Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Suy Giáp: Hiểu Đúng Để Phòng Bệnh # Top 10 Xem Nhiều | Nhld.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Suy Giáp: Hiểu Đúng Để Phòng Bệnh # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Suy Giáp: Hiểu Đúng Để Phòng Bệnh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh suy giáp là hiện tượng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả. Nó không cung cấp đủ hormon chuyển hóa mà cơ thể yêu cầu. Chính vì vậy, các cơ quan sẽ không đủ năng lượng để hoạt động. Quá trình trao đổi chất và chức năng của chúng cũng vì thế mà diễn ra chậm hơn. Ví dụ như ảnh hưởng đến hệ thống điều hòa nhiệt độ cơ thể, điều hòa nhịp tim, điều hóa đốt cháy năng lượng và cân nặng,…

Bệnh còn có những tên gọi khác là: bệnh suy tuyến giáp, suy giảm tuyến giáp, suy giáp trạng.

Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh suy giáp cao hơn đàn ông.

Độ tuổi: lớn hơn 60 tuổi.

Bệnh tự miễn như bệnh đái tháo đường loại 1, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac, bệnh Addison, bệnh thiếu máu ác tính, bệnh bạch biến.

Bệnh tâm thần.

Hội chứng Down, hội chứng Turner.

Tùy theo nhóm tuổi, dấu hiệu suy tuyến giáp sẽ thay đổi và đa dạng.

Đối với trẻ sơ sinh:

Vàng da không do bệnh lý gan mật (vàng da này kéo dài hơn 2 tuần sau sinh), tay chân ẩm lạnh, buồn ngủ thường xuyên, khóc yếu, khóc khàn.

Ăn kém, đi cầu khó khăn, bụng đầy hơi (ba mẹ cần quan sát thấy bụng to bè, nghe có tiếng rõ), nhẹ cân và không tăng cân sau sinh.

Nghiêm trọng hơn trẻ có thoát vị rốn, lưỡi to, trương lực cơ giảm ( trẻ sơ sinh khi nằm, cơ thể mềm, kém linh hoạt).

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên

Dấu hiệu suy tuyến giáp khác với trẻ sơ sinh. Nhưng trẻ em và thanh thiếu niên sẽ có cảm giác rõ và thể hiện rõ ràng hơn.

Trẻ chậm dậy thì.

Thể chất kém phát triển, thậm chí thấp còi.

Trí tuệ kém linh hoạt, khó tập trung

Răng vĩnh viễn hình thành tương đối chậm.

Đối với người lớn

Biểu hiện bệnh khá tương đồng với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Mệt mỏi, khó tập trung, hay quên.

Táo bón, ăn kém nhưng tăng cân.

Giọng khàn.

Đau yếu hay cứng cơ.

Nhịp tim giảm ( dưới 60 nhịp/phút).

Da khô, lạnh, tóc mỏng, rụng nhiều.

Theo nghiên cứu chuyên sâu, nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh chính là viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là tình trạng viêm tại tuyến do rối loạn tự miễn. Một cách dễ hiểu  hơn, đây là hiện tượng cơ thể tự sản xuất kháng thể tấn công tuyến giáp “vô cớ”.

Xạ trị vùng cổ là một trong những nguyên nhân gây bệnh suy giáp. Bệnh ung thư vùng cổ hay bệnh ác tính hệ bạch huyết cần điều trị bằng tia xạ. Liệu pháp này sẽ phá hủy các tế bào bình thường tại tuyến giáp.

Sử dụng thuốc dùng trong chữa trị bệnh tim, tâm thần và ung thư cũng sẽ tăng nguy cơ suy giáp. Các thuốc như amidarone (cordarone, pacerone), interferon alpha và interleukin-2.

Phẫu thuật tại tuyến giáp dễ thúc đẩy suy giáp. Nếu cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, nhiều khả năng người bệnh sẽ không có đủ hormone tuyến giáp.

Chẩn đoán bệnh suy giáp

Các cận lâm sàng cần thiết là đo nồng độ TSH và ft4 có trong máu. Chẩn đoán bệnh suy giáp giá trị fT4 thấp hơn mức bình thường. Tuy vậy, những người suy giáp đôi khi có fT4 bình thường, trong khi TSH tăng.

