Bạn đang xem bài viết Bệnh Pemphigus (Bóng Nước Tự Miễn) Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Pemphigus là một bệnh lý không thường gặp, có thể ảnh hưởng trên nhiều đối tượng nhưng thường xảy ra hơn ở người già. Khi mắc bệnh lý này, trên người sẽ nổi các bóng nước ở thân mình, tay hoặc chân. Bóng nước có thể xuất hiện ở cả trong mắt, mũi miệng hay bộ phận sinh dục. Trong bài viết này, bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền sẽ trình bày đến các bạn đọc các thể bệnh, cách thức điều trị và theo dõi bệnh lý Pemphigus.
Có rất nhiều bệnh lý có thể gây triệu chứng nổi bóng nước ở da. Vì vậy khi trên da xuất hiện bóng nước, đặc biệt là các bóng nước lớn thì các bạn nên nhanh chóng khám bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám và giúp bạn chẩn đoán xem có phải bạn bị mắc bệnh Pemphigus hay không.
Bệnh lý Pemphigus được phân loại thành nhiều thể khác nhau. Các thể bệnh đều có biểu hiện chung là phát ban và nổi bóng nước. Tuy nhiên chúng khác nhau ở vị trí nổi bóng nước trên cơ thể và cách xuất hiện bóng nước cũng khác nhau. Vì vậy mà cách chẩn đoán và điều trị cũng khác nhau tùy thuộc vào các thể bệnh.
Các thể bệnh của Pemphigus đó là:
Pemphigus thông thường. Đây là thể bệnh thường gặp nhất trong 3 thể của Pemphigus, chiếm tỷ lệ khoảng 60-70%. Thông thường thì các bóng nước bắt đầu xuất hiện ở miệng. Sau đó ta sẽ thấy bóng nước nổi rải rác trên thân người, cánh tay, cẳng chân hay các khớp. Sau khi bóng nước vỡ sẽ để lại vết trợt da và lành sẹo chậm.
Pemphigus sùi. Đây là thể bệnh hiếm gặp hơn thể thông thường. Thông thường thì các bóng nước sẽ xuất hiện ở các nếp như nách, bẹn, mông hay nếp dưới vú. Sau khi bóng nước vỡ sẽ để lại vết trợt da sau đó sùi lên những mảng u nhú có mủ, đóng vảy và có mùi hôi.
Pemphigus lá. Thông thường thì các bóng nước sẽ xuất hiện ở mặt, lưng hay ngực là những vùng có nhiều tuyến bã. Sau đó bóng nước vỡ nhanh chóng và để lại những mảng đỏ da. Các mảng đỏ da có kèm tróc vảy ở bề mặt và rỉ dịch nhiều. Bệnh có thể diễn tiến thành đỏ da toàn thân với hình ảnh toàn bộ da của cơ thể trở nên đỏ.
Bởi vì nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được hiểu rõ nên chưa có phương pháp giúp chữa khỏi dứt điểm bệnh Pemphigus. Khi khởi phát bệnh, các biện pháp được áp dụng với mục đích:
Làm lành các tổn thương ở da.
Ngăn ngừa các đợt tái phát.
Hạn chế tối đa tác dụng phụ của các thuốc điều trị.
Khi nổi các bóng nước do Pemphigus, người bệnh sẽ được xử lý như sau:
Tắm thuốc tím pha loãng để ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Chích xẹp các bóng nước to để tránh vỡ tự phát.
Đắp gạc thuốc tím lên vết trợt ở da để ngừa nhiễm trùng.
Đối với các vết trợt do bóng nước ở miệng thì có thể súc miệng với dung dịch sát trùng.
Sử dụng corticoid dạng bôi tại chỗ hay uống toàn thân là phương pháp điều trị chính. Corticoid giúp kháng viêm, nhanh lành các bóng nước cũ và ngăn ngừa nổi bóng nước mới. Tuy nhiên tác dụng phụ của corticoid khá nhiều nếu sử dụng liều cao và trong thời gian dài.
Có thể phối hợp các thuốc ức chế hệ miễn dịch khác giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng.
Bác sĩ có thể chỉ định thêm kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng da do vi khuẩn.
