Bạn đang xem bài viết Bệnh Thương Hàn Ghép E Coli Ở Gà, Triệu Chứng Và Cách Chữa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong số các bệnh truyền nhiễm trên đàn gia cầm thì có rất nhiều bệnh phổ biến như thương hàn, Gumboro, bệnh CRD, Ecoli, Newcastle, bệnh sưng phù đầu, bệnh đầu đen, … Những bệnh truyền nhiễm này tuy nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm, sử dụng đúng thuốc, đúng liệu trình thì có thể giảm được tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên, thường các bệnh truyền nhiễm này không xuất hiện đơn lẻ mà lại bội nhiễm trên gà khiến gà mắc 2 thậm chí 3 bệnh cùng lúc. Do đó, xác định được gà đang bị bệnh gì cũng như sử dụng thuốc chữa như thế nào không phải là điều đơn giản. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn tìm hiểu về triệu chứng của bệnh thương hàn ghép E coli ở gà cũng như cách chữa trị cụ thể khi gà bị ghép 2 bệnh này.
Bệnh thương hàn ghép E coli ở gàBệnh Ecoli hay còn gọi là bệnh lỵ là bệnh do gà nhiễm vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Còn bệnh thương hàn trên gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây ra. Hai bệnh này hoàn toàn khác nhau nhưng gà lại có thể cùng lúc nhiễm cả hai bệnh này. Khi gà bị nhiễm 2 bệnh này thường gọi là bệnh thương hàn ghép E coli hoặc bệnh E coli ghép thương hàn.
Nguyên nhân gây ra bệnh Ecoli ghép thương hàn thường do môi trường chăn thả không đảm bảo, mật độ nuôi quá cao và chất độn chuồng bị ẩm ướt. Điều kiện này rất dễ xảy ra khi thay đổi thời tiết những lúc giao mùa, khi trời nồm ẩm và mưa nhiều.
Triệu chứng bệnh E coli ghép thương hànBệnh thương hàn ghép E coli cũng không có quá nhiều triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Khi gà bị thương hàn ghép E coli có thể có các triệu chứng như ủ rũ, kém ăn, nóng sốt, đứng tách đàn, đi ngoài phân trắng vàng có nhớt, chân lạnh (khô chân).
Khi thấy gà có các triệu chứng mắc bệnh và các triệu chứng không quá rõ ràng, các bạn cần cách ly những con gà bệnh và có thể mổ khám để biết bệnh tích của gà từ đó đưa ra kết luận gà đang bị bệnh gì. Trường hợp bệnh thương hàn ghép E coli ở gà khi mổ khám sẽ thấy bệnh tích đặc trưng là kéo màng, viêm dính ở thành ngực phủ lên vùng tim, gan. Các cơ quan khác của gà thường sẽ có các triệu chứng khác đặc trưng của bệnh thương hàn (gan sưng, mật sưng) và bệnh Ecoli (viêm màng bao tim, gan).
Cách chữa và phác đồ điều trịĐể chữa bệnh Ecoli ghép thương hàn các bạn cần dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị 2 bệnh này hoặc tối ưu hơn là dùng 1 loại kháng sinh có tác dụng với cả 2 bệnh này. Cùng với việc sử dụng thuốc, các bạn cũng cần cho gà sử dụng thêm các loại thuốc bổ, thuốc trợ lực để tăng sức đề kháng cho gà giúp gà nhanh khỏi bệnh. Bên cạnh đó, các bạn cần đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, thường xuyên phun khử trùng chuồng trại định kỳ.
Dùng 100g tỏi giã nhỏ pha với 10 lít nước, để trong 30 phút chắt lấy nước trong cho gà uống, bã tỏi trộn với thức ăn cho gà ăn. Tỏi sẽ giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa cho gà.
Dùng thuốc Ampicoli hoặc Enroflox 20% hoặc Enrosin 20% hoặc Florfenicol 20% trộn vào 1/3 khẩu phần thức ăn hoặc 1/3 khẩu phần nước uống cho gà. Dùng liên tục 5 – 7 ngày theo liều lượng từ nhà sản xuất.
