Bạn đang xem bài viết Cây Dừa Cạn Bị Héo Lá, Vàng Lá Xử Lý Như Thế Nào ? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây dừa cạn bị vàng lá hay cây dừa cạn bị héo lá là tình trạng mà rất nhiều bạn gặp phải khi trồng bông dừa cạn. Khi gặp các tình trạng này bạn nên xác định được nguyên nhân để có hướng khắc phục cụ thể. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ đưa ra các nguyên nhân và cách khắc phục để các bạn có thể tự xử lý được tình trạng này tại nhà.
Cây dừa cạn bị héo láKhi trồng dừa cạn đôi khi bạn sẽ thấy cây bị héo lá thậm chí héo cả thân. Có ba trường hợp cây dừa cạn bị héo lá với nguyên nhân và cách xử lý như sau:
Cây dừa cạn bị héo lá trên toàn bộ cây, cả thân cũng bị héo: trường hợp này thường do cây thiếu nước và trời nắng gắt nên cây bị héo rũ. Bạn chỉ cần tưới nước cây sẽ hồi phục lại ngay. Trường hợp nếu bạn để cây bị héo như vậy một hai ngày thì dù bạn tưới nước cũng khó cứu được cây.
Cây dừa cạn bị héo lá ở một nhánh cây hoặc ngọn cây: nếu bạn thấy cây bị héo lá nhưng chỉ bị một nhánh cây thì có thể nhánh cây đó bị gãy dẫn đến héo lá. Trường hợp khác đó là nhánh cây và ngọn cây bị héo do nấm. Lúc này bạn sẽ thấy phần thân có một đoạn bị teo lại. Khi cây bị nấm thì bạn nên cắt hết cành bị nấm để tránh lây sang cành khác sau đó trồng riêng cây này ra để cách ly theo dõi. Bạn có thể mua thuốc diệt nấm trên cây cảnh phun cho cây hoặc dùng thuốc xịt côn trùng xịt cho cây cũng sẽ giúp diệt sạch các mầm bệnh trong đó có nấm.
Cây dừa cạn bị vàng láCây bị vàng lá do đất bạc màu: đất bạc màu thiếu dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân dẫn đến cây vàng lá. Trường hợp này bạn sẽ thấy cây dừa cạn vàng lá kể cả những lá non ở trên ngọn. Do cây thiếu chất nên bạn chỉ cần thay đất hoặc bón phân là có thể giải quyết được vấn đề này.
Cây dừa cạn bị vàng lá do bón phân dính lên lá: có rất nhiều loại phân bón để bón cho cây cảnh nhưng có những loại phân chỉ bón gốc không bón lá. Nếu bạn làm dính phân này lên lá có thể khiến vùng lá đó bị vàng sau đó lan rộng ra toàn bộ lá. Trường hợp này do bạn bón phân sai cách nên bạn chỉ cần ngắt các lá vàng đi và chú ý bón phân ở những lần sau thôi.
Cây dừa cạn bị vàng lá do lá quá già: trường hợp này rất thường gặp đặc biệt là cây dừa cạn đứng. Khi cây phát triển dài ra thì những lá ở phần gốc sẽ già, chuyển sang màu vàng rồi rụng đi. Đôi khi bạn sẽ thấy lá trên thân cây vàng một nửa bên dưới còn một nửa trên vẫn xanh tốt. Trường hợp này bình thường nên bạn hãy ngắt bỏ các lá già bị vàng là được.
Cây dừa cạn bị vàng lá do cây bị úng: trường hợp này nhiều bạn gặp phải, cây bị vàng là lá, thân bị héo rũ rồi chết. Nguyên nhân vì bạn tưới nước nhiều, đất ẩm ướt lâu ngày dẫn đến thối rễ. Cây bị hỏng mất bộ rễ nên không hút được nước và dinh dưỡng nên sẽ chết dần. Để khắc phục tình trạng úng nước các bạn có thể thay đất mới cho cây. Nếu bạn không thay đất thì mang cây ra vị trí có nhiều nắng để đất nhanh khô, khi đất khô hẳn thì bạn mới được tưới cây tiếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc kích thích ra rễ cho cây để khắc phục tình trạng bị úng nước này. Cây ra rễ mới sẽ thay những rễ cũ bị thối và cây lại phát triển bình thường.
