Bạn đang xem bài viết Bạch Cập: Vị Thuốc Quý Cầm Máu Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạch cập hay còn được gọi là Liên cập thảo, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập. Vị thuốc sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp, do đó có tên Bạch cập. Theo y học cổ truyền, Bạch cập có vị đắng, tính bình, tác dụng bổ phế, cầm máu, làm tan máu ứ, nhanh lành vết thương.
1.1. Nhận biếtBạch cập có tên khoa học là Beletia hyacinthina R. Br, thuộc họ Lan (Orchidaceae). Đây là một loại cây thảo, sống lâu năm, mọc hoang và được trồng ở vùng đất ẩm, mát, có thân rễ, có vảy.
Lá mọc từ rễ lên, chừng 3 đến 5 lá hình mác dài 18 – 40cm, rộng 2,5 – 5cm, trên có nhiều nếp nhăn dọc. Vào đầu mùa hạ, ở đầu cành hoa nở màu đỏ tía rất đẹp. Quả hình thoi 6 cạnh.
1.2. Phân bố, thu hái và chế biến
Bạch cập là cây cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Vùng phân bố tự nhiên cũng như trữ lượng của nó rất hạn chế. Ở Việt Nam mới gặp rải rác tại vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang… Đây là một cây thuốc quý ở Việt Nam. Loài này đã được đưa vào Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam để chú ý bảo vệ và nghiên cứu, nhân trồng thêm.
Thân rễ 2 – 3 năm tuổi, bỏ vảy và rễ con, rửa sạch, sấy nhỏ lửa cho khô hoặc để khô cứng mà dùng. Tuy nhiên, với thân rễ cây được gọi là Bạch cập của ta thì chỉ thu được những vị thuốc trông như bánh dày nhỏ.
Còn vị Bạch cập nhập thì là những khối rắn, cứng, có màu trắng nâu, với hai hoặc ba nhánh con rất đặc biệt. Soi qua kính hiển vi thấy trong bột của nó có những tế bào nhu mô chứa tinh thể oxalat canxi hình kim. Hiện nay, Bạch cập ở nước ta chưa được khai thác, ít nhất vì hình thức bên ngoài chưa đúng vị nhập.
1.3. Thành phần hóa học
Thành phần có 55% chất nhầy, một ít tinh dầu và glycogen.
1.4. Bộ phận dùngThân rễ đã phơi khô hoặc sấy khô.
Vào tháng 8 – 11, đào thân rễ, bỏ phần thân đã tàn lụi và rễ nhỏ, rửa sạch, nhúng vào nước sôi 3 – 5 phút cho đến khi không còn ruột trắng. Lấy ra phơi cho đến khi một nửa đã khô, một nửa chưa khô, bóc vỏ ngoài rồi tiếp tục phơi cho đến khô.
Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất chứa trong loại cây có tác dụng kháng khuẩn và cầm máu.
2.1. Kháng khuẩnBiphenanthren được phân lập có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn gây bệnh thông thường.
2.2. Cầm máuĐiều trị xuất huyết đường tiêu hóa: Một nghiên cứu ứng dụng Bạch cập trên 70 bệnh nhân, khỏi 68 (tỷ lệ khỏi 97,2%), số ngày điều trị là 4,13 ± 3 ngày. Một nghiên cứu khác trên 100 bệnh nhân, khỏi 90 (tỷ lệ khỏi 90%), số ngày điều trị là 3.51 ± 1.54 ngày. Trong một tài liệu Trung Quốc, người ta đã nghiên cứu trên 300 bệnh nhân bị xuất huyết đường hô hấp trên cũng thu được kết quả tốt.
Theo y học cổ truyền, Bạch cập có vị đắng, tính bình, quy vào Phế kinh. Dược liệu có tác dụng bổ phế, hóa ứ (tan máu đông), cầm máu, lành vết thương.
Hiện nay, Bạch cập chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm cổ của nhân dân, làm thuốc cầm máu, trong những trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu, đau mắt đỏ, dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng tấy, bỏng lửa. Ngày dùng từ 4g đến 12g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
4.1. Chữa nôn ra máu, chảy máu dạ dày
Bạch cập tán nhỏ, uống với nước cơm hoặc nước cháo, ngày 10 – 15g.