Dùng Gluco KC, vitamin tổng hợp (Multivit, super vitamin), vitamin ADE, giải độc gan thận pha vào nước cho gà uống 10 – 15 ngày
Như vậy, với các thông tin trên cũng như phác đồ điều trị bệnh thương hàn ghép E coli ở gà, hi vọng các bạn đã biết cách xử lý nếu đàn gà gặp phải trường hợp này. Trong trường hợp các bạn có các vấn đề thắc mắc khác cũng có thể gọi điện vào số 1900 6145 của kênh nông nghiệp VTC16 để được các chuyên gia tư vấn một cách cụ thể.
Cách Biến Chân Gà Hầm Lạc Chữa Bệnh Gì ? Chân Gà Chữa Được Những Bệnh Gì
Cách Biến Chân Gà Hầm Lạc Chữa Bệnh Gì ? Chân Gà Chữa Được Những Bệnh Gì
Cách Biến Chân Gà Hầm Lạc Chữa Bệnh Gì ? Chân Gà Chữa Được Những Bệnh Gì
Hôm nọ vừa đem lọ chân gà rút xương ngâm sả ớt ra khoe với chồng, thì lão bảo món chân gà còn chữa được bệnh xương khớp nữa đấy. Lão nói đây là thông tin lão đọc được trên báo đấy, nên khuyên em làm thử cho mẹ đang bị đau nhức xương khớp lâu năm vẫn chưa khỏi.
Đang xem: Chân gà hầm lạc chữa bệnh gì
Đây là lần đầu tiên em nghe thấy nói chân gà chữa được bệnh, nhưng vì thấy các làm khá đơn giản nên cứ thử xem sao, ai ngờ sau 2 tuần áp dụng phương pháp này, mẹ em khoe đỡ đau nhức hẳn rồi đấy, thậm chí đi lại không còn khó khăn như trước, đạp xe đi chợ mấy cây số về không thấy kêu ca gì.
Lý do mà chân gà có tác dụng hiệu quả khi chữa đau nhức xương khớp
Nếu như bình thường mọi người dùng chân gà để làm các món ăn như: chân gà ngâm xả ớt, chân gà rang muối, chân gà sốt me… thì nay chân gà cũng có thể dùng để chế biến bài thuốc chữa các bệnh xương khớp.
Theo y học cổ truyền, chân gà có vị ngọt, tính bình, hơi ấm và không có độc. Chân gà có tác dụng bổ hư, mạnh sinh lực và cường gân cốt… thường dùng bổ dưỡng về gân xương, tỳ hư lâu ngày, sinh lý yếu, người lớn tuổi hay bị xuất huyết nhiều nơi, hoặc là trẻ em còi chậm đi, chậm mọc răng và nhiều mồ hôi.
Đặc biệt, chất collagen, protein dính như keo, hydroxyapatite, tế bào và chất nền có trong chân gà có thể tái tạo và làm cho xương chắc khỏe hơn.
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, khô khớp lâu năm từ chân gà
Nguyên liệu:
Cần 3 cặp chân gà: Dùng chân gà ta hay chân gà công nghiệp đều được, nhưng chân gà ta thì tốt hơn; 1 bát lạc (đậu phộng) khô.
Cách chế biến bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ chân gà:
Sau khi làm sạch chân gà, bỏ chân gà và lạc vào nồi, cho thêm 1 lít nước + gia vị vừa miệng hầm trong khoảng 1 – 1,5 tiếng là được.
Nêm nếm mắm muối sao cho vừa miệng. Sau đó dùng nước hầm này chia ra dùng trong ngày.
Chân gà có thể ăn được, nhưng không nên ăn xác đậu phộng vì xác đậu phộng gây đầy hơi khó tiêu trướng bụng.
Với bài thuốc chữa đau nhức xương khớp lâu năm từ chân gà, người bệnh cần kiên trì trong khoảng 1 tuần, hết một tuần thì dừng 4 ngày sau đó lại tiếp tục sử dụng thêm 1 tuần nữa là đủ liệu trình. Mỗi ngày làm một lần để ăn trong ngày, không để thừa sang ngày hôm sau.
Bệnh Sán Chó: Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh sán chó là gì?