Vì bệnh Pemphigus không được chữa khỏi dứt điểm nên chúng ta phải có chế độ theo dõi kiểm soát bệnh. Người bệnh cần lưu ý không tự ý ngưng thuốc hay giảm liều thuốc. Điều này sẽ gây hại khiến bệnh trở nặng hơn hay khó kiểm soát hơn.
Trong quá trình theo dõi, các bạn cần nhanh chóng đến khám bác sĩ khi:
Nổi bóng nước mới.
Bị vết trợt da mới.
Bóng nước tăng nhanh về số lượng hay lan khắp cơ thể.
Sốt.
Lạnh run.
Yếu cơ hay đau khớp.
Trước thời kỳ điều trị với thuốc corticoid thì hầu như các người bệnh bị tử vong do bóng nước gây mất nước, suy dinh dưỡng hay nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi bệnh được điều trị với corticoid thì tiên lượng của bệnh tốt hơn. Tình trạng bệnh nói chung thuyên giảm theo thời gian điều trị. Thời gian điều trị càng dài thì khả năng lành bệnh hoàn toàn càng cao. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát trở lại bất cứ lúc nào. Nếu bạn bị nổi bóng nước trở lại sau thời gian điều trị hoặc nổi bóng nước đầu tiên không giải thích được cũng nên đến khám bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Trẻ Em Bị Hôi Miệng Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không?
Hôi miệng là tình trạng miệng bé có mùi hôi, người xung quanh bé dễ nhận ra khi bé thở hay nói chuyện, cười đùa. Đây có thể là biểu hiện cho sức khoẻ của bé không tốt, ảnh hưởng đến giao tiếp cũng như sinh hoạt hằng ngày của bé.
Các triệu chứng kèm theo hôi miệng có thể là:
Khô miệng
Cảm giác có vị chua trong miệng
Lưỡi bẩn trắng
Chảy máu răng, nướu
Nguyên nhân đầu tiên khiến miệng bé có mùi hôi là do sự giải phóng các hợp chất sulphur do vi khuẩn kỵ khí gram âm cư trú trong khoang miệng của trẻ (túi nha chu, lưỡi, kẽ răng hay sâu răng). Các chất này có mùi khó chịu và rất dễ bay hơi.
Hôi miệng ở trẻ do chế độ ăn uốngMiệng bé bị hôi tạm thời là do một số thực phẩm “tạo mùi” mà trẻ ăn hoặc uống. Các loại thực phẩm giàu protid (như thịt đỏ, cá, phô mai,…) thủy phân trong khoang miệng khi trẻ nhai sẽ giải phóng ra một số chất trong đó có hợp chất sulphur, khiến miệng trẻ có mùi hôi. Ngoài ra, chế độ ăn ít carbohydrate cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ.
Ngoài ra một số thực phẩm khác như hành, tỏi, hay các loại gia vị mạnh chứa hàm lượng sulphur cao sẽ được hấp thu vào máu sau khi ăn, bài tiết dần qua phổi và ra ngoài qua hơi thở gây nên tình trạng hôi miệng.
Với trường hợp này, tình trạng hôi miệng sẽ hết sau một thời gian khi bé được vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến thức ăn thừa đọng lại ở các khe giữa răng và nướu, trên bề mặt răng hay các gai trên bề mặt lưỡi,… tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và sinh ra mùi hôi khó chịu.
Khô miệng: Khô miệng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ miệng trẻ có mùi hôi. Tình trạng khô miệng có thể là hậu quả của việc thở bằng miệng do trẻ bị nghẹt mũi, do ngáy khi ngủ, hoặc do trẻ có thói quen mút ngón tay, ngậm đồ chơi,… Khô miệng tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển và gây hôi miệng ở trẻ.
Sâu răng: Sâu răng là bệnh lý thường gặp ở trẻ do chải răng không đúng cách hay chế độ ăn giàu glucid, gây nên tình trạng hôi miệng.
Bệnh nha chu: Bên cạnh sâu răng thì bệnh nha chu cũng là tình trạng viêm răng miệng thường gặp. Các mảng bám răng nếu không được loại bỏ hoặc loại bỏ không đúng cách có thể gây viêm nướu răng và dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ.
Các nhiễm trùng răng miệng khác: Các nhiễm trùng răng, viêm nướu hoại tử lở loét, viêm quanh thân răng,… hay áp xe răng, nhiễm nấm Candida vùng miệng đều có thể khiến cho miệng bé có mùi hôi.