Bạch cập 2 phần, Tam thất 1 phần. Tán nhỏ, uống với nước cơm hoặc nước cháo. Mỗi lần 4 – 8g, ngày 2 – 4 lần.
4.2. Chảy máu cam
Lấy vị thuốc tán nhỏ, trộn với nước, đắp lên sống mũi và uống 1 – 3g.
4.3. Chữa vết thương do chémBạch cập 20g, Thạch cao 20g. Hai vị tán nhỏ, trộn đều. Rắc lên vết thương, rất nhanh hàn miệng.
4.4. Chữa ung nhọt sưng đauTán nhỏ dược liệu, trộn với ít nước, đặt trên giấy bản, đắp.
4.5. Chữa vết bỏng lửaTán nhỏ dược liệu, hòa vào dầu vừng, bôi.
4.6. Chữa sa dạ conBạch cập, Ô đầu, mỗi vị bằng nhau, tán nhỏ. Lấy 4g bọc vào bông vô trùng, để sâu vào âm đạo. Khi thấy trong bụng nóng lên thì bỏ ra. Ngày 1 lần.
Bài viết đã cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về vị thuốc Bạch cập cũng như công dụng và cách dùng. Tuy nhiên, quý độc giả cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thuốc để mang lại sự an toàn và hiệu quả tốt nhất.
Bạch Biển Đậu: Vị Thuốc Từ Món Đậu Quen Thuộc
Bạch biển đậu là cây dây leo, cây có thể sống từ 1 – 3 năm, dây trưởng thành dài tới 4 – 5m. Thân cây có góc, hình trụ, màu xanh, nhỏ, bề mặt hơi có rãnh, có lông thưa, dài và mềm.
Lá kép mọc thành chùm, mỗi lá kép có 3 lá chét hình trứng. Lá chét phiến hình xoan, phía dưới hơi bè ra hình trám, lá mọc so le. Mặt trên lá không có lông, mặt dưới lá phủ lông ngắn.
Hoa trắng hay tím nhạt, mọc thành chùm ở ngọn cành hay kẽ lá, hoa hình bướm.
Quả đậu màu lục nhạt, khi chín có màu vàng nhạt, đầu quả có mỏ nhọn. Quả dài 7 – 9cm, rộng 1,5 – 2,5cm hơi cong về một phía giống hình lưỡi liềm, trên đầu có mỏ nhọn cong lên phía lưng quả, hai mép sần sùi.
Quả chứa 2 – 4 hạt, hình trứng, tròn, dẹt, dài 8 – 15mm, rộng 6 – 8mm, dày 2 – 4mm. Hạt màu trắng ngà, rốn hạt hình trái xoan màu trắng, ngay sát lỗ rốn là noãn màu nâu sẫm. Từ rốn có mồng nổi lên màu trắng lồi về một bên mép của hạt kéo dài đến 1/3 chu vi hạt thành hình lưỡi liềm. Trên mồng trắng có 2 đường rãnh chia mồng thành 3 phần.
Cây ra hoa vào tháng 4 – 5, mọc quả vào tháng 9 – 10.
Cây Bạch biển đậu được trồng khắp nơi ở nước ta, gặp nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang,… Cây trồng chủ yếu để lấy quả, hạt để ăn và hạt già làm thuốc.
Người ta dùng Hạt, lá, hoa, rễ của cây để làm thuốc.
Hạt được thu hái lúc quả chín, thường vào khoảng tháng 9 – 10, lúc tiết trời khô ráo. Chọn những quả thật già, vỏ ngoài vàng khô, bóc vỏ lấy hạt bên trong, đem phơi hay sấy khô. Hạt để làm thuốc cần chọn những hạt cứng chắc, tròn trịa, màu trắng ngà, không sâu mọt.
Hoa thu hái vào khoảng tháng 4 – 5, lá có thể lấy quanh năm.
Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, mối mọt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc.
Trong hạt Bạch biển đậu chứa 22,7% protein, 1,8% chất béo, 5% carbohydrate (bao gồm các đường saccharose, glucose, stachyose, maltose, raffinose); 0,048% canxi; 0,052% photpho; 0,001% sắt.
