Xu Hướng 9/2023 # Bé Bị Ho Nên Ăn Gì? # Top 15 Xem Nhiều | Nhld.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bé Bị Ho Nên Ăn Gì? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bé Bị Ho Nên Ăn Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bé bị ho nên ăn gì chính là thắc mắc thường gặp của rất nhiều phụ huynh trong việc chăm sóc con hàng ngày. Khi bé bị ho, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, làm trẻ khó chịu trong người, ăn uống khó khăn và đây còn được xem là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh tật khác. Vậy cha mẹ nên cho bé ăn gì khi bé bị ho? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Trứng

Trứng là loại thực phẩm hết sức quen thuộc với chúng ta trong đời sống hàng ngày. Trong trứng giàu chất kẽm sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ có khả năng chống chọi lại với mọi tác nhân gây hại khi trẻ bị ho. Ngoài chất kẽm, trứng gà còn chứa nhiều chất khác như  vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin B1, B6, B12, canxi, magie, sắt, kẽm, protein, chất béo… Do đó, khi trẻ bị ho, cha mẹ cần tích cực bổ sung thật nhiều thực phẩm này vào các bữa ăn hàng ngày để giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh.

Lưu ý: Chúng ta nên ưu tiên chọn trứng gà vì trứng gà ít có vị tanh hơn so với trứng vịt. Nên sử dụng phương pháp luộc trứng hoặc mang trứng đi nấu cháo. Hai phương pháp chế biến này sẽ hạn chế nạp lượng dầu, mỡ không tốt vào cơ thể trẻ.

Cam hấp muối

Các bạn sẽ chọn lựa những quả tươi, không dập, cho vào ít muối rồi mang đi hấp cách thủy hoặc đặt vào lò nướng. Sau khoảng 15 phút, ta sẽ dùng thìa để lấy phần thịt cam bên trong ra cho trẻ dùng. Thành phần vitamin C dồi dào trong quả cam sẽ giúp làm mạnh hệ miễn dịch cho trẻ cùng nhiều chất chống oxi hóa khác sẽ tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật cho trẻ. Khi trẻ bị bệnh, sẽ dễ làm trẻ mệt mỏi và biếng ăn, chính vị ngọt pha một chút chua của cam kết hợp cùng vị mặn của muối sẽ giúp kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn ngon hơn và khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy, để giải đáp lo lằng bé bị ho nên ăn gì thì sự chọn lựa phương pháp dùng cam với muối như trên sẽ là lời gợi ý hay dành cho bạn trong việc giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe tốt nhất.

Hành tây

Thành phần dinh dưỡng trong hành tây bao gồm lượng lớn vitamin C, folate, vitamin B6, kali, nguồn chất xơ phong phú, carbohydrate… Do đó, khi sử dụng hành tây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng để trẻ đánh bại các vi khuẩn gây bệnh ho. Trong hành tây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm giúp nâng cao hiệu quả trị ho an toàn cho trẻ. Các mẹ có thể áp dụng các cách trị ho hiệu quả cho trẻ bằng cách sau:

– Cách 1: Ngâm hành tây cùng mật ong, rồi cho trẻ dùng theo từng thìa.

– Cách 2: Nấu cháo thịt băm kết hợp cùng rau, củ, quả, cho thêm hành tây vào là có thể cho trẻ dùng ngay. Nên dùng khi cháo còn ấm sẽ giúp giải cảm và trị ho cực kỳ hiệu quả.

– Cách 3: Bạn có thể dùng món hành tây xào cùng thịt bò cũng có tác dụng trị ho, nguồn dinh dưỡng trong thịt bò sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hon rất nhiều.

Dùng tỏi trị ho

Cách 1: Dùng vài tép tỏi, không bóc vỏ, mang đi rửa sạch rồi đập nhuyễn, cho vào chén nhỏ, thêm chút mật ong rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Sau đó, cho trẻ dùng ngay khi còn ấm sẽ có tác dụng trị ho vô cùng an toàn.

Cách 2:

Ngày đầu tiên: Tỏi rửa sạch, đập nhuyễn, cho thêm chút muối, nước và mang đi hấp cách thủy khoảng 15 phút là có thể dùng được.

Ngày thứ 2: Dùng hỗn hợp tỏi giã nhuyễn, muối, đường phèn, nước rồi mang đi hấp cách thủy.

Cách 3: Dùng tỏi giã nhuyễn, đường phèn, nước cho hết vào chén rồi đem đi hấp cách thủy. Sau đó, chắt lấy nước cho trẻ dùng

Do đó, nếu bạn đang lo lắng bé bị ho nên ăn gì thì sự chọn lựa dùng tỏi chính là giải pháp cực kỳ an toàn và hiệu quả dành cho bạn. Trong tỏi có chứa nhiều selen cùng nhiều nguyên tố vi lượng, các chất kháng sinh acillin có tác dụng rất tốt trong việc giúp cơ thể mau chóng khỏe mạnh, chống lại các vi khuẩn gây ho.

Dùng lê, đường và xuyên bối

Phương pháp này bạn cần chọn những quả lê to nhằm để dễ dàng thao tác thực hiện khi chúng ta cho đường phèn vào. Lê mua về chúng ta cần vệ sinh sạch, gọt vỏ, cắt nắp, dùng dao khoét bỏ phần lỏi. Sau đó, các bạn sẽ cho vài viên đường phèn nhỏ và hạt xuyên bối vào phần lỏi của quả lê. Tiến hành đem quả lê đi hấp cách thủy, khi chín là chúng ta có thể dùng thìa để cho trẻ ăn

Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn biết thêm nhiều kinh nghiệm trị ho cho trẻ bằng cách cho trẻ dùng các loại thực phẩm phù hợp. Thông quá đó cũng đã giúp các bạn tự giải đáp được thắc mắc bé bị ho nên ăn gì.

Bé bị ho nên ăn cháo gì nhanh khỏi bệnh?