Sán chó (hay còn gọi là giun đũa chó) có tên khoa học là Toxocara. Đây là một loại sán khá nguy hiểm, thường xuất hiện trong ruột non của chó con dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là những loài chó sống ở vùng nhiệt đới.
Sán chó còn có thể phát triển cả ở phổi, ruột non và các cơ quan nội tạng khác của chó con. Ngoài ra, khi chó mẹ mang thai, sán cũng theo lá nhau và lây nhiễm sang cho chó con. Mỗi ngày, sán chó thường sinh sản khoảng 200.000 trứng. Các trứng sán sẽ được đào thải ra bên ngoài qua phân chó và tồn tại đến vài tháng.
Khi trứng sán đi vào cơ thể chó, sau khoảng 5 tháng sẽ phát triển thành nang sán. Mỗi nang sán chứa khoảng 2 triệu đầu sán và khi vỡ ra, các đầu sán sẽ theo đường máu đi khắp cơ thể đến các cơ quan quan trọng như gan, phổi, não…
Bệnh sán chó có lây không? Có lây từ người sang người không?Đây là vấn đề mà chúng ta rất quan tâm khi nuôi chó trong nhà, liệu rằng chích ngừa dại cho chó thì còn loại bệnh truyền nhiễm nào khác có nguy cơ lây cho chủ nhân của chúng. Câu trả lời chính là có, không những lây cho người lớn mà trẻ em cũng dễ mắc và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Như đã nói ở trên, chó nhà bạn lỡ sai lầm ăn phải thức ăn dính phân của vật chủ trước đó thì chú chó của bạn sẽ bị giun sán chó, nếu đạp phân thì giun sán sẽ ký sinh vào vùng bàn chân, đặc biệt vùng móng của chó.
Một hôm nào đó, chú chó bạn đang nựng hay vui chơi thả ga bên bạn vô tình quào bạn thì đám giun sán trú trong từng móng của chó sẽ đi vào cơ thể qua vết thương, hoặc gián tiếp qua nước bọt khi chúng liếm vào các vết thương trên người bạn và bạn sẽ mắc phải căn bệnh đáng lẽ ra chỉ dành cho loài vật nuôi thân thiện và đáng yêu này.
Sán chó không phải bệnh lây từ người sang người, tuy nhiên các ấu trùng của giun sán thông qua phân chó bám vào rau cải trong vườn bạn, thậm chí trong cả các thực phẩm sống cũng có khả năng lây nhiễm. Nếu không rửa rau hay thực phẩm sống thật sạch, ngâm thuốc tím hay nước muối 5 – 10 phút hay luộc qua nước sôi thì bạn sẽ không sao.
Dấu hiệu nhận biết người bị bệnh sán chó?Bệnh sán chó thường ẩn và khó nhận biết, tuy nhiên có những triệu chứng lâm sáng dễ biểu hiện bên ngoài như:
– Mệt mỏi, dễ cáu gắt, chán ăn, sụt cân, thở khò khè.
– Viêm phổi, suyễn, khó thở nếu sán di chuyển vào phổi.
– Gây viêm quanh mắt hay các bệnh ở võng mạc nếu sán đi vào vùng mắt.
– Viêm não, đau nhức đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt nếu sán di chuyển lên não.
– Bầm da, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sưng phù một vùng da nếu sán di chuyển dưới da.
– Ngứa, nổi mẩn.
– Đau bụng, đau đầu, khó tiêu.
– Đau nhức, mỏi, tê bì.
– Có thể kèm theo: Gan to, đau bụng mạn tính, viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, rối loạn thị lực, tổn thương mắt, viêm mắt, tổn thương vùng võng mạc.
Bệnh sán chó có nguy hiểm không?Tuy không phải là bệnh lây từ người sang người nhưng nguy cơ lây nhiễm sán chó rất cao. Không chỉ vậy, trong cơ thể người, ấu trùng sán chó có thể di chuyển đến nhiều cơ quan như gan, phổi, mắt, não để gây bệnh.
Tổn thương mắt: Thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến lác hoặc mù.
Tổn thương cơ quan: hoại tử gan, gan to, lách to, viêm cơ tim, viêm thận.
Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Gây co giật, rối loạn tâm thần, thậm chí tử vong nếu nó di chuyển lên não.
Cách điều trị bệnh sán chóTheo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi phát hiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán chó, bạn nên đến khám tại các bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán một cách kịp thời, chính xác và từ vấn liệu trình điều trị.
Bên cạnh việc điều trị thuốc chính để diệt giun sán, bạn nên phối hợp với các loại thuốc hỗ trợ triệu chứng để có thể trị căn bệnh này một cách nhanh chóng và triệt để hơn.
Thời gian điều trị bệnh sán chó trung bình từ một đến ba tháng, sử dụng thuốc từ 7 đến 15 ngày mỗi tháng và tái khám sau mỗi đợt.
Advertisement
Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó
Tùy theo mức độ bệnh mà cách điều trị bệnh sán chó ở mỗi người cũng khác nhau.
Đối với trẻ nhỏ
Tuyệt đối cấm các em nghịch đất, ăn đất, mút tay, ngậm hay liếm đồ chơi, cách xa các em với chó.
Nếu có lỡ nghịch giỡn với chó thì bạn nhớ quan sát không cho trẻ đưa tay vô miệng và lập tức mang trẻ đi rửa tay sạch với cồn hay xà phòng sát khuẩn. Luôn dạy bảo trẻ phải ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn.
Đối với người lớn
– Rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc đất, chơi với chó cưng.
– Rửa rau hay trái cây thật kỹ và không thịt sống, món tái như sushi, phở tái…
– Tốt nhất tránh tiếp xúc trực tiếp với chó hay mèo, xổ giun định kỳ cho chó mèo và cà bạn thân. Nuôi chó không nên thả rông để giảm bớt lây nhiễm từ ngoài môi trường
Bệnh Lậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Chẩn Đoán
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh không hiếm gặp và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như thai ngoài tử cung, vô sinh… Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa nhận biết đầy đủ các thông tin về bệnh lậu dẫn đến điều trị cũng như phòng ngừa không hiệu quả.
Bài viết hôm nay, Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền sẽ trình bày những thông tin hữa ích bao gồm nguyên nhân, biểu hiện bệnh, biến chứng xảy ra, phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh lậu.
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng, lây truyền qua đường tình dục và do một loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorhoeae gây ra.
Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện ở cơ quan tiết niệu, cơ quan sinh dục hay họng, miệng. Nếu điều trị không đúng cách thì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, thai ngoài tử cung… ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người phụ nữ.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh lậu là do một loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorhoeae. Vi khuẩn này sắp xếp thành từng cặp một nên còn được gọi là song cầu Neisseria gonorhoeae. Loại vi khuẩn này không thể sống quá vài phút khi ra khỏi cơ thể người vì thế bệnh lậu thường không lây qua tiếp xúc thông thường.
Bệnh chủ yếu lây qua quan hệ tình dục không an toàn. Đối tác mắc bệnh lậu có thể dễ dàng lây nhiễm cho bạn tình khi không sử dụng biện pháp bảo vệ. Đối với các đối tượng có hành vi tình dục qua đường hậu môn hay đường miệng thì bạn tình cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu nếu không được phòng tránh an toàn.
Bệnh lậu có thể lây truyền và gây ra những biến chứng nặng nề lên trẻ sơ sinh như ảnh hưởng đến mắt, phát triển thể chất và trí tuệ.
Các trường hợp truyền máu của người bị mắc bệnh lậu cũng có thể lây truyền bệnh cho người nhận máu.
Khi mới mắc bệnh, người bệnh rất ít biểu hiện hay không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh bắt đầu biểu hiện các triệu chứng bất thường thì ta sẽ thấy rằng các triệu chứng này khác nhau ở nam so với nữ. Cụ thể là:
Ở nữ giớiBiểu hiện mắc bệnh lậu ở người phụ nữ rất mơ hồ, không rõ ràng. Nhiều chị em có thể lầm tưởng mình mắc các bệnh phụ khoa thông thường mà không nghĩ là mắc bệnh lậu. Các dấu hiệu gợi ý nhiễm vi khuẩn lậu ở người phụ nữ bao gồm: tiểu buốt, tiểu rát, có dịch mủ xanh, vàng, hôi từ vùng kín.
Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như thai ngoài tử cung, viêm ống dẫn trứng, vô sinh…
Ở nam giớiCác dấu hiệu biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới tương đối rõ hơn so với nữ giới. Người bệnh thường có các biểu hiện như: tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu lẫn máu hay mủ.
Biểu hiện đặc trưng của người nam bị nhiễm vi khuẩn lậu là xuất hiện giọt mủ màu trắng đục ở lỗ tiểu vào lúc sáng sớm. Khi có triệu chứng này, có thể nghi ngờ ngay người nam đang mắc bệnh lậu.
Trẻ sơ sinhPhụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và điều trị bệnh lậu thì có thể lây nhiễm vi khuẩn lậu cho trẻ trong khi sinh.
Dấu hiệu gợi ý trẻ sinh ra bị lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ là viêm kết mạc với các triệu chứng mắt đỏ và đóng mủ.
Ngoài ra, trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng máu, viêm não, viêm màng não do vi khuẩn lậu.
Chẩn đoán bệnh lậu sẽ dựa vào yếu tố gợi ý, biểu hiện bệnh và các xét nghiệm.
1. Yếu tố gợi ý
Người bệnh đã từng mắc các bệnh lây truyền qua bệnh tình dục khác như giang mai, HIV…
Bạn tình hay đối tác mắc bệnh lậu hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
2. Biểu hiện, triệu chứng
Các triệu chứng ở cơ quan tiết niệu hay sinh dục như tiểu buốt, tiểu rát, tiểu máu hay mủ.
Ảnh hưởng lên chức năng sinh sản của người phụ nữ như viêm tắc vòi trứng, thai ngoài tử cung, vô sinh.
Trẻ sơ sinh có các biểu hiện bất thường ở mắt như mắt đỏ, đóng mủ gợi ý mắc bệnh lậu lây truyền từ mẹ.
3. Xét nghiệmCác xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn lậu trong các dịch mủ từ đường tiết niệu hay kết mạc mắt.
Bệnh Bạch Hầu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh
Hiện nay, tình hình bệnh bạch hầu đang diễn ra khá phức tạp tại Đăk Nông và đã có một ca nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh. Vậy bệnh bạch hầu là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng ra sao và cách phòng tránh như thế nào?
Mặc dù bạch hầu là một loại bệnh truyền nhiễm hiếm thấy. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, tỉnh Đăk Nông đã có 12 người dương tính với bệnh này và tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ghi nhận một ca là bệnh nhân nam 20 tuổi. Vậy bạch hầu nguy hiểm như thế nào và làm thế nào để phòng tránh nó?
Theo website của Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Vi khuẩn corynebacterium diphtheriae chính là tác nhân gây ra bệnh bạch hầu. Thông thường, thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, một số trường hợp có thể lâu hơn.
“Bệnh bạch hầu được lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.”, theo Bộ Y Tế, Cục Y tế Dự phòng.
Giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh. Cường độ của các triệu chứng này ngày một tăng lên. Thông thường, các bậc phụ huynh hay bị nhầm trẻ đang bị cảm lạnh chứ không phải là đang phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu.
Bệnh bạch hầu sẽ có biểu hiện khác nhau tùy vào vị trí gây bệnh của vi khuẩn:
Bạch hầu mũi trước
Bệnh nhân sẽ bị sổ mũi, chảy mũi có kèm chất mủ nhầy, đôi khi có kèm lẫn cả máu. Khi đến các cơ sở y tế, có thể thấy được ở vách ngăn mũi bệnh nhân có màng trắng. Tình trạng này thường ít nguy hiểm hơn do độc tố của vi khuẩn chưa thâm nhập nhiều vào máu.
Bạch hầu họng và amidan
Thông thường, người bệnh sẽ mệt mỏi, đau cổ, chán ăn và có thể sốt nhẹ. Sau đó khoảng từ 2 đến 3 ngày thì một đám hoại tử sẽ hình thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chặt vào amiđan, đôi khi là nó có thể lan bao phủ xung quanh vùng hầu họng.