Ngoài ra còn có các vitamin A, B2, C và nhiều B1.
Các acid amin phổ biến gồm tryptophan, arginin, lysine, tyrosin,… và còn có axit L- pipecolic và phytoagglutinnin
Người ta có một vài nghiên cứu trên Bạch biển đậu và thấy rằng nó có một số tác dụng sau:
Khả năng kháng khuẩn: dịch tiết từ dược liệu này được cho rằng có thể ức chế hoạt động của trực khuẩn lỵ.
Khả năng giải độc: Bạch biển đậu có tác dụng chống ngộ độc thực phẩm sinh ra nôn ói, có thể giải độc rượu, giải độc của cá nóc,….
Bạch biển đậu là một vị thuốc có vị ngọt, tính hơi ấm, từ xưa đã được dùng chữa một số chứng bệnh sau:
Giải cảm nắng, khô khát họng khi bị cảm.
Bổ tỳ vị hư yếu (tỳ vị hư yếu làm ăn uống không tiêu, người mệt mỏi, đi phân lỏng,…)
Chữa ra huyết trắng ở phụ nữ.
Chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ.
Trị viêm dạ dày và ruột cấp tính.
Giải ngộ độc rượu, độc thạch tín, độc cá nóc, ngộ độc thức ăn mà sinh nôn mửa.
Ngoài ra lá cây có thể chữa hóc xương, yết hầu sưng đau, tiểu ra máu, rắn cắn.
Rễ cây phối hợp với các vị thuốc khác chữa đậu lào, chữa điên, đau giật, co quắp tay chân.
Hạt dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, mỗi ngày khoảng 8 – 16gr. Rễ cây dùng với liều cao hơn. Lá tươi giã lấy nước pha chút muối súc chữa yết hầu sưng đau; hoặc giã lấy nước uống trong, bã đắp ngoài chữa rắn cắn.
Bài thuốc trị trúng độc thức ănDùng 20gr Bạch biển đậu giã sống, thêm ít nước, vắt lấy nước uống.
Hoặc: Bạch biển đậu nướng cháy, nghiền thành bột hòa với nước uống.
Bài thuốc trị đau bụng do ăn không tiêuBạch biển đậu bỏ vỏ 40gr, Lá hương nhu 80gr, Hậu phác 40gr. Bạch biển đậu sao vàng, Hậu phác tẩm nước gừng cũng sao vàng. Tán nhỏ tất cả làm thành viên 1gr. Khi dùng uống với nước.
Bài thuốc trị dịch tảBạch biển đậu tán thành bột hòa với giấm để uống, có thể thêm Hương nhu.
Bài thuốc chữa chứng tiêu khátDùng Bạch biển đậu làm ra bột, dùng nước cốt Thiên hoa phấn, nếu không có củ tươi thì dùng củ khô thái nhỏ ra mà tán thành bột cũng được, cùng với mật tốt hòa làm hồ mà viên to bằng hạt cây ngô đồng, dùng Kim bạc làm áo, mỗi lần uống 20, 30 viên, dùng nước nấu Thiên hoa phấn làm thang mà uống, mỗi ngày 2 lần.
Trong thời gian uống thuốc này thì kiêng ăn những thức ăn chiên xào béo ngọt, cũng phải kiêng tửu sắc. Sau phải uống thêm thuốc bổ thận.
Bạch biển đậu là món ăn, vị thuốc quen thuộc, dễ tìm, dễ sử dụng. Tuy nhiên, những người bị cảm hàn hay sốt rét kiêng dùng. Và cũng không nên dùng liên tục trong thời gian dài. Tóm lại, để sử dụng chữa bệnh, bệnh nhân cần có sự thăm khám, chẩn đoán và kê đơn của thầy thuốc. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp.
Cây Huyết Dụ: Vị Thuốc Nam Chữa Các Bệnh Về Máu
1.1. Mô tả
Huyết dụ (Folium Cordyline) có cây nhỏ, cao khoảng 1 – 2m. Thân cây mảnh, to bằng ngón tay cái, trên thân mang nhiều vết sẹo của những lá đã rụng.
Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy hình lưỡi kiếm. Lá hẹp khoảng 1,2 – 2,4 cm, dài khoảng 20 – 35cm, có màu đỏ tía. Có loại đỏ cả 2 mặt, có loại một mặt đỏ, một mặt xanh.
Hoa màu trắng pha tím, mọc thành chùy dài ở ngọn thân.
Quả mọng hình cầu, chứa 1 – 2 hạt.
1.2. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng: Lá và rễ.
Lá: chọn lại lá hai mặt đều đỏ, lấy lúc nào cũng được. Có thể dùng tươi, phơi âm can hoặc sao vàng.
Rễ: thái nhỏ, sao thơm.
1.3. Nơi sống và thu hái
Nơi sống: cây trồng làm cảnh, phổ biến ở nhiều nơi.
Thu hái: thường dùng rễ và lá làm thuốc. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô, có thể sao vàng. Rễ thu hái quanh năm, phơi khô hoặc sao.
Trong lá Huyết dụ chứa một số thành phần như: đường, phenol, acid amin, athocyan…
Theo nghiên cứu, Huyết dụ có một số tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng viêm và oxy hóa (2003, Cambie RC cùng đồng sự tại Khoa Hóa Đại học Auckland, New Zealand).
Tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus, BacMus_ atithracis, Escherichia coli, Proteus vulgaris, Streptococcus faecalis.
Tác dụng estrogen yếu.
Tác dụng chống ung thư dạ dày (5/2013, Liu S và các cộng sự tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung Ương Xiang Ya, Hồ Nam, Trung Quốc).
Tác dụng gây độc tế bào ung thư, kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn Enterococcus faecalis.
Huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính bình. Quy kinh Can, Thận.
Cầm máu.
Trị nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu, kinh nguyệt ra quá nhiều.
Kiết lỵ.
Lậu.
Xích đới, bạch đới.
Trĩ.
Phong thấp, đau nhức xương.
Vết thương ứ máu.
Ho ra máu.
6.1. Bài thuốc trị băng huyết (máu chảy nhiều, liên tục)
Lá Huyết dụ sao đen 50g, buồng Cau điếc sao đen (buồng cau không ra quả, bị héo khô) 8g, rễ Cỏ tranh 6g, Cỏ gừng 5g. Sắc nước uống, ngày 2 lần. Khi uống nên nằm nghỉ ngơi.
6.2. Bài thuốc chữa ho ra máuLá Huyết dụ sao đen 10g, Trắc bá diệp sao đen 4g, lá Thài lài sao đen 4g, Xạ can 8g. Sắc uống.
6.3. Bài thuốc chữa chảy máu cam và chảy máu dưới daTrắc bá diệp sao cháy 20g, lá Huyết dụ 30g, Cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống.
6.4. Bài thuốc chữa kiết lỵLá Huyết dụ tươi 20g, Rau má tươi 20g, Cỏ nhọ nồi 12g. Rửa sạch, để ráo rồi giã nát. Lược bỏ xác, lấy nước uống. Uống ngày 2 lần.
6.5. Bài thuốc chữa phong thấp và vết thương ứ máuDùng cả lá, rễ, hoa của cây Huyết dụ 30g, Huyết giác 15g. Sắc uống.
6.6. Bài thuốc chữa bệnh trĩDùng 20g lá Huyết dụ tươi, sắc nước uống.
Đối với lá, rễ khô (dùng làm thuốc sắc hoặc hoàn tán): 8 – 12g/ngày.
Dùng tươi: 20 – 30g/ngày.
Không nên dùng trước khi sinh hoặc sau sinh mà còn sót nhau.
Cây Huyết dụ là một vị thuốc dễ trồng và phổ biến. Tuy nhiên, các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ai dùng cũng sẽ có hiệu quả. Người đọc nên có sự tham khảo từ thầy thuốc nếu muốn sử dụng. Rất mong nhận được sự phản hồi cũng như đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Các Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả
Đau răng do sâu răng
Sâu răng hình thành từ đường và tinh bột từ các hạt thức ăn trong miệng. Nếu không vệ sinh, chúng sẽ tạo ra mảng bám dính vào men răng. Lâu dần sẽ tạo ra axit ăn mòn men, gây ra các vùng yếu và các lỗ sâu. Sâu răng làm phá hủy men răng từ từ khiến răng sễ bị nhạy cảm gây ê buốt khi tiếp xúc nhiệt độ nóng – lạnh đột ngột. Cần phải dùng thuốc giảm đau răng để giảm cơn đau.