Viêm xương hàm: Hôi miệng cũng có thể là hậu quả của tình trạng viêm ổ răng, viêm xương hàm hay hoại tử xương,…
Lệch khớp cắn: Lệch khớp cắn khiến cho răng hàm bị lệch, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển giữa các kẽ răng và có thể làm cho chứng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tổn thương ác tính vùng răng miệng: Các khối u vùng răng miệng sùi loét, chảy máu có thể là nguyên nhân hôi miệng, tuy nhiên ít gặp ở trẻ.
Những bệnh lý toàn thân khiến trẻ bị hôi miệng
Bệnh lý tại VA, amidan: Thức ăn có thể tích tụ lại ở các hốc rãnh trong amidan/ VA, nhất là ở những trẻ bị viêm amidan mủ hay phì đại VA/ amidan, khiến miệng bé có mùi hôi.
Bệnh lý đường hô hấp: Viêm mũi, viêm xoang, hen, rối loạn hô hấp,… có thể là nguyên nhân khiến trẻ hôi miệng.
Bệnh lý đường tiêu hóa: Miệng trẻ có mùi hôi kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày do HP,…
Các bệnh lý toàn thân khác: Đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gan,… cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ.
Các nguyên nhân khác gây hôi miệng ở trẻThuốc
Một số loại thuốc gây khô miệng như: Thuốc an thần, thuốc kháng histamin hay thuốc điều trị bệnh lý thần kinh có thể làm giảm sản xuất nước bọt, gây khô miệng và hôi miệng ở trẻ.
Một số kháng sinh nếu sử dụng quá mức và không hợp lý có thể ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi trong khoang miệng và tạo cơ hội cho nấm phát triển, gây hôi miệng.
Hút thuốc lá thụ động
Ở gần những người có thói quen hút thuốc lá sẽ khiến trẻ chịu ảnh hưởng thụ động của khói thuốc làm hơi thở trẻ có mùi hôi.
Tóm lại, hôi miệng ở trẻ là biểu hiện của bệnh lý tại chỗ hay toàn thân. Trẻ bị hôi miệng cần được thăm khám để loại trừ những bệnh lý nguy hiểm và điều trị, chăm sóc hợp lý.
Nguồn: Vinmec
7-Dayslim
Đau Hông Trái Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục
Hông trái gọi tắt là vị trí vùng mông sau, vùng mạn sườn trái và vùng háng. Đau ở hông trái được phân biệt riêng thành những vùng khác nhau, bắt nguồn từ nhiều lý do không giống nhau. Thường thì ngoài triệu chứng đau nhức từ âm ỉ đến nhói dữ dội thì người bệnh còn gặp các biểu hiện đặc trưng khác như di chuyển khó khăn, bất tiện khi làm việc.
Với trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán là cơn đau cấp tính thì nó có thể lan xuống đến phần môi “cô bé” của nữ giới hoặc bìu dưới của nam giới và đương nhiên khả năng giảm đau là cực kỳ khó. Nếu như bạn đang gặp chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần cả về cường độ và tần suất thì hãy nghĩ ngay đến một trong các nguyên nhân như:
Có nhiều bệnh lý khác nhau khiến cho triệu chứng đau hông trái phát sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần. Theo đó nó có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý điển hình sau:
+ Đau dây thần kinh tọa: Đây là dây thần kinh to và dài nhất trong cơ thể, bắt đầu từ thắt lưng đi qua đùi cho đến tận ngón chân. Đau dây thần kinh tọa được xem là căn nguyên gây ra đau hông trái gây ra bởi đa dạng yếu tố khác nhau. Trên thực tế thì có đến 70% tỷ lệ số người bệnh gặp đau nhức sẽ có hiện tượng lan từ hông đến sau đùi, qua bắp và ngón chân.
+ Đau dây thần kinh liên sườn: Dây này chạy từ xương sườn đến vùng mông. Một khi dây này gặp tổn thương bởi yếu tố bên ngoài tác động thì sẽ tạo ra cảm giác đau vô cùng tại những nơi chúng đi qua. Cuối cùng hình thành chứng đau hông bên trái.