Bé ho nên ăn cháo gì? Ngoài việc cho bé uống thuốc theo đơn của bác sĩ thì bố mẹ cần phải cho bé ăn những loại thực phẩm hỗ trợ trị ho cho bé nhanh khỏi. Khi bé bị sốt nên ăn gì? Cháo dinh dưỡng có tốt cho…

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Xe Đẩy Em Bé Là Gì? Nên Mua Loại Nào Tốt Cho Bé?

Xe đẩy em bé là phương tiện di chuyển của trẻ nhỏ khoảng từ 0 đến 3 tuổi. Xe có cấu tạo phần thân là khung được gắn bánh xe. Khung xe sẽ được lắp đặt ghế/nôi để ba mẹ có thể cho bé nằm hoặc ngồi trong đó. Xe đẩy còn được tích hợp tay cầm để bạn có thể đẩy bé di chuyển, đưa bé ra ngoài, đi dạo ở bất cứ đâu.

Với cấu tạo tựa như một chiếc nôi di động xinh xắn, có tính đa năng và tiện dụng cao, các sản phẩm xe đẩy em bé đang được nhiều ba mẹ lựa chọn cho bé nhà mình, giúp bé có không gian thoải mái để nghỉ ngơi lại vừa tiện tay cho ba mẹ trong việc chăm sóc và trông nom con. 

Xe đẩy em bé Hakawa

Chọn mua xe đẩy cho con là một việc làm rất thiết thực trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Vấn đề đang được các ba mẹ quan tâm là làm sao để mua được cho bé một chiếc xe tốt, phù hợp với nhu cầu, kinh phí và đảm bảo chất lượng tốt khi sử dụng.

Khi chọn xe đẩy em bé, bạn nên dựa trên những yếu tố sau:

Phân loại theo tính năng

Xe đẩy em bé một chiều

Xe đẩy một chiều là những mẫu xe mà chiều nằm của bé sẽ xoay đầu về phía người đẩy và chiều đẩy của ba mẹ là hướng về phía trước. Những sản phẩm xe một chiều thường có trọng lượng nhẹ, dễ tháo lắp và gấp gọn.

Xe đẩy em bé hai chiều

Xe đẩy hai chiều giúp ba mẹ có thể thay đổi chiều đẩy trước hoặc sau một cách dễ dàng. Bạn có thể để bé hướng mặt về phía mình, giúp bé luôn nhìn thấy ba mẹ. Việc đổi chiều này sẽ giúp ba mẹ vừa tiện quan sát con, lại khiến bé yên tâm hơn khi di chuyển đến những nơi đông người, xa lạ.

Phân loại theo cấu tạo

Xe đẩy đơn

Là loại xe được lắp đặt một ghế để bé ngồi hoặc nằm. Xe đẩy đôi chỉ dành cho một bé trong độ tuổi từ 0 đến 3 tuổi.

Xe đẩy đôi

Xe đẩy đôi được lắp đặt 2 ghế, bạn có thể cho cả 2 bé ngồi hoặc nằm trong đó.

Xe đẩy đôi gồm có 2 phân loại: xe đẩy đôi hai ghế song song và xe đẩy đôi ghế trước ghế sau.

Xe đẩy 3 bánh

Xe đẩy em bé 3 bánh có cấu tạo tương tự như một chiếc xe tập đi dành cho các em nhỏ với tay cầm nhỏ gọn và 3 bánh xe di chuyển. Sản phẩm này sẽ giúp bé vận động nhiều hơn, phát triển thể chất, trở nên tự lập, tự tin hơn.

Xe đẩy đi bộ

Xe đẩy đi bộ được thiết kế nhỏ gọn linh hoạt, dễ di chuyển. Dòng xe đẩy này sẽ giúp ba mẹ có thể linh hoạt đẩy bé ra ngoài đi dạo, đồng thời giúp ba mẹ đi bộ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

Khi chọn mua xe đẩy cho bé, ba mẹ hãy lưu ý những vấn đề sau:

Chất liệu bền bỉ và an toàn 

Thiết kế phù hợp, đa năng

Giữa rất nhiều các mẫu mã xe đẩy đơn, xe đẩy đôi, xe 3 bánh, xe đẩy đi bộ,… bạn hãy ưu tiên lựa chọn một chiếc xe đẩy với cấu tạo và thiết kế đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của bé.

Advertisement

Bên cạnh đó, sản phẩm cần phải đáp ứng sự thuận tiện cho ba mẹ khi sử dụng như: có kệ bàn ăn, túi đựng đồ,… để ba mẹ dễ chăm sóc bé hơn.

Thao tác lắp đặt và sử dụng

Một chiếc xe đẩy phù hợp không chỉ mang lại cho bé không gian thoải mái mà còn cần phải gọn nhẹ, tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho ba mẹ sử dụng và cất giữ bảo quản ở bất cứ nơi đâu.

Độ tuổi

Ba mẹ hãy lưu ý chọn xe đẩy phù hợp với độ tuổi của bé để tránh ảnh hưởng đến xương khớp khi nằm, ngồi trên xe. Nếu bé đang trong giai đoạn sơ sinh, xương còn yếu, chưa biết ngồi thì nên lựa chọn xe đẩy có phần tựa lưng ngả về sau.

Xuất xứ, thương hiệu

Nên Ăn Trước Hay Sau Khi Chạy? Ăn Gì? Không Ăn Gì?

Ăn hay không ăn gì khi chạy bộ bây giờ nhỉ ?

Từ đầu tháng 7 đến nay mình đang trong giáo án tập luyện Marathon (lần đầu tiên trong đời), nên phải cố gắng tìm hiểu thêm về dinh dưỡng trong chạy bộ nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi ra trận. Bình thường chạy vui chơi 5-10K không cần chú ý nhiều. Nhưng giờ toàn đối mặt với các buổi chạy dài 2-3 tiếng liên tục, ăn bậy bạ là trả giá ngay.