Đau răng do viêm tủy răngTủy răng chứa nhiều dây thần kinh nên rất nhạy cảm. Nếu tủy răng không bị khích thích thì đau răng gần như là không có. Khi răng bị sâu lâu ngày không điều trị sẽ gây viêm. Điều này khiến cho răng vô cùng đau nhức.
Những triệu chứng đau buốt của một chiếc răng bị viêm tủy có thể đi từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự viêm.
Đau răng do áp xe răngBệnh áp xe răng là do biến chứng của việc có ổ nhiễm trùng răng miệng. Vi khuẩn sẽ từ các mảng bám có trên răng gây ra những ổ mủ chân răng. Áp xe răng cũng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ,… Khi đó, men răng bị vỡ ra làm vi khuẩn len lỏi vào tủy răng gây nhiễm trùng răng. Khi lượng mủ nhiều, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép chặt vào các dây thần kinh và gây ra những cơn đau răng dữ dội.
Tùy vào vị trí và nguyên nhân gây ra áp xe răng sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm khuẩn, điều trị nguyên nhân, bảo tồn răng và tránh các biến chứng. Dùng thuốc giảm đau răng khi cần. Trường hợp không thể điều trị bảo tồn thì phải tiến hành nhổ răng.
Đau răng chấn thương răng, nứt răngCác triệu chứng của răng đã bị nứt có thể bao gồm đau khi cắn hoặc đang nhai. Nó cũng có thể là tăng độ nhạy cảy của răng với các thứ đồ ăn nóng – lạnh hay chua – cay. Điều trị cho tình trạng này sẽ phụ thuộc vào vị trí nứt và hướng của vết nứt cũng như mức độ thiệt hại. Do đó, cần phải có các giải pháp can thiệp như trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo tồn răng.
Đau răng do răng khôn, răng ngầmRăng khôn thường mọc 4 cái, mọc lệch đâm vào nướu, vào các chân răng bên cạnh gây ra các biến chứng sưng đau. Do đó, bạn nên nhổ bỏ 4 răng khôn này vì chúng không có tác dụng ăn.
Răng có thể bị mọc ngầm khi chúng không được di chuyển vào vị trí thích hợp của chúng trong miệng. Điều này là do các răng, lợi hoặc xương khác đã che mất vị trí của chúng. Răng mọc ngầm có thể gây ra áp lực, đau đớn và thậm chí là đau nhức hàm, phải dùng đến thuốc giảm đau răng.
Đau răng do các bệnh về nướuCòn được gọi là viêm nướu và viêm nha chu, đặc trưng như là một nhiễm khuẩn của phần nướu bao quanh răng. Để phòng và điều trị bằng cách chú ý vệ sinh răng miệng kỹ, cạo vôi răng 6 tháng/1 lần.
Paracetamol/AcetaminophenChống chỉ định dùng thuốc ở người bệnh suy gan, mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Liều sử dụng thông thường:
Người lớn: 500 – 1000 mg/lần, có thể dùng liều tiếp theo sau 4 – 6 tiếng, tổng liều trong ngày không vượt quá 4 g.
Trẻ em: 10 – 15 mg/kg/lần, có thể dùng liều tiếp theo sau 4 – 6 tiếng, tổng liều trong ngày không vượt quá 75 mg/kg.
Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroidThuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) cũng là một lựa chọn an toàn để làm giảm đau răng trong thời gian ngắn. Các thuốc này không chỉ cắt cơn đau nhói do sâu răng hiệu quả, mà còn có thể giảm sưng viêm. Các thuốc có thể sử dụng: ibuprofen, diclofenac, naproxen,…. Tuy nhiên, các thuốc NSAIDs không nên sử dụng hơn 10 ngày mà không có sự hướng dẫn của với bác sĩ.
Nhóm thuốc gây tê tại chỗĐây là thuốc có tác dụng giảm đau răng nhanh nhất. Nó giúp gây tê cục bộ, làm dịu tại nơi đau.
