu Quả
Bạch cập hay còn được gọi là Liên cập thảo, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập. Vị thuốc sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp, do đó có tên Bạch cập. Theo y học cổ truyền, Bạch cập có vị đắng, tính bình, tác dụng bổ phế, cầm máu, làm tan máu ứ, nhanh lành vết thương.
1.1. Nhận biếtBạch cập có tên khoa học là Beletia hyacinthina R. Br, thuộc họ Lan (Orchidaceae). Đây là một loại cây thảo, sống lâu năm, mọc hoang và được trồng ở vùng đất ẩm, mát, có thân rễ, có vảy.
Lá mọc từ rễ lên, chừng 3 đến 5 lá hình mác dài 18 – 40cm, rộng 2,5 – 5cm, trên có nhiều nếp nhăn dọc. Vào đầu mùa hạ, ở đầu cành hoa nở màu đỏ tía rất đẹp. Quả hình thoi 6 cạnh.
1.2. Phân bố, thu hái và chế biến
Bạch cập là cây cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Vùng phân bố tự nhiên cũng như trữ lượng của nó rất hạn chế. Ở Việt Nam mới gặp rải rác tại vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang… Đây là một cây thuốc quý ở Việt Nam. Loài này đã được đưa vào Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam để chú ý bảo vệ và nghiên cứu, nhân trồng thêm.
Thân rễ 2 – 3 năm tuổi, bỏ vảy và rễ con, rửa sạch, sấy nhỏ lửa cho khô hoặc để khô cứng mà dùng. Tuy nhiên, với thân rễ cây được gọi là Bạch cập của ta thì chỉ thu được những vị thuốc trông như bánh dày nhỏ.
Còn vị Bạch cập nhập thì là những khối rắn, cứng, có màu trắng nâu, với hai hoặc ba nhánh con rất đặc biệt. Soi qua kính hiển vi thấy trong bột của nó có những tế bào nhu mô chứa tinh thể oxalat canxi hình kim. Hiện nay, Bạch cập ở nước ta chưa được khai thác, ít nhất vì hình thức bên ngoài chưa đúng vị nhập.
1.3. Thành phần hóa học
Thành phần có 55% chất nhầy, một ít tinh dầu và glycogen.
1.4. Bộ phận dùngThân rễ đã phơi khô hoặc sấy khô.
Vào tháng 8 – 11, đào thân rễ, bỏ phần thân đã tàn lụi và rễ nhỏ, rửa sạch, nhúng vào nước sôi 3 – 5 phút cho đến khi không còn ruột trắng. Lấy ra phơi cho đến khi một nửa đã khô, một nửa chưa khô, bóc vỏ ngoài rồi tiếp tục phơi cho đến khô.
Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất chứa trong loại cây có tác dụng kháng khuẩn và cầm máu.
2.1. Kháng khuẩnBiphenanthren được phân lập có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn gây bệnh thông thường.
2.2. Cầm máuĐiều trị xuất huyết đường tiêu hóa: Một nghiên cứu ứng dụng Bạch cập trên 70 bệnh nhân, khỏi 68 (tỷ lệ khỏi 97,2%), số ngày điều trị là 4,13 ± 3 ngày. Một nghiên cứu khác trên 100 bệnh nhân, khỏi 90 (tỷ lệ khỏi 90%), số ngày điều trị là 3.51 ± 1.54 ngày. Trong một tài liệu Trung Quốc, người ta đã nghiên cứu trên 300 bệnh nhân bị xuất huyết đường hô hấp trên cũng thu được kết quả tốt.
Theo y học cổ truyền, Bạch cập có vị đắng, tính bình, quy vào Phế kinh. Dược liệu có tác dụng bổ phế, hóa ứ (tan máu đông), cầm máu, lành vết thương.
Hiện nay, Bạch cập chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm cổ của nhân dân, làm thuốc cầm máu, trong những trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu, đau mắt đỏ, dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng tấy, bỏng lửa. Ngày dùng từ 4g đến 12g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
4.1. Chữa nôn ra máu, chảy máu dạ dày
Bạch cập tán nhỏ, uống với nước cơm hoặc nước cháo, ngày 10 – 15g.
Bạch cập 2 phần, Tam thất 1 phần. Tán nhỏ, uống với nước cơm hoặc nước cháo. Mỗi lần 4 – 8g, ngày 2 – 4 lần.
4.2. Chảy máu cam
Lấy vị thuốc tán nhỏ, trộn với nước, đắp lên sống mũi và uống 1 – 3g.
4.3. Chữa vết thương do chémBạch cập 20g, Thạch cao 20g. Hai vị tán nhỏ, trộn đều. Rắc lên vết thương, rất nhanh hàn miệng.
4.4. Chữa ung nhọt sưng đauTán nhỏ dược liệu, trộn với ít nước, đặt trên giấy bản, đắp.
4.5. Chữa vết bỏng lửaTán nhỏ dược liệu, hòa vào dầu vừng, bôi.
4.6. Chữa sa dạ conBạch cập, Ô đầu, mỗi vị bằng nhau, tán nhỏ. Lấy 4g bọc vào bông vô trùng, để sâu vào âm đạo. Khi thấy trong bụng nóng lên thì bỏ ra. Ngày 1 lần.
Bài viết đã cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về vị thuốc Bạch cập cũng như công dụng và cách dùng. Tuy nhiên, quý độc giả cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thuốc để mang lại sự an toàn và hiệu quả tốt nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bạch Biển Đậu: Vị Thuốc Từ Món Đậu Quen Thuộc trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!