Những tình trạng này gọi là suy giáp cận lâm sàng. Tức đây là giai đoạn suy giáp mới khởi phát. Ngoài các xét nghiệm chẩn đoán, bạn sẽ được làm thêm siêu âm tuyến giáp hay những xét nghiệm hình ảnh học tại tuyến giáp. Việc này sẽ giúp ích cho bạn phát hiện tình trạng viêm hay bất thường khác.

Điều trị bệnh suy giáp

Đa số người bệnh suy giáp sẽ được bổ sung hormon tuyến giáp tổng hợp qua đường uống. Việc bổ sung này thực hiện mỗi ngày. Nhờ thế, lượng hormon thiếu hụt sẽ được bù đắp và duy trì hằng ngày.

Những triệu chứng khi liều thuốc không thích hợp mà bạn cần lưu ý:

Cảm giác thèm ăn nhiều hơn.

Mất ngủ hay ngủ ít.

Tim đập nhanh hơn ( Bạn có thể đếm trong 1 phút. Nếu cao hơn 100 lần/ phút là tim nhanh).

Tay chân run, loạng choạng.

Nếu chủ quan về căn bệnh này, bạn sẽ có nguy cơ mắc những biến chứng khôn lường. Bệnh suy giáp sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là mạn tính.

Bướu cổ

Bởi khi thiếu hụt hormon, tuyến giáp tăng hoạt động để bù đắp. Tuyến giáp sẽ ngày càng phình to. Dẫu vậy, sự thiếu hụt hormon vẫn còn đó.

Vô sinh

Đây ắt hẳn là biến chứng nghiêm trọng nhất. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự rụng trứng. Mặt khác, nó cản trở quá trình thụ thai.

Bệnh thần kinh ngoại biên

Nhiều trường hợp bệnh nhân suy giáp không điều trị đã phải chịu cảm giác châm chích mạn tính. Cảm giác này ngứa ran ở tay chân hay bất kể những vị trí khác. Nó khiến bệnh nhân mất ngủ và giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh suy giáp sẽ không là bài toán khó nếu bạn được điều trị sớm. Những triệu chứng trong bài viết sẽ giúp bạn nhận biết bệnh tốt hơn. Việc điều trị khá đơn giản. Nhưng trên hết, bạn cần theo dõi định kỳ cho đến khi bình giáp. Sự chủ quan về căn bệnh này sẽ gây những biến chứng không đáng có.

Bệnh Zona Cần Kiêng Gì? Tránh Xa Các Thứ Này Để Bệnh Nhanh Khỏi

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng phát ban, sốt, chảy dịch, đau rát,… do bệnh zona gây ra. Nếu mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân cần phải kiêng một số loại thực phẩm sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

Bệnh zona kiêng gì? 1. Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế là một loại thực phẩm đường huyết ở mức độ cao có chứa đường cơ thể dễ dàng hấp thu, chính điều này làm tăng nguy cơ đột biến về lượng đường trong máu. Bởi khi lượng đường trong máu cao sẽ có khả năng liên kế với chất lỏng; rối loạn điện giải và đặc biệt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh. Đây chính là nguyên nhân khiến có những vết thương zona lâu lành hơn.

Bạn đang đọc: Bệnh zona cần kiêng gì? Tránh xa các thứ này để bệnh nhanh khỏi

2. Các chất kích thích

Với bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh thì việc tránh sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine, … là điều thiết yếu. Những chất này sẽ ngăn ngừa mạng lưới hệ thống miễn dịch của khung hình, tạo điều kiện kèm theo thuận tiện để những loại virus gây bệnh zona nhanh gọn lây lan và tiến công những bộ phận khác. Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng những loại thuốc chống virus mà uống rượu sẽ hạn chế hiệu suất cao của thuốc .

3. Thực phẩm giàu hàm lượng Arginine

Các điều tra và nghiên cứu cho thấy chất Arginine có công dụng không tốt cho sức khỏe thể chất của bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh. Đây là một loại axit amin có năng lực thôi thúc sự tăng trưởng nhanh gọn của những loại virus gây bệnh zona. Nếu ăn thực phẩm này tiếp tục, bệnh tình của bệnh nhân sẽ càng tồi tệ hơn. Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng Arginine, người bệnh nên tránh như bánh mì, lúa mạch, chocolate, …

4. Thức ăn nhiều đường

Các loại đồ ăn ngọt, nhiều đường, nhất là thành phần carbohydrate tinh chế sẽ ngăn chặn quá trình hấp thu các dưỡng chất của cơ thể. Đặc biệt, thiếu vitamin, virus zona sẽ nhanh chóng phát triển và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi ăn các loại trái cây, người bệnh cũng thận trọng với một số loại quả như việt quất, nho, cà chua,… Chúng tạo điều kiện thuận lợi để virus zona dễ dàng tái phát.