+ Viêm khớp háng: Khi bị viêm khớp háng thì người bệnh hay xuất hiện dấu hiệu đau từ vùng háng. Sau đó lan dần đến những khu vực xung quanh kèm theo đau ở mông trái. Cuối cùng khiến người bệnh gặp khó khăn mỗi khi cử động, đau nghiêm trọng hơn khi dạng chân, xoay chân hoặc lên xuống cầu thang. Đặc điểm nhận biết rõ nhất là đau nhức nhiều vào sáng sớm cộng chiều tốt, ấn vào mặt ngoài của hông trái thấy đau.
+ Đau do hội chứng thắt lưng hông: Bệnh xuất phát từ đau tại cột sống sau đó lan sang phần mông, đùi khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, thậm chí cả ngồi xổm.
+ Viêm đại tràng: Đại tràng gặp viêm gây nên đau tức bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu kèm theo đau nhức hông trái.
+ Sỏi thận: Đau do sỏi thận tập trung tại mạn sườn và bụng bên trái. Có thể đau thường xuyên qua cả lưng kèm cứng quặn thắt khiến người bệnh vận động và đi lại không được như bình thường. Ngoài ra người bệnh còn gặp đau rát, tiểu ra máu, tiểu buốt,…
+ Đau do tắc ruột: Tình trạng đau xảy ra khi mà thức ăn ở ruột non không kịp tiêu hóa hết, hình thành nên những cơn đau quặn thắt ở hông trái.
+ Bệnh Zona thần kinh: Bệnh gây ra bởi virus làm bỏng rát, đau nhức, nổi phồng nước và ảnh hưởng đến dây thần kinh. Có thể xuất hiện ở mọi vị trí cơ thể, nếu hình thành tại bờ sườn trái thì nguy cơ bị đau hông trái rất cao.
Một số bệnh lý cũng gây nên đau hông trái ví dụ như sỏi niệu quản, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy, viêm đài bể thận, viêm loét dạ dày,…
+ Chấn thương, tai nạn: Gồm tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị đau hông bên trái.
+ Luyện tập sai cách: Trong khi tập thể thao, nếu bạn hoạt động quá mức thường xuyên sẽ gây căng giãn cơ, đầu độc cơ và hình thành đau hông trái.
+ Vận động, làm việc sai tư thế: Đối tượng lái xe đường dài, nhân viên văn phòng,… có đặc điểm là hay phải ngồi làm việc lâu. Cùng với đó là ngồi sai tư thế, không tập luyện, mang đồ không đúng cách thì rất dễ khiến cho bạn bị cong vẹo cột sống, đau hông trái, gù lưng,…
+ Thừa cân, béo phì: Chính sự chèn ép hình thành do trọng lượng cơ thể tăng không kiểm soát cũng là nguyên nhân khiến cơ xương khớp hoạt động quá mức làm đau khớp, đau hông bên trái, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,…
Thắc mắc đau hông trái có nguy hiểm không luôn nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng hiện nay. Có thể khẳng định lại thêm một lần nữa là chứng bệnh này được khởi nguồn từ đa dạng các nguyên nhân khác nhau. Nếu là căn nguyên cơ học như chấn thương, tai nạn trong thể thao hay lao động thì bạn không cần phải quá lo lắng vì bệnh có thể dễ dàng khắc phục khỏi hoàn toàn.
Ngay khi xuất hiện triệu chứng đau hông bên trái kéo dài một thời gian thì bạn cần chủ động đi thăm khám nay để bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có những biện pháp chữa trị kịp thời nhất. Tùy vào nguồn gốc phát sinh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như:
Cách khắc phục đau hông trái hiệu quả
+ Tiêm corticosteroid nhằm giảm viêm nhiễm: Betamethason,…
+ Tập vật lý trị liệu để tăng cường vận động các cơ xung quanh, cải thiện phạm vi vận động khu vực tổn thương.
+ Phẫu thuật dẫn lưu áp xe hoặc u nang
+ Phẫu thuật chữa trị thoát vị đĩa đệm hư hỏng hoặc thay thế khớp nhân tạo
Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả chữa trị thì người bệnh cũng cần phải lưu ý thêm một số điều sau đây:
+ Nghỉ ngơi, thư giãn thường xuyên đối với dân văn phòng làm việc cường độ thời gian dài với máy tính hay công việc bê vác nhiều. Khi muốn nhấc vật nặng lên hãy co đùi gấp gối chân lại vừa phải nhưng đảm bảo lưng thẳng, không cần giữ thẳng hai chân, cúi cong người xuống khi nhấc.
+ Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, tăng lưu thông máu và tăng dẻo dai cho xương khớp.
+ Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ nước, vitamin, canxi, chất xơ,… hàng ngày để tăng cường đề kháng và giảm nhanh cơn đau khó chịu. Đồng thời hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, các chất kích thích có cồn, có gas,… để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay bệnh nghiêm trọng hơn.
Tóm lại, bài viết gồm một số thông tin cơ bản về dấu hiệu đau hông trái mà dịch vụ bác sĩ riêng cho bệnh nhân muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng sau khi đã nắm bắt được những kiến thức này thì người bệnh sẽ đưa ra được cho mình lựa chọn tốt nhất trong chữa trị bệnh của bản thân.
11 Điểm Du Lịch Nguy Hiểm Nhất Thế Giới
Thung lũng Chết, Mỹ. Nếu Trái Đất là nhà của chúng ta, thì Thung lũng Chết là lò thiêu đốt Trái đất. Nhiệt độ ở đây lên tới 56,7°C sẽ khiến bạn kiệt sức rất nhanh. Nếu không có nước, bạn cũng chỉ có thể sống ở đây khoảng 14 giờ.
Thung lũng Chết, Mỹ. Nếu Trái Đất là nhà của chúng ta, thì Thung lũng Chết là lò thiêu đốt Trái đất. Nhiệt độ ở đây lên tới 56,7°C sẽ khiến bạn kiệt sức rất nhanh. Nếu không có nước, bạn cũng chỉ có thể sống ở đây khoảng 14 giờ.
Thung lũng Chết, Mỹ. Nếu Trái Đất là nhà của chúng ta, thì Thung lũng Chết là lò thiêu đốt Trái đất. Nhiệt độ ở đây lên tới 56,7°C sẽ khiến bạn kiệt sức rất nhanh. Nếu không có nước, bạn cũng chỉ có thể sống ở đây khoảng 14 giờ.
Đảo Rắn, Brazil. Đây được công nhận là nơi nguy hiểm nhất hành tinh. Lý do khá đơn giản – nơi này có một trong những loài rắn độc nhất thế giới-Bothrops. Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 5 con rắn/mét vuông sống trên đảo. Chính phủ Brazil cấm khách du lịch tới đây.
Vườn quốc gia Madidi, Bolivia. Thoạt nhìn, nơi này có vẻ rất đẹp quyến rũ, nhưng lại rất nguy hiểm. Lý do vì ở đây có các động vật độc hại và hung dữ nhất thế giới. Các loài thực vật có thể gây ngứa ngáy, nổi mẩn và chóng mặt. Còn với bất cứ vết cắt nào, hoặc thậm chí là vết thương nhỏ, đều có thể bị nhiễm ký sinh trùng nhiệt đới.
Thung lũng Chết, Kamchatka, Nga. Bán đảo Kamchatka ở Viễn Đông Nga, cũng có Thung lũng Chết. Nồng độ khí độc cao ở khu vực này đe dọa nghiêm trọng đến mọi sinh vật. Con người tới đây sẽ nhanh chóng cảm thấy mất hết sức lực, bị sốt, chóng mặt và ớn lạnh.
Đảo Bikini Atoll, Quần đảo Marshall, Châu Đại Dương. Hòn đảo này trông giống như một thiên đường, tuy nhiên đây là nơi có nhiều chương trình thử nghiệm hạt nhân. Điều này đã biến hòn đảo đẹp như tranh vẽ thành một vùng đất hoang hóa phóng xạ. Người dân buộc phải bỏ nhà cửa vì mức độ phóng xạ cao bất thường có thể gây ung thư.
Vương quốc voi ở Chonburi, Thái Lan. Tại đây, du khách có thể tiếp cận cá sấu trên bè gỗ nhỏ. Họ sử dụng thịt bò hoặc thịt miếng gắn vào thanh treo lưỡi liềm để cho cá sấu ăn.