Bài viết lần này nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm về chuyện ăn uống trước và sau khi chạy. Đây cũng là những thắc mắc phổ biến mình hay nhận được từ mọi người:

Em nên ăn trước hay sau khi chạy?

Mình chạy bộ lúc sáng sớm, có nên ăn khi chạy không?

Em nên ăn gì trước khi chạy?

1. Nên ăn trước hay sau khi chạy?

Dễ thôi mà, khi nào đói thì ăn. Nhưng phải biết lựa món mà ăn.

Bạn không thể bắt đầu chạy khi đang bụng đang đói, mắt đang hoa, tay đang run. Bạn cũng không thể nhịn ăn sau một hành trình dài vắt kiệt hết sạch năng lượng dự trữ trong cơ thể. Đang chạy mà hết “pin” thì phải có năng lượng nạp vô mới chạy tiếp được. Tóm lại, bạn sẽ phải linh động ăn trước, trong và sau khi chạy tùy thuộc vào tình trạng cơ thể và cường độ bài tập.

Năng lượng trước và trong khi chạy

Bạn cần phải chú ý đến món ăn trước và trong khi chạy. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và kết quả của buổi tập. Còn ăn gì sau khi chạy đối với mình không quan trọng. Lúc đó chỉ muốn ăn gì đó thật ngon, thật sướng miệng. Chẳng cần quan tâm thành phần dinh dưỡng: chất béo, chất đạm,…chi cho nhức đầu. Tập mệt để được ăn ngon mà!

Lưu  ý: nếu bạn đang cần giảm cân / tăng cân thì tất cả các bữa ăn trong ngày đều quan trọng. Hãy ăn đúng như khẩu phần diet của bạn. Nghe lời mình là tiêu đó!

2. Chiến thuật ăn trước khi chạy

Với các buổi chạy sáng, nếu bạn có đủ thời gian ăn sáng và tiêu hóa trước khi chạy, quá tuyệt vời! Đây là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn sẽ không lo bị đói giữa đường (chạy dưới 1 tiếng). Ngoài ra, bạn có thể nạp sẵn năng lượng bằng bữa tối thịnh soạn nhiều carbs (bánh mì và ngũ cốc, gạo và mì ống,…) trước đó.

Nếu bạn không có đủ thời gian ăn, hãy sử dụng các loại nước uống thể thao hoặc Gel năng lượng trong vòng 5-10 phút trước khi bắt đầu. Bản thân mình thích sử dụng các viên kẹo năng lượng GU Chew trong các buổi chạy sáng. 1 gói trước khi chạy và 1 gói sau 45 phút là đủ dùng cho 90 phút tập luyện. Sau khi chạy xong thưởng thức 1 tô phở nóng hổi là bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết.

Tuy nhiên, đôi khi Gel sẽ không thể giúp ích được gì nếu bạn bắt đầu chạy bộ trong tình trạng đói lả. Trường hợp này xảy ra do tối hôm trước ăn ít hoặc ăn quá sớm, khiến cho cơn đói buổi sáng đến sớm hơn thường lệ.

3. Ăn gì? Không nên ăn gì?

Ăn gì, không ăn gì tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Nói chung, bạn nên tránh các món khó tiêu, chỉ chọn các món an toàn với bao tử của mình trước khi chạy.

a. Các món không nên ăn trước khi chạy

Bạn cần tránh các loại thực phẩm khó tiêu, lâu tiêu. Bạn cũng cần tránh các món ăn dễ gây ra tình trạng ruột kích thích (tùy cơ địa mỗi người).

Chất béo: Không nên ăn các món nhiều chất béo trước khi chạy nếu không muốn bao tử nổi loạn. Chất béo cần nhiều thời gian để cơ thể tiêu hóa, nó sẽ nằm trong bao tử của bạn khiến cơ thể nặng nề. Ví dụ các món nhiều chất béo: bơ sũa, thịt đỏ (heo, bò), phô mai.

Chất xơ: Bạn cũng cần nên tránh các thực phẩm giàu chất xơ như gạo lức, bắp, đậu xanh, đậu đỏ,… vì nó dễ gây kích thích ruột. Bạn không muốn nửa đường chạy phải đi tìm…toilet đâu.

Sữa / Yaourt: Không phải ai cũng có thể tiêu hóa được sữa hay yaourt trước khi vận động. Ăn vào dễ bị …tiêu chảy lắm!

Các món cay: dễ gây ra tình trạng kích thích ruột, chẳng dễ chịu tí nào.

b. Các món nên ăn

Chuối: đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả. Theo nghiên cứu của PLOS ONE, chuối giúp duy trì lượng đường glucose (đường huyết) trong máu tương đương với các loại nước uống thể thao. (Glucose trong máu giúp duy trì hoạt động của cơ bắp khi vận động).

Sinh tố trái cây: nếu bạn không thích ăn lúc sáng sớm trước khi chạy, hãy nạp năng lượng bằng sinh tố trái cây. Kết hợp các loại trái cây cùng hạnh nhân, ngũ cốc để tạo nên ly sinh tố tuyệt vời để bắt đầu ngày mới.

Yaourt với mật ong và ngũ cốc: cung cấp hai loại carbohydrate đơn giản (simple carbs) và phức tạp (complex carbs) trong cùng một món ăn. Đây là sự lựa chọn tối ưu dành cho các buổi chạy dài.

Sữa thực vật: sữa đậu nành, sữa hạnh nhân thân thiện với bao tử hơn do không chứa đường lactose, vốn là nguyên nhân gây khó tiêu.

Chú ý: Sở thích mỗi người khác nhau, bao tử cũng khác nhau. Món ăn yêu thích của người khác có thể gây ra “tai họa” cho bạn trên đường chạy. Hãy trải nghiệm để tìm ra món ăn phù hợp nhất với mình.