Cây dừa cạn bị vàng lá do nắng nóng: cây dừa cạn ưa nắng nhưng nếu nắng nóng cao điểm đến 40 độ C và kéo dài thì cây sẽ không chịu được, lúc này cây sẽ bị mất nước và lá bị ngả vàng. Thậm chí, trời nắng còn có thể khiến cây dừa cạn bị cháy lá.
Cây Kim Tiền Bị Vàng Lá: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc
Cây kim tiền (Zamioculcas zamiifolia) là một loài thực vật có hoa thuộc họ ráy (Araceae). Đây là một cây nhiệt đới lâu năm có nguồn gốc từ phía đông châu Phi, từ phía nam Kenya đến đông bắc Nam Phi . Các vườn ươm của Hà Lan đã bắt đầu nhân giống thương mại rộng khắp vào khoảng năm 1996.
Loài cây này khi trưởng thành mọc cao đến 45–60 cm, rễ mập mạp, mọng nước. Những chiếc lá dài 4- 6 cm, bề mặt lá rất mịn, sáng bóng và có màu xanh đậm. Cây sẽ nở hoa và thời gian ra hoa thường vào giữa mùa hè đến đầu mùa thu. Những bông hoa nhỏ và có xu hướng thay đổi màu sắc từ sáng màu vàng sang màu nâu hoặc đồng.Hoa thường không được coi là đặc biệt hấp dẫn nên chúng có thể loại bỏ mà không làm hỏng hay ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Kim tiền có khả năng làm sạch không khí rất hiệu quả cho môi trường trong nhà. Một nghiên cứu từ khoa Khoa học thực vật và môi trường tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) từ năm 2014 cho thấy đây là loài cây có thể loại bỏ các hợp chất hữu cơ độc hại dễ bay hơi như benzen, toluen, ethylbenzene và xylen.
Ngoài ra, cây còn được ưa chuộng bởi ý nghĩa phong thủy, là một loài cây mang đến tiền tài, vận may và thịnh vượng, thường được dùng để trang trí phòng làm việc, văn phòng, phòng khách, với mong muốn có được những điều tốt đẹp như ý nghĩa mà nó ẩn chứa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cây mới mua về trồng được một thời gian ngắn thì xuất hiện bệnh vàng lá, dần dần thì rụng lá. Bài viết này sẽ chỉ ra một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này ở cây kim tiền.
Cây kim tiền bị vàng lá là do đâu?Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng vàng lá ở cây kim tiền. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia bảo vệ thực vật đã chỉ ra thì hiện tượng này là do một trong những nguyên nhân phổ biến như sau:
Do thiếu ánh sáng: Màu xanh tươi của lá cây là kết quả của quá trình quang hợp diễn ra trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. Khi cây đặt trong môi trường thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng rất yếu, hiện tượng quang hợp không đủ điều kiện để diễn ra, khiến lá cây bị vàng.
Do cây thiếu nước: Sự mất nước sẽ khiến cây vàng lá
Do cây bị dư thừa nước: Bộ rễ bị ngập úng khiến cho cây không thể phát triển bình thường được.
Do cây bị thiếu chất dinh dưỡng, bón phân chưa hợp lí
Do loại đất trồng cây không thực sự phù hợp.
Cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng láĐảm bảo lượng ánh sáng cho một loại cây trồng nào đó là vô cùng quan trọng, dù là loại cây không cần nhiều ánh sáng trực tiếp. Nếu bạn trồng cây kim tiền trong nhà, hãy đặt cây ở một vị trí gần cửa sổ đón nắng, hoặc một nơi nhiều ánh sáng, thông thoáng nhất. Nếu nhà bạn không có cửa sổ đón nắng, hãy cho cây tắm nắng bên ngoài khoảng 3-5 tiếng mỗi ngày để cây có thể tự tổng hợp được diệp lục, giữ cho lá cây luôn xanh tốt, không bị vàng vọt. Lưu ý không đưa cây ra ánh sáng gay gắt một cách đột ngột mà nên đưa từ từ, cho cây dần thích nghi, bắt đầu từ ánh sáng nhẹ nhàng của buổi sáng đến gần trưa thì lại di chuyển cây vào bóng mát.