5. Thức ăn chứa chất Gelatin

Gelatin là chất có nhanh gọn thôi thúc virus zona tăng trưởng. Nếu muốn chữa trị căn bệnh này, người bệnh cần phải hạn chế 1 số ít thực phẩm có chứa thành phần gelatin như kẹo gummies, kẹo dẻo, kẹo ngô, sữa chua, …

6. Thực phẩm chế biến sẵn

Những loại thực phẩm được chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh. Nếu người bệnh ăn quá ít trái cây và những loại rau xanh, tăng cường thức ăn chế biến sẵn sẽ khiến bệnh ngày càng tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, thức ăn được chiên rán, chế biến sẵn sẽ khiến cho khung hình người bệnh không hề hấp thu được những dưỡng chất thiết yếu .

7. Đậu nành

Một số loại thức ăn được chế biến từ đầu nành có thể khiến cho bệnh nhân mắc bệnh zona bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Người bệnh đứng trước nguy cơ bị nhiễm trùng da và khiến vết thương lâu lành. Do đó, nếu mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân nên kiêng đậu nành để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

LƯU Ý:

Thức ăn có vai trò rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh zona. Bên cạnh những loại thực phẩm bệnh nhân không nên ăn được san sẻ ở trên, người bệnh zona thần kinh cần phải quan tâm 1 số ít yếu tố sau để bệnh nhanh gọn khỏi .

Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại vitamin C, vitamin B6, vitamin B12, kẽm, lysine,… Đây là những chất có khả năng làm lành các tổn thương ở bề mặt da, ngăn ngừa bệnh phát triển. Một số loại thực phẩm bệnh nhân có thể ăn như chuối, khoai lang, sò, gan, ốc, hến,…

Vệ sinh làn da sạch sẽ, không nên sử dụng các loại hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến da.

Tuyệt đối không được gãi ngứa hoặc chà xát trực tiếp lên bề mặt da, khiến làn da nhiễm trùng, tổn thương nhiều hơn.

Người bệnh không nên thực hiện theo các phương pháp dân gian như đắp đậu xanh, gạo nếp, thuốc nam,… Chúng có thể khiến cho làn da bị bội nhiễm, viêm loét, kích ứng,…

Tránh tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu.

Mặc quần áo thoáng mát, không được tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, có quá nhiều chất bẩn.

Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh càng tồi tệ hơn. 

Hiểu Hơn Về Căn Bệnh Yếu Sinh Lý Ở Nam Giới

Biểu hiện của bệnh yếu sinh lý là khi dương vật của nam giới không thể cương cứng, không đủ cứng hoặc cứng nhưng không giữ được lâu khi được kích thích, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng xuất tinh sớm và mất cảm giác khi yêu.

Yếu sinh lý – bệnh thường gặp ở nam giới ….

Biểu hiện của bệnh yếu sinh lý là khi dương vật của nam giới không thể cương cứng, không đủ cứng hoặc cứng nhưng không giữ được lâu khi được kích thích, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng xuất tinh sớm và mất cảm giác khi yêu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra yếu sinh lý, tuy nhiên các bác sỹ nam khoa liệt kê ra 3 nguyên nhân chính khiến nam giới bị bệnh yếu sinh lý như sau:

- Chủ nhân bị sức ép tâm lý và thần kinh: Nhiều người cảm thấy thiếu tự tin và bị ám ảnh khi quan hệ, họ thường nghĩ và áp đặt rằng mình có bị yếu sinh lý hay không từ đó có cảm giác lo sợ trong suốt quá trình gần gũi bạn tình nên dẫn đến dễ xuất tinh sớm hoặc rối loạn cương dương liên tục. Lâu dần căn bệnh sẽ nặng hơn.