4. Đừng ăn món lạ vào ngày chạy

Nếu bạn sắp bước vào giải chạy, đừng thử bất kỳ món ăn lạ nào trong vòng 2 tuần trước ngày ra trận. Chỉ cần một trận tiêu chảy trước thềm sẽ khiến thể lực sụt giảm ngay.

Vào ngày thi đấu, hãy ăn các món quen thuộc đã đồng hành cùng bạn trong suốt chặng đường tập luyện. Đừng ham của lạ để rồi phải trả giá trên đường chạy.

5. Giới thiệu GU StroopWafel

GU Energy Gel cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho buổi tập của bạn và khá tiết kiệm thời gian, thành phần chính gồm có:

Cacbohydrates : Kết hợp bởi hai loại carbohydrate (maltodextrin và fructose) giúp tối ưu khả năng hấp thụ của cơ thể, giảm tối đa các triệu chứng ruột kích thích.

Amino Acids : Kích thích tinh thần, giảm nguy cơ tổn hại cơ bắp và tăng khả năng hồi phục.

Electrolytes : Bổ sung điện giải  hao hụt do thất thoát mồ hôi, giúp cân bằng khả năng hấp thụ nước.

Caffeine : Cải thiện khả năng vận động, tăng cường khả năng tập trung ki tập luyện và thi đấu

Theo YEUCHAYBO

Đăng bởi: Trần Mạnh

Từ khoá: Nên ăn trước hay sau khi chạy? Ăn gì? Không ăn gì?

Người Bị Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì Và Nên Kiêng Gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.

Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất

1. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…

2. Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng

Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…

Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

3. Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:

Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.

Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.

Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.

Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Với những thông tin về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường ở trên, hy vọng sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định nhất. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, quý khách hàng có thể đặt lịch qua website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Vinmec.

Từ giữa tháng 4/2023, Hệ thống Y tế Vinmec triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khi vẫn đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh COVID-19. Đây cũng là bước khởi động đón đầu xu hướng mô hình chăm sóc sức khỏe từ xa (telehealth) của Vinmec một cách bài bản, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và hiệu quả.Dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa trước mắt sẽ được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP.HCM); bước đầu cung cấp cho khách hàng đã từng khám chữa bệnh tại Vinmec. Các chuyên khoa được triển khai ngay là Tim mạch, Nội tiết – Đái tháo đường tại cả hai bệnh viện, tiếp đến dự kiến là Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng tại Vinmec Times City và Hen suyễn tại Vinmec Central Park.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số

với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

Bài viết trên tham khảo nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc gia

Cho Bé 9 Tháng Ăn Gì Để Tăng Cân Và Chiều Cao?

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/cho-be-9-thang-an-gi-de-tang-can-va-chieu-cao/

Bé 9 tháng là độ tuổi đã có thể tự cầm nắm thức ăn, bé cơ bản thích nghi với chế độ ăn dặm và lúc này những chiếc răng sữa xuất hiện giúp bé phát triển khả năng nhai tốt hơn. Điều quan trọng ở thời điểm này là các bậc cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé sao cho thích hợp. Vậy trẻ 9 tháng tuổi ăn được những gì?

1. Các chỉ số tăng trưởng ở trẻ 9 tháng tuổi

Trước khi tìm hiểu trẻ 9 tháng tuổi ăn được những gì, việc đầu tiên cha mẹ cần tìm hiểu và đánh giá về các chỉ số cân nặng và chiều cao của con xem bé yêu có đạt chuẩn hay chưa.

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), các thông số cân nặng, chiều cao của bé trai 9 tháng tuổi được phân loại theo các mức độ như sau:

Cân nặng trung bình của bé trai: 8.9kg

Bé bị suy dinh dưỡng khi bé nặng dưới 7.2kg. Đặc biệt những bé nặng từ 7.9kg trở xuống được xếp vào nhóm nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng.

Nguy cơ béo phì tăng cao khi bé trai 9 tháng nặng từ 10kg trở lên và được xem là béo phì khi cân nặng vượt quá 10.9kg.

Chiều cao trung bình của bé độ tuổi này vào khoảng 72cm.

Các chỉ số của bé gái 9 tháng tuổi theo tiêu chuẩn của WHO:

Cân nặng trung bình là 8.2kg

Suy dinh dưỡng: bé có cân nặng dưới 6.6 kg. Tương tự với bé trai, bé gái 9 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng khi có cân nặng dưới 7.3kg.

Nguy cơ béo phì ở bé gái 9 tháng tuổi là 9.3kg và bé được xem là béo phì khi bé nặng 10.4kg trở lên.

Chiều cao trung bình của bé gái 9 tháng tuổi là khoảng 70.1cm.

2. Bé 9 tháng ăn được những gì? 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

Trước khi tìm hiểu trẻ 9 tháng ăn được gì, phụ huynh cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi. 9 tháng tuổi là giai đoạn tương đối quan trọng về phát triển chiều cao, cân nặng, do đó cha mẹ cần tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng cần thiết, đầy đủ cho bé.

Bé 9 tháng ăn gì thì bên cạnh sữa mẹ, cha mẹ cần cung cấp thêm cho con những bữa ăn dặm như ăn bột, cháo đặc, trái cây, yaourt… Khi đó, các bữa ăn của bé 9 tháng tuổi nên chia thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ, bao gồm:

Sữa mẹ: Cố gắng duy trì thói quen bú sữa mẹ khoảng 500 – 600ml mỗi ngày.