Núi lửa Erta Ale ở vùng Afar của Ethiopia là một trong những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất hành tinh. Các trận động đất nhỏ đang liên tục làm rung chuyển khu vực. Erta Ale chứa hai hồ dung nham trong miệng núi lửa. Lượng dung nham thay đổi khiến mặt đất ở đây rung lên liên tục.
Hồ Natron, Tanzania. Lớp vỏ muối kiềm trên bề mặt của hồ nguy hiểm đến mức tất cả các sinh vật sẽ chết khi tiếp xúc với nó. Vì vậy, việc bơi lội trong hồ bị nghiêm cấm. Mùi hydrogen sulphide từ bề mặt của hồ sẽ không cho phép du khách chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp này lâu.
Theo BS
Hà Anh
Đăng bởi: Tiến Nguyễn
Từ khoá: 11 điểm du lịch nguy hiểm nhất thế giới
Top 6 Bãi Biển Nguy Hiểm Nhất Thế Giới
Nếu từng coi những bộ phim kinh dị của hollywood chắc chắn bạn có thể quên được hình ảnh của những chú cá mập, cá voi quái vật biển hay thiên tai lũ lụt tấn công con người khi chúng ta đang nô đùa trên bãi tắm. Do đó bạn nên cẩn trọng trong việc lựa trong đại dương mini cho mùa du lịch và người thân.sau đây là top 6 bãi biển nguy hiểm nhất thế giới.
Kilauea, Hawaii, MỹBãi biển cát đen độc đáo ở đảo Kilaunea, đảo lớn nhất Hawaii, là nơi du khách cần hết sức cẩn trọng, vì nằm ngay cạnh dãy núi lửa hoạt động thường xuyên nhất thế giới. Dãy núi lửa này vẫn liên tục phun trào từ năm 1983, do dòng dung nham nóng vào đại dương. Hawaii cũng là nơi xảy ra hơn 100 trường hợp cá mập tấn công bất ngờ, trong đó có 8 vụ việc có người tử vong, kể từ năm 1828.
Biển ở lãnh hải phía bắc và bang Queensland, AustraliaTừ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm rất nhiều đàn sứa hộp tiến gần về hàng trăm bãi biển ở miền bắc Australia. Chúng là một trong những loài động vật có độc nguy hiểm nhất thế giới, đã gây ra ít nhất 70 vụ chết người từ năm 1883. Nọc độc của loài sứa này nguy hiểm tới nỗi sẽ làm tim nạn nhân ngừng đập trước khi họ bơi được vào bờ.
Fraser, AustraliaVùng biển quanh đảo Fraser tới phía đông nam bang Queensland là vùng nước đặc biệt nguy hiểm, nghiêm cấm khách du lịch. Ở đây không chỉ rất nhiều cá mập và sứa độc, mà còn có dòng nước chảy siết. Nếu tiến vào bờ, du khách sẽ gặp phải một vài loài nhện nguy hiểm nhất thế giới, cá sấu nước mặn, và chó dingo, những loài thường hay tấn công con người.
Staithes, AnhBãi biển Staithes, Yorkshire từng bị một nhóm vận động tên là “Những người lướt ván chống nước thải” miêu tả là một trong những bãi biển kinh khủng nhất châu Âu vì ô nhiễm. Staithes liên tục không đạt các chỉ tiêu nước sạch của châu Âu. Khi bơi trong vùng biển ô nhiễm, du khách có thể mắc phải tiêu chảy, khuẩn Ecoli, viêm màng não, sốt thương hàn và viêm gan A.
Reunion, PhápTại lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Ấn Độ Dương này đã có ít nhất 20 vụ cá mập tấn công, trong đó có 8 người thiệt mạng kể từ năm 2011. Điều này có nghĩa là, trong vòng 6 năm qua, 16% số vụ cá mập tấn công làm chết người đã xảy ra ở hòn đảo dài 63 km này. Reunion hiện đi đầu trong hàng loạt nỗ lực ngăn chặn cá mập tấn công nhằm thoát khỏi danh hiệu hòn đảo chết chóc nhất thế giới.