Cùng với đó là 3 mức độ bệnh khác nhau, bao gồm:

+ Yếu sinh lý ở mức độ nhẹ: Đây là những người vừa mới bị xong nên vẫn có thể hoạt động tình dục bình thường, tuy nhiên, đôi khi bạn cảm thấy mình bị mất khả năng cương cứng trong chốc lát hay khi bạn đã xuất tinh rồi, khoảng một lúc sau bạn mới có thể tiếp tục cuộc yêu được nữa. Biểu hiện như vậy mới ở mức độ nhẹ nên bạn đừng nên lo lắng quá vì có thể là do thể trạng của bạn đang mệt mỏi chưa tập trung, bạn chỉ cần có chế độ làm việc và sinh hoạt hợp lý sẽ cải thiện được ngay.

– Yếu sinh lý ở mức độ nặng: hầu như bạn không còn ham muốn tình dục và khi kích thích dương vật vẫn cứ “trơ” ra. Nếu bạn ở mức này thì cần nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để tìm hiểu kỹ càng về nguyên nhân cũng như hướng điều trị. Không nên để tình trạng quá nặng hãy ngay lập tức đi chữa trị.

Lời khuyên cho phái mạnh khi bị yếu sinh lý

Để điều trị và khắc phục triệt để căn bệnh yếu sinh lý  thì việc đầu tiên bạn cần có ý thức theo dõi sức khỏe tình dục của mình liên tục. Tìm hiểu ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó từ đó thay đổi giờ giấc, thói quen sinh hoạt một cách hợp lý nhất. Ngoài ra, hãy hạn chế 1 vài các chất kích thích, nên bỏ hút thuốc lá, uống ít rượu bia, nên ăn uống hợp lý, đầy đủ chất, tránh sử dụng các thực phẩm ảnh hưởng đến việc quan hệ nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitmin A, E, … để tăng cường khả năng tình dục, nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, không hoạt động quá sức và nghiỉ ngơi hợp lý.

Nếu không thể tìm được nguyên nhân hay tình trạng vẫn không tiến triển thì bạn nên đến khám chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng các bác sỹ sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh lý và có hướng chữa trị cho bạn nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Bệnh Viêm Não Nhật Bản, Cách Phòng Và Điều Trị

Viêm Não Nhật Bản thuộc dạng nhiễm trùng thần kinh do virus viêm não Nhật Bản gây ra, thường xuất hiện ở vùng nông thôn khu vực Châu Á Thái Bình Dương, sinh sống ở khu vực khí hậu cận nhiệt đới có thể giúp virus tồn tại quanh năm, phổ biến nhất mùa hè- thu. Bệnh được lan truyền qua đường muỗi đốt, và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tỉ lệ mắc bệnh ở một số quốc gia thống kê trung bình vào khoảng 5.4/100,000 trẻ ở độ tuổi 0 – 14 tuổi và 0.6/100,000 đối với người trên 15 tuổi. Các quốc gia đang phát triển có tỉ lệ tử vong do Viêm Não Nhật Bản lên đến 35%. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 10,000 ca tử vong vì căn bệnh này.

Thuật ngữ y học: Viêm não Nhật Bản – tên tiếng Anh: Japanese encephalitis (JE)

Tên thường gọi: Viêm não Nhật Bản

Chuyên khoa: Truyền nhiễm

Đối tượng bệnh nhân: Trẻ em dưới 15 tuổi

Hầu hết các nhiễm trùng viêm não Nhật Bản đều có dấu hiệu khá nhẹ (sốt và đau đầu) hoặc không có triệu chứng rõ ràng, nhưng khoảng 1 trong 250 trường hợp lại bị nhiễm trùng dẫn đến bệnh lâm sàng nghiêm trọng.

Bệnh nặng được đặc trưng bởi sự tiến triển nhanh của sốt cao, đau đầu, cứng cổ, mất phương hướng, hôn mê, động kinh, tê liệt liên tục và cuối cùng là tử vong. Tỷ lệ tử vong có thể cao tới 30% trong số những người có triệu chứng bệnh. Trong số những người sống sót, 20% –30% sẽ gặp các vấn đề về trí tuệ, hành vi hoặc thần kinh vĩnh viễn như tê liệt, co giật tái phát hoặc mất đi khả năng nói.

Bệnh Viêm não Nhật Bản gồm 4 giai đoạn chính:

– Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài 5-14 ngày, trung bình là 1 tuần.

– Giai đoạn khởi phát: Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường sốt rất cao 39-40 độ C. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh. Trong thời kỳ này, bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn. Ngay trong 1 -2 ngày đầu của bệnh, bệnh nhi đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu, lú lẫn hoặc mất ý thức. Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy đi ngoài phân lỏng, đau bụng, nôn.