Ba bữa chính: Có thể cho bé ăn bột, cháo hoặc cơm nhão và được chế biến từ các thành phần cơ bản như gạo, thịt, cá, dầu ăn, rau xanh, trái cây. Tỷ lệ các thành phần nên bao gồm khoảng 60 – 90g gạo tẻ trắng, 60 – 90g thịt (hoặc tôm, cá), 15g dầu mỡ, rau xanh, các loại quả chín…

Ba bữa phụ bao gồm các loại thực phẩm như trái cây, yaourt, phô mai, bánh quy…

2.2. Bé 9 tháng ăn gì hàng ngày để phát triển cân nặng và chiều cao đạt chuẩn?

Trẻ 9 tháng tuổi ăn được những gì là nỗi trăn trở của nhiều phụ huynh. Để giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng lẫn trí tuệ, thực đơn các bữa ăn dặm cho bé cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất cơ bản là bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất. Trong đó có thể bao gồm các loại thực phẩm sau:

Nhóm cung cấp tinh bột bao gồm: gạo, yến mạch, lúa mì và các loại đậu…

Nhóm cung cấp chất đạm bao gồm thịt, cá, tôm, cua, lòng đỏ trứng…

Nhóm cung cấp chất béo bao gồm mỡ động vật và các loại dầu thực vật

Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất bao gồm tất cả các loại rau củ, trái cây. Trong đó, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại rau có màu xanh đậm, quả họ cam quýt.

Một số thực phẩm gợi ý cho mẹ như: trái cây và rau xay nhuyễn, rau hấp cắt vụn, trái cây mền (chuối, bơ, xoài), mì ống nấu chín mềm, trứng bác, gà xé sợi, sữa chua, cháo từ bột yến mạch…

2.3. Bé 9 tháng tuổi cần nạp bao nhiêu calo là đủ?

Giai đoạn trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi cần trung bình khoảng 750-900 calo năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt động và phát triển cơ thể. Ở những trẻ còn bú sữa mẹ thì khoảng 400 đến 500 calo nhu cầu được cung cấp từ nguồn sữa mẹ, tương đương với việc trẻ bú khoảng 720ml sữa mẹ mỗi ngày. Do đó, việc bổ sung chế độ ăn dặm để cung cấp năng lượng cho trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt quan trọng hơn ở những trẻ cai sữa mẹ quá sớm.

3. Những điều cần lưu ý khi cho bé 9 tháng ăn dặm

Trẻ 9 tháng ăn được gì còn phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng khác đó chính là là việc mọc răng, thông thường lúc này bé đã có 4 răng cửa và bắt đầu tập động tác nhai thức ăn. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể cho con mình tập ăn cháo nguyên hạt, bột ăn dặm hoặc các loại rau củ băm thay vì phải xay nhuyễn hoặc nghiền nát như giai đoạn trước đó.

Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ cầm nắm trực tiếp các loại thức ăn như các thanh rau củ hoặc các miếng trái cây mỗi khi ăn. Thói quen này vừa giúp trẻ tự do khám phá mùi vị món ăn vừa khuyến khích trẻ tự tập nhai, kích thích chức năng hệ tiêu hóa. Từ đó trẻ cảm thấy hào hứng hơn với các bữa ăn dặm, ăn ngon miệng và phát triển cơ thể toàn diện hơn.

Bé 9 tháng tuổi cần được ăn đa dạng các loại thực phẩm, ngoài các cữ bú sữa mẹ, phụ huynh nên bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào các bữa ăn phụ cho trẻ như: yaourt, phô mai, bơ… hỗ trợ tăng cường dưỡng chất cho trẻ 9 tháng tuổi.

Các bậc cha mẹ nên xây dựng thực đơn phong phú cho con nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất, giúp bé ăn ngon miệng. Với những em bé bú mẹ, phụ huynh cần tăng cường bổ sung chất sắt trong thực đơn của bé như: gan gà, gan lợn, thịt đỏ… Tuy nhiên, bé 9 tháng tuổi vẫn chưa sẵn sàng hấp thu được các loại thực phẩm như: sữa tươi, lòng trắng trứng, hải sản có vỏ cứng.. vì có nguy cơ gây dị ứng cao.

Trẻ 9 tháng tuổi có thể uống thêm nước: Khác với 6 tháng đầu đời, trẻ 9 tháng cần được bổ sung đủ nước để tránh tình trạng táo bón ở trẻ.

Nên tập thói quen cho trẻ ngồi vào bàn ăn mỗi khi đến giờ dùng bữa, điều này sẽ tập cho bé thói quen ăn uống nghiêm túc, giúp bé cảm thấy hào hứng hơn mỗi khi ăn uống.

Khi trẻ đã được 9 tháng tuổi, cha mẹ nên hạn chế cho con dùng núm vú giả nếu như bé có thói quen dùng vật dụng này. Khi bé bắt đầu mọc nhiều răng hơn, núm vú giả có thể cản trở sự phát triển của răng, việc cai núm vú giả sẽ hỗ trợ con mọc răng tốt hơn.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý rằng, trẻ 9 tháng tuổi bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm sinh học, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa. Cha mẹ có thể tham khảo việc bổ sung vi chất từ các bác sĩ chuyên khoa Nhi, Dinh dưỡng để việc sử dụng đạt đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao.

Du Lịch Phan Thiết Nên Ăn Gì?

Du lịch Phan Thiết 30/4 , bạn sẽ tự hỏi là “Ăn gì ở Phan Thiết ?” . Đây là bài viết mình tổng hợp từ nội dung ẩm thực của web và sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó . Ngoài ra bạn kết hợp bài viết này với Bản đồ du lịch – ẩm thực của chúng tôi thì sẽ giúp cho các bạn dễ dàng hơn trong việc khám phá các món đặc sản ở Phan Thiết.

1. Bánh tráng cuốn dẻo : Là món này được bán cùng với các quán bánh tráng mắm ruốc nướng ở lề đường . Thành phần thì đơn giản lắm : Bánh tráng dẻo + mắm ruốc + tóp mỡ + trứng cút. Mọi thứ được cuộn lại rất ngon và hấp dẫn. Địa chỉ : Món ăn này thường được bán vào buổi chiều tối – Chổ bán btmr ngã tư Trần Hưng Đạo và Thủ Khoa Huân (Xéo gốc fastfood Loteria) – Chổ bán btmr ngay ngã ba Tam Biên, gần cafe Tiếng Xưa

2.Bánh canh :là món ăn đơn giản , bổ dưỡng . Bạn có thể dùng bánh mỳ để chấm với nước bánh canh, có nhiều kiểu như bánh canh chả cá , bánh canh chả hấp . Đặc biệt món này tại Phan Thiết hơi ngọt, có thể bạn sẽ không quen, nhưng hãy thưởng thức một lần xem sao ! Ngoài bánh canh ra , các bạn cũng có thể ăn thêm món bánh mỳ chấm với xíu mại rất là ngon !