Các thuốc bao gồm: lidocain, benzocain, tetracain, prilocain,…. Thuốc thường được bào chế dưới dạng xịt, gel hoặc dung dịch. Để sử dụng thuốc, bạn cần dùng khăn sạch thấm khô xung quanh vùng răng đau. Tiếp đến tẩm dung dịch/gel chứa thuốc vào đầu tăm bông và đưa thuốc vào vùng răng đau.
Những Loại Thuốc Đông Y Trị Mụn Trứng Cá Hiệu Quả
Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây mụn trứng cá chủ yếu là:
Do phong nhiệt nung nấu, tụ kết lại ở Phế kinh, phát ra ở mặt mũi.
Hoặc do ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ sinh ra thấp nhiệt, trường vị không giáng xuống được mà lại đi ngược lên.
Hoặc do Tỳ chuyển hóa kém làm cho thấp tà ngưng kết lâu ngày hóa đàm hóa nhiệt ngưng trệ ở bì phu.
Đặc biệt, ở tuổi dậy thường nhiệt thịnh, hợp với đàm, nhiệt độc uất kết ở bì phu gây nên bệnh.1
Các thể bệnh của mụn trứng cáBên cạnh đó, Y học cổ truyền chia mụn trứng cá theo các thể bệnh như sau:
Thể phế kinh phong nhiệt: Mụn trứng cá nóng, đỏ, hoặc sưng đau, có mụn mủ, hơi ngứa. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch tế sác hoặc phù sác.
Thể trường vị thấp nhiệt: Da trơn nhầy, nổi sẩn có mụn mủ kèm táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.
Thể tỳ hư không kiện vận: Mụn kéo dài, sắc da xám, kém tươi nhuận, tái phát nhiều lần, có cục hoặc bọc mủ, mệt mỏi, chán ăn, đại tiện lỏng. Chất lưỡi bệu, rêu trắng, mạch nhu hoạt.
Thể can uất huyết ứ: Người hay bực tức dễ nổi nóng, có nhiều loại mụn kết lại thành đám, có những vết sẹo hay vết thâm sau khi hết mụn. Chất lưỡi thâm, rêu mỏng, mạch hoạt sác hoặc huyền sác.1
Các bài thuốc Đông y được sử dụngTheo Y học cổ truyền, tùy theo từng thể bệnh được chẩn đoán mà có những bài thuốc thang tương ứng trị mụn trứng cá. Các bài thuốc này được bác sĩ kê đơn, sắc uống trong ngày. Liều lượng các loại thuốc dựa theo hướng dẫn liều an toàn, mức độ nặng của mụn trứng cá, lứa tuổi, cân nặng.
Ngoài thuốc sắc uống, có thể kết hợp phương pháp dùng ngoài da rửa mặt đơn giản như:
Kim ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh; mỗi vị 30g sắc lấy nước dùng xoa rửa tại chỗ. Ngày có thể rửa từ 3 – 4 lần.
Hoặc có thể rửa mặt hàng ngày bằng nước chè xanh.1
Những bằng chứng về hiệu quả của thuốc Đông y trị mụn trứng cáNgày nay, đã phát hiện có nhiều cây thuốc có hoạt tính chống viêm và kháng khuẩn đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da khác. Trong đó:
Tanin và flavonoid trong chè xanh có tác dụng trị mụn trứng cá, sát trùng. Đồng thời tanin giúp chống viêm, se bề mặt da, nhanh lành vết thương do mụn.
Về hoạt tính kháng sinh chống vi khuẩn gây mụn, kháng viêm giảm sưng do mụn có rất nhiều dược liệu khác nhau. Có thể kể đến như: Tỳ bà diệp, Liên kiều, Kim ngân hoa, Chi tử, Bồ công anh, Ý dĩ nhân, Hoàng cầm, Đại hoàng, Bạch chỉ, Tang bạch bì, Cam thảo, Hạ khô thảo, Khương hoàng – Nghệ vàng.
Có một số trường hợp mụn trứng cá do nội tiết. Vì vậy, sử dụng các vị thuốc có tác dụng điều hòa hormone như: Ý dĩ nhân (hạt bo bo), Hoàng cầm, Cam thảo.