Volusia, Florida, MỹMột cơ sở dữ liệu báo cáo các vụ cá mập tấn công, ngày càng có nhiều vụ cá mập vô cớ tấn công con người ở bờ biển hạt Volusia, Florida, nhiều hơn tất cả các vụ xảy ra ở Nam Phi, tổng cộng 290 vụ kể từ năm 1882. Ngoài ra phải kể đến sự thật rằng du khách sẽ dễ bị sét đánh ở Florida nhiều hơn bất kỳ nơi nào ở Bắc Mỹ.
Đăng bởi: Nguyễn Thùy Linh
Từ khoá: Top 6 Bãi Biển Nguy Hiểm Nhất Thế Giới
Dị Ứng Thời Tiết Có Nguy Hiểm Và Có Thể Phòng Tránh Không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
1. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?Vào những thời điểm giao mùa hay những ngày nóng và lạnh, cơ thể chúng ta tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết. Mỗi cá thể khác nhau sẽ phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng thời tiết, và mức độ dị ứng cũng khác nhau sẽ dẫn đến những biểu hiện khác nhau.
Bạn đang đọc: Dị ứng thời tiết có nguy hiểm và có thể phòng tránh không?
Đối với dị ứng thời tiết nóng, cơ thể vào thời gian này sẽ tiết ra mồ hôi nên da của chúng ta sẽ luôn trong trạng thái ẩm ướt dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, làm bệnh dị ứng ngày càng nặng hơn.
Dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ là hiện tượng xảy ra vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp làm không khí trở nên khô hơn là nguyên nhân khiến cho tình trạng dị ứng xảy ra. Thậm chí những lúc trời mưa hoặc có gió cũng có thể xảy ra tình trạng dị ứng thời tiết này.
Dị ứng thời tiết đặc trưng bởi những dấu hiệu như dị ứng thời tiết nổi mề đay và dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ. Dị ứng thời tiết bao gồm dạng cấp tính và mãn tính. Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng ngứa, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mãn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.
2. Biểu hiện của dị ứng thời tiếtKhi những người có cơ địa dị ứng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như thời tiết nóng, lạnh, phấn hoa, nước mưa… sẽ xảy ra những biểu hiện của dị ứng thời tiết như sau:
2.1 Phát banBan xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, nhất là ở vùng tay, chân, kể cả ở mặt gọi là dị ứng thời tiết ở mặt. Những ban này làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu dẫn đến động tác gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng ra hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da.
2.2 Sưng rộp tấy đỏDa của người bị dị ứng thời tiết nổi mề đay hay dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ cũng sẽ bị sưng lên, đặc biệt là những vùng da tiếp xúc trực tiếp với thời tiết bên ngoài.
2.3 Viêm mũiNhững tín hiệu của viêm mũi như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu cũng sẽ Open khi bị dị ứng thời tiết .
2.4 Nổi mề đay cấp tínhĐây là triệu chứng đặc trưng và cũng là triệu chứng nguy hiểm đối với bệnh dị ứng thời tiết nổi mề đay đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay cấp tính là nổi mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.
3. Dị ứng thời tiết kiêng gì?Bên cạnh phương pháp điều trị dị ứng thời tiết bằng các loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc kháng thụ thể H2, doxepin, Prednisolone, Corticoid…Việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt, hoặc hiểu biết rằng dị ứng thời tiết kiêng gì cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả căn bệnh này. Những thói quen cần duy trì bao gồm:
Uống nhiều nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài
Không sử dụng thuốc lá, thức uống có cồn như bia rượu, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa.
Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
Có thể sử dụng thêm những thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12.
Hạn chế lao động nặng nhọc dưới trời nắng để giảm tiết mồ hôi. Mặc ấm và giữ ấm cho những bộ phận nhạy cảm như đầu vào mùa đông.
Tránh xa những nơi ồn ào để tránh hạ huyết áp và đau đầu.
Khi thấy da của mình có dấu hiệu dị ứng sẩn ngứa thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi bị dị ứng và đi đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da.
Mang những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi nhằm giúp cho da hạn chế bị cọ xát và dị ứng không thể lan rộng khắp cơ thể.
Đối với những bệnh nhân có triệu chứng của viêm mũi xoang dị ứng, cần đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế tiếp xúc với những loại động vật.
Bệnh nhân cũng được khuyên nên kiêng ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Pemphigus (Bóng Nước Tự Miễn) Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào? trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!