Quán bánh canh chả cá Bà Lý (Quán này mình rất thích ăn , không gian khá rộng , dễ tìm đường đi , ăn được nhiều món ) – Địa điểm : 566 Trần Hưng Đạo – Phan Thiết – Món ăn : Bánh canh chả cá , bánh mỳ xúi mại chả cá , Gỏi cuốn – Thời gian phục vụ : 4 giờ chiều cho tới tối.

3.Gỏi cá :Một món gỏi không thể không thưởng thức khi bạn đã đến với Phan Thiết – Mũi Né – Quán Xuân Vàng- Đường Phạm Văn Đồng (Bờ kè sông Cà Ty) – Quán 49 – Số 49 Đường Phạm Văn Đồng (Bờ kè sông Cà Ty) – Quán Việt Nam Home (125 Nguyễn Đình Chiểu – Mũi Né)

4 .Mì quảng Phan Thiết Một món ăn rất … là đặc trưng của Phan Thiết , bạn hãy ăn thử 1 lần để thấy được sự khác biệt của mỳ xứ Quảng và mì quảng Phan Thiết !. Nhưng mình nói trước là Mỳ quảng quê mình ăn khá ngọt đó nha , nên các bạn vắc nhiều chanh vào cho đỡ ngọt thì mới dễ ăn Địa chỉ 1: Số 129 Trần Phú . Chổ này bàn mỳ quảng giò heo rất ngon , bán cả sáng lẩn tối. Địa chỉ 2: Đối diện tay phải trường Tuyên Quang – mỳ quảng bà Phượng giá hơi cao , nhưng ăn rất là ok , giành cho bạn nào có khẩu vị mặn mà của dân PT . Địa chỉ 3: Quán Mỳ quảng gần trường Phan Bội Châu. Bạn đi từ đường Lê Hồng Phong, đi qua cổng trường Phan Bội Châu khoảng 200 mét, bạn nhìn về phía tay trái sẽ thấy một quán bán cơm gà và mỳ quảng ! Quán chỉ bán vào buổi sáng .

5. Bánh xèo Phan Thiết Cái này thì dễ rồi, vì nổi tiếng cả một con đường mà. Ở đây thì có 2 quán bánh xèonỗi tiếng là Cây Xoài và Cây Phượng . Theo mình thì Quán Cây Xoài làm nước mắm ngọt hơn cây Phượng nên nếu bạn nào ăn ngọt không được thì có thể ăn ở quán Cây Phượng Quán Cây Xoài và quán Cây Phượng trên đường Tuyên Quang

7. Bánh rế Phan Thiết một món bánh đặc sản của Phan Thiết , mùi vị và màu sắc rất hấp dẩn , đây là món bánh ngọt ,bảo quản lâu.Bạn có thể mua bánh rế ở Chợ Phan Thiết hoặc các tiệm bán đặc sản nằm dọc sông Cà Ty và ở Mũi Né.

8. Cá lồi xối mỡ Món này cuốn bánh tráng ăn ngon không kém gì gỏi cá mai, nếu ra Phan Thiết mà không thưởng thức món cá lồi xối mỡ này thì rất là tiếc đó nha . -Quán Xuân Vàng : Quán này bạn có thể ăn vào buổi trưa lẩn buổi chiều , ngồi trên lầu vừa ăn vừa ngắm sông Cà Ty rất đẹp Địa chỉ : Đường Phạm Văn Đồng -Bờ kè Sông Cà Ty -Quán 49 Đường Phạm Văn Đồng : Bình dân , giá rẻ.

9. Bánh quai vạc Đây là món ăn rất bình dân , nhưng hương vị thì rất đậm đà. Bánh quai vạc được nhiều người gánh hàng rong bán ở biển Đồi Dương, hoặc các bạn có thể thưởng thức tại khu bán đồ ăn ở giữa chợ Phan Thiết. -Quán bánh canh Xíu (vừa bán bánh canh vừa bán bánh quai vạc)Địa điểm: Đường Kim Đồng – Hẻm giữa Nhà sách Trần Quốc Toản và Cửa Hàng BiTi vào sâu 30 mét.

10. Gỏi ốc giác Món này vừa là món nhậu vừa là món ăn chơi rất được ưa thích của các bạn học sinh. Gỏi ốc giác nói thật thì giờ ốc giác hiếm lắm , hầu hết là ốc Vôi thôi à -Món này được bán tại khu Sở Y Tế ngay gần Ga Phan thiết vào buổi chiều tầm 3 giờ chiều đến 7 giờ tối.Tại đây còn bán nhiều món ốc khác nữa….. – Quán 49 : Đường Phạm Văn Đồng (Bờ kè sông Cà Ty) – Bạn cũng có thể ăn ở nhiều quán nhậu trên đường Phạm Văn Đồng bờ kè sông Cà Ty.

11. Bún bò Phan Thiết: Nếu nói đến món bún bò thì các bạn nghĩ ngay đến món bún bò Huế, nhưng liệu bạn có biết Phan Thiết cũng có món bún bò rất riêng của mình. Với mùi vị hoàn toàn khác lạ,đặc biệt là sợi bún nhỏ chứ không lớn như bún bò Huế trong Sài Gòn. -Quán Bún bò Nguyệt số 134 Thủ Khoa Huân (bán lúc 4 giờ chiều tới tối) -Quán bún bò chỗ ga Phan Thiết. (Gần gỏi ốc )

13. Cá bò Hòm : Một món các bạn không thể không ăn khi đã đến với Phan Thiết – Mũi Né , Cá bò hòm này nhìn hinh thù bên ngoài thì xấu xí. Nhưng khi gở lớp vỏ bên ngoài ra thì toàn là nạc không đó . Món này ăn cuốn với bánh tráng chấm nắm nên là hết ý luôn. – Quán Xuân Vàng : Đường Phạm Văn Đồng – Bờ kè Sông Cà Ty – Quán 49 :Số 49 Đường Phạm Văn Đồng (Bờ kè sông Cà Ty).