Ngoài ra, một số dược liệu có khả năng làm trắng sáng làn da, mờ thâm sau mụn trứng cá như Bạch chỉ, Tang bạch bì, Mẫu đơn bì.2 3
Các hoạt tính trong các vị thuốc kể trên được sử dụng theo nhiều cách khác nhau; như dạng sắc thuốc uống theo kê đơn, dạng nước rửa mặt,…
Ngày nay, các nhà khoa học còn thêm chiết xuất các loại dược liệu này vào trong mỹ phẩm. Bên cạnh những hoạt chất trị mụn trong Y học hiện đại; thì còn có gel bôi trị mụn, nước dưỡng da, kem dưỡng,… từ thiên nhiên. Đây là sự kết hợp giúp tăng hiệu quả trị mụn và giảm tình trạng thâm sẹo sau mụn.2 3
Bên cạnh dùng thuốc thì việc giữ vệ sinh làn da sạch sẽ, thông thoáng là điều tiên quyết trong điều trị mụn trứng cá. Người bệnh nên sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp với làn da.4
Người bệnh cần hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, các thực phẩm nhiều đường như đồ ăn vặt, nước ngọt. Tăng cường đa dạng các loại rau xanh và sữa chua (probiotics). Ăn uống cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng.4 5
Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp. Kiểm soát căng thẳng. Phát hiện sớm và điều trị các nguyên nhân cơ bản kể trên. Điều này giúp kiểm soát mụn trứng cá và ngăn ngừa biến chứng về lâu dài.4
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết thêm một số thuốc Đông y trị mụn trứng cá, và có thể áp dụng những vị thuốc này vào việc điều trị. Mụn trứng cá tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tâm lý xã hội của người bệnh. Những người bị mụn trứng cá và sẹo sau mụn trứng cá thường dễ rơi vào lo lắng, trầm cảm. Cần quan tâm đúng mức và tuân thủ điều trị để đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn có mong muốn chữa trị mụn bằng Đông y, hãy đến các cơ sở uy tín để được điều trị đúng cách.
Bài Thuốc Trị Rối Loạn Tiền Đình Hiệu Quả Từ Óc Heo
1. Công dụng của óc heo
Theo Đông y, óc heo có vị ngọt, tính hàn, được sử dụng trong hỗ trợ giảm chứng đau nửa đầu, suy nhược thần kinh,…. Mặt khác, các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong 100g óc heo có chứa các thành phần dinh dưỡng như 9g chất đạm (protein), 9.5g chất béo, 7mg canxi, 0.3g photpho, 2.5g cholesterol, 1.6mg sắt và các vitamin B1, B2…. Chính vì thế, óc heo thường được ứng dụng như một bài thuốc bổ dưỡng để giúp tăng tuần hoàn máu, bổ não, tăng cường giấc ngủ, cải thiện chứng giảm trí nhớ…
Tuy nhiên, để tăng hiệu quả của óc heo, bạn cần kết hợp óc heo với các thực phẩm khác như, mộc nhĩ, đông trùng hạ thảo, ngải cứu…
2. Bài thuốc chữa trị rối loạn tiền đình từ óc heo 2.1. Óc heo trầnChuẩn bị: 1 bộ óc heo, nước lọc
Cách làm:
Dùng nước sôi để nguội để rửa sạch máu trong óc heo.
Hầm kỹ trong 30 phút.
Người bệnh nên ăn liên tục trong 1 tuần để sớm cải thiện bệnh.
2.2. Óc heo nấu trứng gàChuẩn bị: 1 bộ óc heo, 2 quả trứng gà.
Cách làm:
Đem óc heo đi rửa sạch, loại bỏ phần gân máu.
Đập trứng gà vào bát óc heo rồi đánh đều, nêm chút gia vị.
Đem hỗn hợp này chiên chín và ăn trong ngày.
2.3. Óc heo và các vị thuốc namCách 1
Chuẩn bị: 1 bộ óc heo, Nhục dục, Thỏ ty tử, Kỷ tử mỗi loại 12 g.