Việc tưới nước phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nếu tưới nước quá nhiều, lại thoát nước không tốt, rễ cây sẽ bị ngập úng, thậm chí là thối rữa, khiến cây không thể phát triển. Còn nếu tưới nước không đủ, cây sẽ khô héo và chết dần. Mỗi tuần, bạn nên tưới cho cây 2-3 lần, tùy thuộc vào kích thước chậu cây mà tưới một lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho đất trồng. Ngoài ra bạn cũng có thể tưới hàng ngày bằng cách dùng bình xịt phun sương, tưới phun sương lên lá cây và đều quanh gốc cây.
Chọn một loại đất trồng cây hợp lí cũng giống như bạn chọn một nền móng tốt để xây nhà vậy. Đất trồng thích hợp nên là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, được trộn với các loại than xỉ, xơ dừa, rơm trấu đã được ủ mục và trộn lẫn với một lượng phân vi sinh. Nếu cây của bạn bị vàng lá do đất trồng, hoặc nếu bạn thấy đất trồng đã cằn cỗi và không thể nuôi dưỡng cây tươi tốt, dẫn đến bệnh vàng lá thì hãy thay đất trồng mới cho cây.
Vệ sinh lá thường xuyên cũng khá quan trọng vì sẽ giúp cho môi trường làm việc của bạn luôn được sạch sẽ, và giúp giảm nguy cơ sâu bệnh cho cây. Bạn nên cắt bỏ hết những lá cây bị hư hỏng, thối, hoặc lá vàng sắp rụng để cây phát triển tốt hơn, tránh lây lan bệnh dịch sang các lá cây khác và giúp quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả hơn, để lá cây luôn xanh tốt, không bị vàng, héo úa.
Bón phân định kì cho cây khoảng 3 tháng một lần bằng phân vi sinh. Nên chọn mua loại phân bón chuyên dụng dành cho cây cảnh để bón xung quan gốc cây, vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh nhất, xanh tốt nhất, vừa có thể bảo vệ môi trường và không gian làm việc của bạn. Bạn cũng có thể phun thêm cho cây một số loại thuốc chống thối khoảng 2 lần/ tuần để bảo vệ cây tối ưu nhất.
Những lợi ích của cây kim tiền
Cây kim tiền có khả năng làm sạch không khí rất hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố bởi khoa Khoa học Thực vật và Môi trường của Đại học Copenhagen đã chỉ ra rằng cây này có khả năng loại bỏ một lượng đáng kể xylen, toluene, benzen và ethylbenzen từ không khí.
Đây là một loài cây cảnh trang trí với ý nghĩa phong thủy tốt lành, mang đến tiền tài, may mắn cho gia chủ.
Loài cây này cũng được ứng dụng trong y học và ngành công nghiệp hóa chất bảo vệ thực vật.
Với những nguyên nhân và gợi ý cách chăm sóc trên, hi vọng các bạn sẽ có những chậu kim tiền xanh tốt và khỏe mạnh nhất, để có thể gặt hái những lợi ích tuyệt vời nhất từ loài cây này. Cây xanh rất tốt cho việc cải thiện chất lượng không khí, nhất là trong những không gian nhỏ. Tất nhiên bạn không cần phải lấp đầy từng inch ngôi nhà của bạn với cây xanh để có được những lợi ích làm sạch không khí. Một vài chậu kim tiền là đủ rồi nhỉ!
Cách Làm Chả Lá Lốt Vàng Rụm Thơm Lừng
Chả lá lốt là món ăn yêu thích của nhiều người – cách làm chả lá lốt ngon
Nguyên liệu làm chả lá lốt cần có:Thịt lợn: Thịt lợn nên chọn phần thịt nạc vai, có cả phần nạc và phần mỡ. Phần thịt này sẽ giúp món chả của bạn thơm, mềm hơn và quện hơn so với việc bạn dùng nguyên thịt nạc.
Bạn nên chọn phần thịt vai để làm chả – cách làm chả lá lốt ngon
Tuỳ theo lượng người ăn cũng như khẩu phần mà bạn điều chỉnh khối lượng thịt nạc cho phù hợp. Thông thường một đĩa chả lá lốt bạn nên chuẩn bị khoảng 400 gram thịt lợn.