14. Răng mực nướng Một món ăn rất được các bạn học sinh Phan Thiết yêu thích , không chỉ có răng mực nướng mà còn có hấp , xào lăn…. – Quán 49 : Số 49 Đường Phạm Văn Đồng (Bờ kè sông Cà Ty) -Quán răng mực nướng gần Ga Phan Thiết (Bán vào khoản 3 giờ chiều đến gần tối) -Các quán răng mực nướng trên đường Nguyễn Tất Thành (đường ra biển Đồi Dương).

15. Bánh tráng mắm ruốc nướng Một món đặc sản được biến tấu từ món bánh trắng chấm mắm ruốctruyền thống, món bánh tráng mắm ruốc nướng này được rất nhiều bạn học sinh yêu thích . – Ngã tư Thủ Khoa Huân và Trần Hưng Đạo, nằm phía dưới quán cafe Đô một tý. – Góc Trần Hưng Đạo và ngã 3 Tam biên, ngay đèn xanh đỏ.

16. Bánh tráng chấm mắm ruốc Món ăn đặc sản và truyền thống của Phan Thiết , nó gắn liền với tuổi thơ của hầu hết người dân Phan Thiết. Nếu đã ra Phan Thiết rồi mà bạn không thưởng thức món bánh tráng chấm mắm ruốc thì thực sự rất thiếu xót! -Các gánh hàng rong ở biển Đồi Dương, và rất nhiều chổ bán ở khắp Phan Thiết. -Có một quán nữa nằm ở biển Đồi Dương luôn, đó là bạn đi theo lối đường bê tông từ chổ gửi xe ra biển , hướng về khách sạn Novotel , đến hết đường bạn sẻ thấy có 1 quán cốc nhỏ bán trái cây,ổi xoài….. Tại đó bạn có thể mua mắm ruốc mang về luôn.

17.Lẩu cá Bớp Phan Thiết Ra Phan Thiết mà không thưởng thức món lẩu cá Bớp cùng gia đình và bè bạn thì thật là thiếu sót! – Quán lẩu cá Ngọc Lan :số 11 A đường Phan Đình Phùng. – Lẩu cá May Huệ ở đối diện Ngọc Lan.

18. Bánh mỳ xúi mại trứng Rất nhiều người thực khách đến với Phan Thiết rất thích món bánh mỳ nhân xíu mại và trứng vịt luộc . Quán bánh mỳ hai chị em nằm ở đầu đường Nguyễn Huệ, một địa điểm bán bánh mỳ rất nổi tiếng ở Phan Thiết , nơi rất nhiều người mua , chờ đợi 15 phút để có được 1 ổ bánh mỳ là chuyện thường. Nơi này bắt đầu bán vào tầm chiều tối cho đến khuya.

19. Bánh bèo Phan Thiết: Nhắc đến bánh bèo ,người ta nghĩ ngay đến bánh bèo Huế nổi tiếng khắp nơi . Riêng ở Phan Thiết cũng có món bánh bèo , bánh bèo ở đây rất khác biệt so với bánh bèo Huế.Bạn có thể đến thưởng thức món ăn này ở trong Chợ Phan Thiết hoặc là các hàng gánh được bán vào mỗi buổi sáng.

20. Trứng vịt lộn Tất nhiên ở nơi đâu, tỉnh thành nào cũng có bán trứng vịt lộn , nhưng ở Phan Thiết món trứng này lại có một sự khác biệt trong cách ăn . – Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở các hàng quán dọc lề đường ở Phan Thiết vào mỗi buổi tối. – Đường Nguyễn Huệ , đối Shop Trung Yên Hưng (Bán vào mỗi chiều tối)

21.Chả cá cuốn bánh tráng: Ở Phan Thiết , Món chả cá này rất nỗi tiếng , được rất nhiều du khách mua về làm quà . Món chả này được dùng trong các món như bánh canh Phan Thiết hay bánh mỳ . Ngoài ra bạn còn có thể thưởng thức món chả cá cuốn bánh tráng rất ngon . – Quán Xuân Vàng : Đường Phạm Văn Đồng – Bờ kè Sông Cà Ty – Phan Thiết – Quán 49 : Số 49 Đường Phạm Văn Đồng (Bờ kè sông Cà Ty)

22. Xôi vò bánh chiên Nhắc đến xôi vò thì đâu đâu cũng có món này , nhưng nếu ăn chung với bánh chiên thì chắc chỉ có ở Phan Thiết – Cô bán xôi ở ga xe lửa cũ khúc Cao Thắng và Lê Hồng Phong. – Bán ở chợ Phương, có mấy bác xôi ngay đầu đường hẻm băng qua đường Thủ Khoa Huân.

23. Khoai lang hầm Là một món ăn rất dân dã giống như các món xôi khác. Khoai lang hầm là món ăn gắn liền với nhiều kỷ niệm tuổi thơ của biết bao người dân Phan Thiết – Bình Thuận. Khoai lang hầm thường được bán vào mỗi buổi sáng. – Gần ga xe lửa , khúc Cao Thắng và Lê Hồng Phong có cô bán xôi và khoai lang hầm vào buổi sáng. – Chợ Phường , bán vào buổi sáng phía trước cái đường hẻm băng qua đường Thủ Khoa Huân.