Trong trường hợp này cơ thể có thể bị nhiễm độc toàn thân bởi các độc tố đã ngấm vào máu nhiều. Một số ca có thể xuất hiện sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ, khiến cho vùng cổ bạnh ra như cổ bò. Trong trường hợp bị nhiễm độc nặng, bệnh nhân sẽ phờ phạc, người trở nên xanh táimạch đập nhanh và có thể rơi vào tình trạng hôn mê. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể tử vong trong vòng từ 6-10 ngày.
Bạch hầu thanh quản
Trường hợp này thì thể bệnh đang tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Thông thường, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt, khàn giọng, ho ông ổng. Khi đến các cơ sở y tế, có thể thấy rõ giả mạc ở ngay thanh quản hoặc lan từ hầu họng xuống. Việc điều trị không kịp thời có thể khiến bệnh nhân bị tắc đường thở
Advertisement
bởi vì các giả mạc này. Bệnh nhân hoàn toàn có thể bị suy hô hấp và tử vong trong thời gian ngắn.
Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh nhân sẽ suy hô hấp và có tỷ lệ tử vong rất cao.
Bạch hầu ở vị trí khác
Trường hợp này ít gặp và nó thường nhẹ. Nó có thể gây ra các tình trạng loét da, niêm mạc như của mắt, âm đạo hay ống tai
Bệnh bạch hầu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Khó thở
– Đau tim
– Tổn thương thần kinh
Hiện nay, bệnh bạch hầu hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine. Thế nên, việc đơn giản bây giờ là nếu bạn chưa tiêm vaccine ngừa bạch hầu thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nơi bạn sinh sống để được tư vấn.
Ngoài ra, các bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh bệnh:
– Nên rửa tay bằng xà phòng một cách thường xuyên.
– Khi hắt hơi, nên che miệng.
– Giữ gìn vệ sinh thân thể, mũi và họng của bạn hằng ngày.
– Cần giữ khoảng cách với những người bị mắc bệnh hay là nghi ngờ bị mắc bệnh.
– Cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng.
Bạch hầu là một bệnh hiếm gặp nhưng hiện nay đang diễn biến khá phức tạp. Việc trang bị kiến thức về bệnh bạch hầu là vô cùng cần thiết bởi nó có thể giúp bạn phòng tránh nhiễm bệnh cũng như là hạn chế sự lây lan của chúng ra ngoài cộng đồng.
Gà Bị Xù Lông Là Bệnh Gì? Cách Chữa Gà Xù Lông Như Thế Nào
Rất nhiều người chăn nuôi gà thắc mắc gà bị xù lông là bệnh gì và cách chữa ra sao. Theo nhiều chuyên gia thú y nhận định, trường hợp gà chỉ bị xù lông nhưng không có các triệu chứng khác thì có thể là gà bị nhiễm lạnh nên xù lông. Còn nếu gà bị xù lông kèm theo các triệu chứng khác thì tùy từng triệu chứng cụ thể mới có thể kết luận được gà đang bị bệnh gì. Thông thường nhất, có hai bệnh thường bắt gặp khiến gà xù lông là bệnh viêm đường hô hấp mãn tính CRD và bệnh thương hàn ở gà.
Gà bị xù lông là bệnh gìNhư đã nêu trên, gà bị xù lông có thể không phải là bệnh nhưng cũng có thể là gà đang bị bệnh. Trường hợp thời tiết lạnh, gà xù lông không kèm theo các triệu chứng khác thì rất có thể gà chỉ bị nhiễm lạnh nên xù lông. Đây là bản năng của cơ thể giống như khi con người bị lạnh nổi da gà.
Trường hợp gà bị xù lông kèm theo các triệu chứng khác thì có thể gà đang bị bệnh. Lúc này các bạn cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của gà để xem gà đang bị bệnh gì. Một số bệnh thường gặp ở gà khiến gà bị xù lông kèm theo dấu hiệu có thẻ kể ra như:
Gà xù lông do bị CRD: đây là bệnh viêm đường hô hấp mãn tính rất thường gặp ở gà, bệnh khiến gà có dấu hiệu bại chân, hen khẹc, chảy nước mắt nước mũi, … trong số các triệu chứng của bệnh CRD cũng có triệu chứng gà xù lông.