Cách làm: Đem tất cả các loại thuốc này sắc kỹ, lọc lấy nước. Cho óc heo vào phần nước thuốc và hầm chín. Thêm gia vị vừa ăn và ăn trong ngày.
Cách 2
Chuẩn bị: 1 bộ óc heo, Thiên ma 10g, Kỷ tử 15g.
Cách làm: Rửa sạch óc heo, loại bỏ gân máu. Sau đó hấp cách thủy cùng Thiên ma và Kỷ tử, thêm gia vị vừa miệng. Nên ăn trong ngày.
2.4. Óc heo hấp với rượu vangNguyên liệu: 1 bộ óc heo, 20ml rượu vang, hành, gừng, gia vị vừa đủ.
Cách làm:
Óc heo rửa sạch và loại bỏ gân máu.
Đặt óc heo vào trong bát cùng gừng và hành, vẩy rượu vang lên rồi đem hấp cách thủy trong 30 phút.
Sau đó thêm dầu mè, tỏi, xì dầu, trộn đều ăn trong ngày.
2.5. Óc heo, đông trùng hạ thảoNguyên liệu: 1 bộ óc heo, đông trùng hạ thảo
Cách làm:
Óc heo rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đông trùng hạ thảo rửa sạch, để ráo nước.
Hấp cách thủy cùng 1 thìa rượu vang, 2 thìa nước lạnh.
Khi óc chín thì nêm chút muối và ăn khi còn nóng.
2.6. Óc heo hấp lá ngải cứuChuẩn bị: 1 bộ óc heo, 1 nắm ngải cứu
Cách làm:
Rửa sạch óc heo, bỏ mạch máu lớn, trần qua nước sôi.
Ngải cứu rửa sạch, thái thành đoạn dài 2 cm.
Đem óc heo và ngải cứu đi hầm cách thủy, khi 2 nguyên liệu chín thì nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
2.7. Óc heo trộn rau húngChuẩn bị: 1 bộ óc heo, 2 quả trứng gà, 1 nắm rau húng
Cách làm:
Rửa sạch óc heo, loại bỏ gân máu.
Rau húng rửa sạch, thái nhỏ.
Đập trứng gà, cho rau húng, óc heo vào đánh đều.
Rán hỗn hợp trên và ăn khi còn nóng.
2.8. Óc heo nấu mộc nhĩNguyên liệu: 1 bộ óc heo, 15g mộc nhĩ
Cách làm:
Óc heo rửa sạch máu, loại bỏ phần gân
Mộc nhĩ ngâm nước khoảng 20p, rửa sạch và thái nhỏ.
Cho mộc nhĩ vào chảo và xào chín.
Cho óc heo vào và thêm 1 bát nước nhỏ hầm trong khoảng 30 phút.
Thêm gia vị, tiêu vào để món ăn hấp dẫn hơn. Ăn khi óc heo còn nóng.
3. Lưu ý khi chữa rối loạn tiền đình bằng óc heo
Mặc dù óc heo rất bổ dưỡng nhưng người bệnh chỉ nên ăn từ 1-2 lần/tuần, mỗi lần 30-50g. Nếu dùng quá nhiều dễ gây bệnh tim mạch hoặc béo phì.
Không nên nấu óc heo quá lâu. Tốt nhất là chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm.
Óc heo kết hợp cùng các gia vị như gừng, rau răm… sẽ giúp khử bớt mùi tanh.
Những người đang mắc các bệnh về nhiệt như sốt không nên ăn óc heo vì dễ phát phong, sinh nhiệt.
Song song với chế độ ăn uống từ để cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình và ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu. Thành phần của sản phẩm có các chất “bổ não” như Cao Blueberry, Ginkgo biloba, Chondroitin, Vitamin nhóm B… với những ưu điểm và công dụng nổi bật:
Tăng lưu thông máu giúp bảo vệ hệ thần kinh, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng như biến chứng do máu nhiễm mỡ gây ra.
Giảm sự lão hóa của các tế bào.
Cải thiện tình trạng đau nhức, tê bì chân tay.
Hỗ trợ giảm đau dây thần kinh, đau mỏi lưng và vai gáy, đau do thoái hóa xương khớp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bạch Cập: Vị Thuốc Quý Cầm Máu Hiệu Quả trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!