Các nguyên liệu cần có cho món chả lá lốt – cách làm chả lá lốt ngon
Lá lốt: Khoảng 200 gram (20 – 30 lá): Lá lốt nên chọn loại lá già màu xanh sẫm, to bản. Không nên chọn lá quá non hoặc lá nhỏ vì sẽ khó cuốn chả cũng như trong quá trình rán chả sẽ dễ bị bung ra ngoài.
Các loại gia vị khác: 2 củ sả cỡ vừa, hành lá, tỏi khô, lá xương sông (có thể có hoặc không) bột nêm, mì chính, dầu ăn, hạt tiêu.
Cách làm chả lá lốt ngon như sau:Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt lợn: Thịt lợn bạn đem rửa sạch và xay nhuyễn. Nếu trường hợp bạn không có máy xay thì bạn có thể thái nhỏ rồi sau đó băm nhuyễn thịt bằng dao và thớt hoặc cho vào cối giã tay.
La lốt rửa sạch và để ráo nước – cach lam cha la lot
Lá lốt: Rửa sạch, cắt bỏ phần cuống lá. Nếu phần gân lá cứng quá thì bạn cũng có thể gỡ bỏ bớt phần gân lá này. Sau khi cắt bỏ cuống xong bạn để vào chỗ khô thoáng cho lá lốt khô nước.
Tỏi, sả: Rửa sạch, bóc sạch vỏ sau đó đập dập và băm nhỏ
Hành lá: Rửa sạch, cắt bỏ rễ và thái nhỏ
Bước 2: Cuốn chả
Sau khi đã sơ chế nguyên liệu, bạn cho phần sả, tỏi, hành đã băm vào trộn đều với phần thịt lợn đã xay nhuyễn. Tiếp đó bạn nêm một chút bột canh, hạt tiêu, nước mắm vào và khuấy đều cho phần thịt ngấm gia vị.
Bạn cuốn chả thành các miếng vừa ăn – cách làm chả lá lốt ngon
Cho một lượng thịt vừa phải vào một mặt của lá và cuộn lại. Tuỳ theo yêu cầu thẩm mỹ của món ăn mà bạn có thể cuộn kín hai đầu hoặc để hở hai đầu của miếng chả.
Bước 3: Rán chả
Đun nóng chảo, sau đó bạn cho một lượng dầu ăn vừa phải vào đun nóng già. Lưu ý là bạn không nên cho quá nhiều dầu vì như vậy chả sẽ dễ bị ngấy, không ngon.
Bạn rán chả với lượng dầu vừa phải – cach lam cha la lot
Trong quá trình rán, bạn lưu ý phải thường xuyên lật các miếng chả để đảm bảo chả được chín đều và không bị cháy. Đun nhỏ lửa cho tới khi toàn bộ miếng chả vàng đều là được.
Chả lá lốt thường được ăn nóng kèm với nước chấm chua ngọt kết hợp với bún hoặc cơm. Món ăn này rất thích hợp để ăn trong những ngày mưa hoặc ngày đông lạnh.
Chả lá lốt thường ăn nóng với nước chấm tỏi ớt kèm cơm hoặc bún – cách làm chả lá lốt
Đăng bởi: Hà Phùng
Từ khoá: Cách làm chả lá lốt vàng rụm thơm lừng
Các Loại Hoa Dừa Cạn, Các Giống Hoa Dừa Cạn Bạn Nên Biết
Cây dừa cạn hay còn gọi là bông dừa cạn, cây dừa đất là loại cây thuốc, cây cảnh được trồng khá phổ biến. Loại cây này ở Việt Nam có rất nhiều màu hoa nên được nhiều người yêu thích. Nếu bạn đang muốn mua cây hoa dừa cạn về trồng thì nên xem các loại hoa dừa cạn sau đây để biết loại cây này có bao nhiêu loại.