Gà xù lông do bị thương hàn (bạch lỵ): bệnh thương hàn ở gà cũng là bệnh thường gặp, bệnh này không chỉ khiến gà bị xù lông mà còn có triệu chứng đi ngoài phân trắng, vàng điển hình. Ở đàn gà dưới 3 tuần tuổi thì bệnh thương hàn gọi là bệnh bạch lỵ, gà con nhiễm bệnh cũng có dấu hiệu xù lông, đi ngoài phân trắng và phân dính bết vào hậu môn.
Gà xù lông do bị Newcastle: bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù là bệnh rất phổ biến mà hầu hết mọi người nuôi gà đều nghe nói đến. Bệnh này gọi là gà rù nên chắc chắn có dấu hiệu xù lông, ngoài ra gà còn có dấu hiệu như đầu bị vặn ra sau, đi vòng tròn, mổ không trúng thức ăn, đi ngoài phân trắng xanh, mào tím tái, sốt cao, bỏ ăn, …
Gà xù lông do bị thiếu chất: gà bị thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến gà xù lông. Ngoài xù lông, tình trạng thiếu chất còn khiến gà bị rụng lông nhiều hoặc lông xơ xác, da chân và mỏ xỉn màu không bóng.
Cách chữa gà xù lông như thế nàoVới những nguyên nhân chính ở trên, các bạn có thể căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể để có hướng chữa trị khi thấy gà xù lông.
1. Chữa gà xù lông do bị nhiễm lạnh
Trường hợp gà bị xù lông do nhiễm lạnh thì các bạn chỉ cần giữ ấm, tránh gió lùa cho gà là được. Một hai hôm sau gà sẽ trở lại bình thường. Lưu ý là tránh gió lùa cho gà nhưng không cần thiết phải che chắn kín hết khu chuồng nuôi mà vẫn phải có ô thoáng tránh gió lùa trực tiếp vào khu vực nuôi gà.
2. Chữa gà xù lông do bị thương hàn bạch lỵ
Bệnh thương hàn rất dễ chữa nếu như chuẩn đoán được bệnh một cách chính xác. Các bạn có thể cho gà uống các loại kháng sinh đặc trị bệnh này như Enrofloxacin hoặc Ampicoli với liều lượng như trên bao bì hướng dẫn và thời gian dùng thuốc 3 – 5 ngày bệnh sẽ khỏi.
3. Chữa gà xù lông do bị CRD
Khi phát hiện gà bị CRD các bạn có thể hỏi mua thuốc ở các tiệm thuốc thú y để trị bệnh này rất dễ dàng. Bạn cũng có thể cho gà uống các loại thuốc sau để trị bệnh CRD: dùng thuốc Chloramphenicol kết hợp với ESB3, B-Complex, giải độc gan thận cho gà dùng 3 – 5 ngày sẽ khỏi. Liều lượng dùng theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc.
4. Chữa gà xù lông do bị Newcastle
Bệnh này không có thuốc chữa, cách phòng và trị bệnh vẫn là dùng vắc xin. Khi gà đã bị bệnh, các bạn tiêm vắc xin Newcastle cho gà đồng thời cho gà uống một số loại kháng sinh phổ rộng như Enroflorxaxin hay Doxycyclin để tránh bị nhiễm khuẩn kế phát, cũng có thể tiêm thêm kháng thể Gumboro (KTG) để tránh bị bệnh Gumboro khiến gà bị suy giảm miễn dịch.
5. Chữa gà xù lông do bị thiếu chất
Để chữa gà bị xù lông do thiếu chất cũng không khó. Các bạn chỉ cần xem lại chất lượng thức ăn cho gà đồng thời bổ sung khoáng premix và vitamin tổng hợp duy trì cho gà ăn 2 – 3 tuần. Hoặc các bạn cũng có thể dùng thuốc Embrio kết hợp với Super vitamin, mỗi loại 2 gam trộn với 1kg thức ăn cho gà ăn liên tục 2 – 3 tuần.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Thương Hàn Ghép E Coli Ở Gà, Triệu Chứng Và Cách Chữa trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!