– Giai đoạn toàn phát: Virus xâm nhập vào tế bào não tuỷ gây huỷ hoại các tế bào thần kinh. Lúc này các triệu chứng không giảm mà tăng dần. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên như vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ, lúc tái, rối loạn nhịp thở và tăng tiết trong lòng khí quản, mạch thường nhanh và yếu. Giai đoạn này diễn ra ngắn, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê sâu với rối loạn các chức năng sống. Những bệnh nhân vượt qua được thời kỳ này thì tiên lượng tốt hơn.

– Giai đoạn lui bệnh: Từ tuần thứ 2, bệnh nhân đỡ dần, nhiệt độ giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ. Vào khoảng ngày thứ 10 trở đi, nhiệt độ bệnh nhân trở về bình thường nếu không có bội nhiễm vi khuẩn khác. Bệnh nhân từ hôn mê dần dần tỉnh, không còn những cơn co cứng, bệnh nhân hết nôn và đau đầu.

Chim và lợn là khởi đầu các ổ chứa virus viêm não Nhật Bản. Muỗi hút máu của lợn, sau đó đốt sang người sẽ truyền virus sang người. Đến nay, đây là con đường duy nhất lây nhiễm viêm não Nhật Bản. Hiện chưa ghi nhận lây truyền từ người sang người.

Dù nhiễm virus song lợn không bị bệnh mà đóng vai trò là kho chứa, duy trì virus trong thiên nhiên.

Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu là 2 loài: Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. 2 loài này hoạt động mạnh vào lúc chập choạng tối và thường sống ở ruộng lúa nước.

Bệnh nhân có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản – phổi do bội nhiễm hoặc viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu, loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Những di chứng sớm có thể gặp là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần.

Từ cuối tuần thứ 2 trở đi là thời kỳ của những biến chứng và di chứng muộn. Những biến chứng muộn có thể gặp là: loét nhiễm trùng, rối loạn giao cảm, rối loạn chuyển hoá. Những di chứng muộn có thể gặp là động kinh, nghe kém hoặc điếc, rối loạn thâm thần…

Không có tác nhân chống virus nào có thể điều trị triệt để Viêm Não Nhật Bản. Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc theo dõi áp lực màng não, bảo vệ đường thở và kiểm soát các cơn co giật. Quan trọng nhất là chủng ngừa.

Chống phù não

Truyền các dịch ưu trương để làm tăng áp lực thẩm thấu, rút nước ở tổ chức, tế bào và khoang gian bào vào lòng mạch. Manitol 20%, liều từ 1-2 g/kg thể trọng. Trong những trường hợp phù não nặng có co giật thì dùng Corticoid. Có thể dùng dexamethason, solumedrol.

An thần cắt cơn giật

Seduxen có thể dùng qua sonde hoặc tiêm bắp thịt, tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân co giật nhiều thì dùng Phenobarbital.

Hạ nhiệt

Cởi quần áo cho bệnh nhân, chườm đá vào bẹn, nách, cổ… quạt, xoa cồn long não. Có thể dùng các thuốc hạ nhiệt bằng đường uống qua sonde, thụt giữ qua trực tràng, truyền tĩnh mạch.

Paracetamol uống hoặc TTM

Hồi sức hô hấp và tim mạch

Thở oxy, lau hút đờm rãi, sẵn sàng hô hấp viện trợ khi rối loạn nhịp thở nặng hoặc ngừng thở.

Bổ sung nước điện giải kịp thời theo hematocrit và điện giải đồ. Dùng thuốc trợ tim mạch ouabain, spartein, khi cần thiết có thể dùng các thuốc vận mạch như aramin, noradrenalin, dopamin.

Ngăn ngừa bội nhiễm, dinh dưỡng, chống loét

Dùng kháng sinh phổ rộng như ampixilin hoặc Cephalosporine thế hệ 3 tuỳ theo trọng lượng cơ thể.

Thường xuyên lau rửa da, vệ sinh răng miệng, dùng đệm cao su bơm hơi để vào các điểm tỳ hoặc nằm đệm nước và thường xuyên thay đổi tư thế cho bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân phải đảm bảo đủ đạm và các vitamin, cho ăn qua sonde 4 lần/ngày.

Hiện có 2 loại vắc-xin viêm não Nhật Bản chính hiện đang được sử dụng: Vắc-xin JEVAX bất hoạt, vắc-xin chúng tôi sống giảm độc lực.