Các loại hoa dừa cạn, các giống hoa dừa cạn1. Hoa dừa cạn rủ
Hoa dừa cạn rủ là loại dừa cạn có thân vươn dài và mềm. Loại dừa cạn này khi còn nhỏ thân vẫn vươn thẳng được nhưng khi lớn cây sẽ nằm rạp xuống do thân quá mềm không thể được sức nặng của cây. Chính vì đặc điểm như vậy nên kiểu cây này được trồng chủ yếu trong các giỏ treo cho rủ xuống và được gọi là hoa dừa cạn rủ.
2. Hoa dừa cạn đứng (hoa dừa cạn lùn)
Hoa dừa cạn đứng hay còn gọi là hoa dừa cạn lùn chính là loại bông dừa cạn các bạn thấy trồng nhiều ở các bồn cây hoặc mọc dại ngoài tự nhiên. Loại dừa cạn lùn này chỉ có chiều cao khoảng trên dưới 60 cm và kể cả có một cây thì vẫn không bị đổ rạp. Loại dừa cạn này hiện đang được trồng khá nhiều để làm cảnh vì có dáng cây thẳng và cây không quá cao.
3. Hoa dừa cạn màu vàng
4. Cây dừa cạn hoa trắng
Cây dừa cạn trắng hay cây dừa cạn hoa trắng cũng là loại dừa cạn rất phổ biến. Dừa cạn trắng thực tế được khá nhiều người yêu thích vì màu hoa này nhẹ nhàng phù hợp với những người thích sự tinh tế nhưng không rực rỡ. Nói vậy nhưng hoa dừa cạn màu khác cũng phổ biến không kém loại dừa cạn trắng này.
5. Hoa dừa cạn màu tím
Hoa dừa cạn màu tím là loại dừa cạn được trồng rất nhiều. Hoa dừa cạn màu tím có màu sắc không quá chói và mang vẻ đẹp riêng cho ngôi nhà. Nếu bạn là một người “mộng mơ” cần sự sáng tạo thì màu tím sẽ là màu sắc gợi cho bạn nhiều ý tưởng hay vì màu này được đánh giá là một màu sắc cực kỳ “huyền bí”. Hiện nay, hoa dừa cạn màu tím đang được trồng cực kỳ phổ biến ở nhiều nơi.
6. Hoa dừa cạn màu đỏ
Hoa dừa cạn đỏ có màu đỏ đô chứ không phải đỏ tươi. Màu sắc này cũng đẹp nhưng so với hoa dừa cạn màu tím hay hoa dừa cạn màu hồng thì rõ ràng màu này sẽ không được yêu thích bằng vì nó không tươi sáng như các màu kia. Có lẽ vì lý do này nên hoa dừa cạn màu đỏ bán không phổ biến được như hoa dừa cạn màu tím hay hoa dừa cạn màu trắng, màu hồng.
7. Hoa dừa cạn hồng
Hoa dừa cạn hồng có màu hồng cánh sen nhìn rất đẹp. Đây là một trong nhưng màu hoa rất được ưa chuộng vì màu hồng gợi lên sự nhẹ nhàng, duyên dáng, vẫn nổi bật nhưng không quá chói như màu đỏ. Thường hoa dừa cạn hồng là loại dừa cạn rủ giống với dừa cạn đỏ nên trồng theo kiểu giỏ treo để trang trí rất đẹp.
Như vậy, với các loại hoa dừa cạn và các giống hoa dừa cạn vừa nêu trên, các bạn chắc cũng đã hiểu hơn về loại cây này. Nếu bạn đang có ý định trồng dừa cạn làm cây cảnh thì nên xác định kiểu cây là cây đứng hay cây rủ sau đó bạn hãy chọn một màu hoa mình thích và chọn mua sẽ dễ dàng hơn.
#1 Hướng Dẫn Làm Cổng Hoa Cưới Bằng Lá Dừa Đơn Giản
Ấn tượng đầu tiên mà khách mời khi đến dự một đám cưới đó chính là chiếc cổng cưới, từ những chiếc cổng hoa, cổng rồng phượng, hay cổng bằng lá dừa,…có rất nhiều kiểu cổng khác nhau, và cổng cưới cũng chính là địa điểm chụp ảnh yêu thích của mọi người.
Cổng cưới lá dừa là một nét đặc trưng của vùng miền Tây, chiếc cổng cưới được làm từ những chiếc lá dừa vừa mang đến sự độc đáo lại vừa thân thiện với môi trường.