24. Chả nướng Có thể nói rằng đây là món ăn chơi rất đơn giản từ cách làm cho tới cách ăn. Tuy đơn giản như vậy nhưng vị ngon và hương vị của món chả nướng thì sẽ làm bạn phải ngạc nhiêu khi thưởng thức món này đó nha Món ăn này thường được bán vào buổi chiều tối – Chổ bán btmr ngã tư Trần Hưng Đạo và Thủ Khoa Huân (Gần cafe Đô) – Chổ bán btmr đầu đường Võ Hữu, và quán khác nữa……

25. Chà lụi Hàm Tân Món ăn này cũng khá giống với món Nem chả lụi . Đây cũng là một món ăn vặt mà rất nhiều người Phan Thiết ưu thích. Cách ăn món Chả lụi bằng tay không cũng thú vị lắm Nằm trên đường Trần Hưng Đạo , ngay cổng sau của trường Phan Bội Châu. gần công ty Rạng Đông. Quán bán vào tầm 4 giờ chiều.

26. Nem chả nướng Nem chả nướng , một món ăn rất được nhiều người Phan Thiết biết đến và ưa thích bởi cách ăn đơn giản và rất đậm đà mà lại giá rẻ . Món ăn này thường được bán vào chiều tối. – Quán nem chả gần trường trung học Phan Thiết ( chỉ bán vào buổi tối)

29. Cá lóc chiên xù cuốn bánh tráng : Là một món ăn đặc sản rất nổi tiếng ở Bình Thuận, không những ngon , hấp dẫn mà còn rất rẻ nữa. Nếu bạn đã đến Phan Thiết – Mũi Né rồi mà chưa thưởng thức món ăn này thì thật là đáng tiếc Quán cá lóc chiên xù AH Số : 17 Nguyễn Đình Chiễu – Hàm Tiến – Mũi Né

31. Gỏi cua với Thanh Long Nhiều du khách ra tới Phan Thiết- Mũi Né thắc mắc rằng : “Ở đây có món nào ăn cùng với trái Thanh Long không ?” Câu trả lời là đây ! Món gỏi này ăn rất nhẹ nhàng , nên bạn có thể dùng nó làm món khai vị. Việt Nam Home Restaurant 125AB Nguyen Dinh Chieu, Phan Thiet, Vietnam T: 062 3847 687 – F: 062 3743 323 – M: 0918 803 659.

32. Răng mực luộc : Cùng mới món răng mực nướng , thì răng mực luộc là món ăn đơn giản hơn trong cách chế biến. Không quá cầu kỳ , cách ăn đơn giản : chấm với muối tiêu chanh ớt + đồ chua . Đơn giản nhưng bạn sẽ rất ấn tượng với món ăn dân dã này 🙂 – Quán 49 : Số 49 Đường Phạm Văn Đồng (Bờ kè sông Cà Ty) -Các quán răng mực nướng trên đường Nguyễn Tất Thành (đường ra biển Đồi Dương) .

33.Lẩu Thả : Ngoài lẩu cá Bớp ra thì Lẩu thả là món lẩu đặc sản thứ 2 tại Phan Thiết – Mũi Né . Nếu đã 1 lần đến với Phan Thiết thì bạn không thể bỏ qua món ăn mà chính Yan Can Cook cũng phải tấm tắc khen khi ông đến thăm Mũi Né

34. Nhà hàng Seahorse Bistro : Nếu nói đến lẩu Thả thì Seahorse là tên tuổi được mọi người biết đến với tên gọi “Lẩu Thả Seahorse” . Nơi mà Yan Can Cook đã đến và trãi nghiệm món lẩu độc đáo này Km 11 Nguyen Dinh Chieu, Phan Thiet, Vietnam T: 062 3847507 M: 01232222301 (Mr Minh) Việt Nam Home Restaurant 125AB Nguyen Dinh Chieu, Phan Thiet, Vietnam T: 062 3847 687 – F: 062 3743 323 – M: 0918 803 659 Việt Nam Home Restaurant (Chi nhánh 2) 53 Nguyen Dinh Chieu, Phan Thiet, Vietnam T: 062 3741 879 M: 0918 803 65934. Tôm Vỗ (Tôm Muni) Một món tôm mà ai đã từng ăn qua khi đến Phan Thiết Mũi Né cũng không thể nào quên. Nó ấn tượng với du khách bởi thịt rất nhiều , chỉ cần bóc lớp vỏ trên lưng ra thì bạn đã có thể thấy ngay phần thịt chiếm 2/3 con tôm rùi 🙂 Món này chế biến ngon nhất là chỉ có luộc và hấp bia là ok nhất :- Quán Xuân Vàng : Đường Phạm Văn Đồng – Bờ kè Sông Cà Ty – Quán 49 : Số 49 Đường Phạm Văn Đồng (Bờ kè sông Cà Ty)

36. Mực một nắng : Món ăn mà bất kỳ một du khách nào khi tới Phan Thiết – Mũi né đều muốn thưởng thức quá 🙂 . Và cách chế biến ngon nhất ở mực một nắng này thì chỉ có nướng lên và chấm với tương ớt là số một – Quán Xuân Vàng : Đường Phạm Văn Đồng – Phan Thiết – Bờ kè Sông Cà Ty – Quán 49 : Số 49 Đường Phạm Văn Đồng- Phan Thiết (Bờ kè sông Cà Ty) – Quán Lâm Tòng : Đường Nguyễn Đình Chiểu – Mũi Né – Quán Việt Nam Home : Số 125 Nguyễn Đình Chiểu – Mũi Né38. Bún thịt xào : Món bún này thì còn có bún thịt nướng , ở Phan Thiết thì món này được bán trên đường Tuyên Quang , tuy có hơi ngọt một tý nhưng nặng thêm tý chanh vào thì ok.

Tham Khảo thêm các tour du lịch tại: Tour du lịch Phan Thiết 30/4 giá rẻ

Đăng bởi: Tân Đỗ Minh

Từ khoá: Du lịch Phan Thiết nên ăn gì?

Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Bị Ho Nên Ăn Gì? trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!