Advertisement

Dựa vào liều lượng và thời gian tái chủng có thể tùy thuộc vào từng quốc gia và từng loại vaccine sử dụng. Ví dụ ở Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo cần tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản với 3 liều cơ bản:

– Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi.

– Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.

– Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Với người lớn: nếu đối tượng chưa từng tiêm vaccine Viêm Não Nhật Bản trong quá khứ, sẽ cần tiêm đủ 3 mũi như ở trẻ em. Trong trường hợp đã tiêm đầy đủ, đối tượng cần tái chủng thêm 1 mũi.

Bên cạnh đó cần xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu. Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh để lại biến chứng cực kì nặng nề. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

An Khang

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới

Dinh Dưỡng Rau Mầm Và Công Dụng Phòng, Chữa Bệnh Hiệu Quả

Khám phá giá trị dinh dưỡng rau mầm

Rau mầm được trồng tại nhà, không chứa mầm bệnh gây hại cho sức khỏe. Chúng có vị ngọt hoặc cay nồng tùy theo từng loại khác nhau. Ngoài lượng chất xơ, vitamin dồi dào, rau mầm còn chứa nhiều ezym tiêu hóa khối lượng lớn các chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, 119% vitamin C cơ thể cần trong ngày chỉ trong một chén rau mầm. Hơn nữa, trong thành phần dinh dưỡng rau mầm có nhiều men kích thích tăng trưởng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.

Có nhiều loại rau mầm được trồng như đậu xanh, đậu nành, mướp đắng, cải củ, rau muống…Trong đó, giá đậu xanh cung cấp 32 calo, chứa 0,84 gam chất xơ và 21-28 % protein. Trong rau mầm cải củ, lượng vitamin A cao gấp 4 lần khoai tây, vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa.

Rau mầm – “khắc tinh” của các loại bệnh

Phòng chống bệnh tiểu đường

Sulphoraphane – là chất được phát hiện có khả năng kháng insulin. Điều đó cũng đồng nghĩa chất này có thể kiểm soát được lượng đường ổn định trong máu. Người ta đã nghiên cứu chất chống oxy hóa này có mặt trong mầm bông cải xanh. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên ăn các món chế biến từ mầm bông cải xanh để góp phần cải thiện bệnh. Hơn nữa, người bệnh tiểu đường cũng không quên lựa chọn rau mầm mướp đắng. Bởi theo các chuyên gia, đây cũng là loại rau rất tốt cho việc phòng chống bệnh tiểu đường.

Đẩy lùi các bệnh về tiêu hóa

Dinh dưỡng rau mầm thường được biết đến trong top các loại siêu thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa. Trong các loại rau mầm xanh có chứa chất tạo sắc tố cartotene, diệp lục tố chlorophyll và chất đạm dễ tiêu. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn không nên bỏ qua rau mầm lúa mạch. Vì nó chứa nhiều enzyme amylase. Loại enzyme này hỗ trợ tiết dịch trong dạ dày. Nhờ đó rau mầm lúa mạch giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và dễ dàng hơn.

Giúp giải độc

Trong thành phần dinh dưỡng rau mầm có lượng vitamin đa dạng và phong phú. Các loại rau mầm hầu hết đều có khả năng khử gốc tự do, giải độc đa năng nội ngoại sinh. Đặc biệt, mầm rau muống có thể giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể. Chúng có thể là độc từ nấm, cá, lá ngón hoặc độc khuẩn từ côn trùng hay rắn. Ngoài ra, chất antioxidants trong rau mầm có tác dụng phòng ngừa các chất phóng xạ độc hại xâm nhập. Nó giữ vai trò như lớp áo giáp sắt bảo vệ cơ thể.

Ngăn ngừa ung thư

Rau mầm súp lơ xanh và rau mầm cải xoong luôn là những cái tên hàng đầu khi nhắc đến công dụng ngăn ngừa ung thư. Sulforaphane – chính là thành phần tạo nên sự khác biệt của mầm súp lơ xanh. Sulforaphane là chất chống ung thư và ngừa viêm hiệu quả. Đây cũng là hoạt chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da, ngăn chặn vi khuẩn helicobacter pylori – “thủ phạm” gây nên các bệnh về dạ dày, ung thư dạ dày.

Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Mắt Sài Gòn

Bệnh viện Mắt Sài Gòn được thành lập năm 2004 bởi Bác sĩ Thái Thành Nam – chuyên gia nhãn khoa đầu ngành, người đầu tiên thực hiện phẫu thuật Phaco tại Việt Nam. Trải qua hơn 16 năm hình thành và phát triển, bệnh viện đã đạt được những thành tựu nhất định với hệ thống 8 bệnh viện trải dài từ Bắc vào Nam. Với mục đích có thể đưa việc khám và điều trị các bệnh về Mắt đến gần hơn với người dân trên cả nước. 

Bệnh viện có đội ngũ nhân viên y tế đầy trách nhiệm và có chuyên môn cao cùng với sự đầu tư về phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất để có thể đem đến cho bệnh nhân trải nghiệm khám, chữa bệnh tốt nhất có thể. Với những nỗ lực ấy đã giúp Bệnh viện Mắt Sài Gòn Hà Nội đạt được nhiều thành tựu

Tiêu chuẩn ISO 9001-2000 do tổ chức NDV cấp giấy chứng nhận

Thương Hiệu Vàng Việt Nam lần thứ nhất năm 2007 do Hiệp Hội VATAP cấp.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn Hà Nội luôn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang với các toà nhà được xây dựng hiện đại, thoáng đãng với nhiều tiện ích phục vụ cho nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, bệnh viện còn đầu tư thay mới và nâng cấp hệ thống các trang thiết bị. Tất cả các trang thiết bị của bệnh viện đều được nhập khẩu trực tiếp từ các nước tiên tiến trên thế giới nhằm hỗ trợ cho việc khám, chữa bệnh được hiệu quả và chính xác hơn.

Máy chụp cắt lớp võng mạc (OCT mắt) Cirius HD model 5000, CARL ZEISS;

Máy đo thị trường HDT, CARL ZEISS;

Hệ thống sinh hiển vi khám mắt HAAG STREIT, kính hiển vi phẫu thuật CARl ZEISS;

Máy siêu âm E–Z ScanTM AB 5500, A-B UD 6000;

Máy đo công xuất thủy tinh thể IOL Master của Đức;

Công nghệ Visumax (Carl Zeiss – Đức) máy femto laser hiện đại bật nhất của Đức;

Máy Visucam chụp đáy mắt màu;

Máy phẫu thuật cườm khô – phaco: Centurion của Mỹ,…

Một số dịch vụ của bệnh viện:

Khám Mắt;

Điều trị tật khúc xạ;

Phẫu thuật khúc xạ;

Phẫu thuật cườm nước Glaucoma;

Nhãn nhi và điều trị lác (lé);

Phẫu thuật ghép giác mạc;

Tạo hình thẩm mỹ.

Địa chỉ: Hiện, Bệnh viện Mắt Sài Gòn Hà Nội có 2 cơ sở tại Hà Nội:

CS1: Số 77 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

CS2: Số 532 Đường Láng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

SĐT liên hệ: 

CS1: 024 39428 554

CS2: 024 32484 702  

Thời gian làm việc:

Thứ 2 – Thứ 7

Sáng: 7h30 – 12h00

Chiều: 13h00 – 16h30

Chủ nhật:

7h30 – 12h00

Di chuyển đến quầy Tiếp tân để cung cấp thông tin cá nhân đăng kí khám bệnh.

Sau đó, bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn đi đến phòng khám bệnh, và đợi gọi tên đến lượt vào khám bệnh.

Khi đến lượt khám, vào khám để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, giải thích và kê đơn thuốc.

Nếu được chỉ định phẫu thuật, bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện các thủ tục theo quy trình phẫu thuật. Nếu phẫu thuật vào ngày khác ngày đi khám, bạn sẽ nhận được giấy hẹn.

Khi đã kết thúc quy trình khám bệnh, bạn sẽ được nhận toa thuốc và sau đó di chuyển đến quầy thu ngân để thanh toán các chi phí.

Thực hiện theo các yêu cầu trên toa thuốc và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ (nếu có).

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết khi đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Hà Nội. Thông qua bài viết này, YouMed hy vọng sẽ có thể giúp bạn có được trải nghiệm khám, chữa bệnh tốt hơn và thuận tiện hơn khi đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Hà Nội.

Người viết: Quan Bảo Phương

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Suy Giáp: Hiểu Đúng Để Phòng Bệnh trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!