Từ ngày xưa ở miền Tây đã sử dụng lá dừa để kết lại làm cổng đám cưới với sự đơn giản không cầu kỳ, nhưng đến hiện nay chiếc cổng lá dừa đã lan sang khắp mọi miền Tổ Quốc.
Với sự phát triển và sự sáng tạo như ngày nay thì những chiếc cổng lá dừa được tạo hình rất công phu và kỹ càng với nhiều họa tiết khác nhau, nhưng cũng không làm mất đi vẻ mộc mạc, chân chất của dân tộc ta.
Giống như với cái tên gọi của nó thì nguyên liệu để làm chiếc cổng cưới này toàn bộ đều bằng lá dừa, chúng sẽ được tạo hình, cắt tỉa gọn gàng, và bện lại với nhau để tạo thành những họa tiết trang trí cho cổng.
Tùy thuộc vào mức độ khéo tay của mỗi người mà bạn có thể tại hình thành nhiều chiếc cổng khác nhau. Bạn có thể tạo thành hình trái tim, rồng phượng uốn lượn,… rất đẹp mắt thêm vào đó là những bông hoa tươi để tạo sự lạ mắt chắc chắn sẽ cho một chiếc cổng độc đáo, đẹp lạ.
Nếu bạn muốn có một chiếc cổng cưới thật đẹp thì bạn có thể kết hợp là dừa với cây đủng đỉnh, đây là hai loài cây đặc trưng của vùng miền Tây.
Khi trang trí cho cổng đám cưới bằng lá dừa thì người ta thường dùng những chùm quả đủng đỉnh, cây đủng đỉnh thường có màu xanh và được mọc giống như những chuỗi hạt ngọc trai, còn thân cây đủng đỉnh thì bạn có thể dùng để làm trụ cổng, còn là và hoa thì để trang trí.
Tùy thuộc vào sức sáng tạo của mỗi người mà sẽ có cách trang trí làm cổng khác nhau, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn về cách làm cổng đám cưới đơn giản nhất, mời bạn theo dõi chi tiết.
15 – 20 tán lá dừa dài khoảng 3 mét
Thước đo
Chuẩn bị khoảng 300 lá dừa vàng
2 tấm bìa cứng hình vuông tròn có đường kính khoảng 30cm, và đục lỗ tròn ở giữa tấm bìa
2 dây sắt dài khoảng 30cm
Súng bắn ghim bằng tay
Các dụng cụ khác như: dao, kéo, búa, đinh, đinh thép 10 phân
Và một số đồ trang trí khác (phụ thuộc vào mỗi người)
Bước 1: Cắt lá dừa bằng nhau
Bước 2: Bắt đầu vào dụng trụ cổng
Chúng ta sẽ sử dụng với 2 thanh dài 2.8m, sau đó đặt phần chân của nó bằng nhau, 2 thanh sẽ cách nhau khoảng 30cm, lấy thêm 1 thanh 30cm để đặt vuông gốc vào giữa khoảng cách 2 thanh dài, tiếp đó bạn dùng búa và đinh đóng vào để gắn chúng cố định. Sau đó lấy 3 thanh 30cm rồi gắn chúng lại để tạo thêm sự chắc chắn, rồi sau đó gắn cố định các thanh dài khác vào theo thứ tự 20cm, 95cm, 170cm.
Với các thanh 2.8m và thanh 30cm bạn cũng làm tương tự như trên.
Với 2 khung đã được hoàn thành thì bạn sẽ đặt chúng cách nhau khoảng bằng 2 thanh dài 1.8m, rồi dùng đinh để đóng chúng cố định lại ở 8 góc. Nên nhớ là hai thanh này cần phải vuông góc vói trụ và đặt cách nhau 30cm.
Tiếp đó bạn lại dùng 2 thanh 80cm để đặt cách trụ cổng vừa mới dựng đó ở phía trước khoảng 2.5m và chếch về 1 gốc 45 độ, với mỗi bên như vậy thì bạn dùng 3 thanh 2.5m để cố định chúng lại bằng đinh sao cho chắc chắn vì nó sẽ là giá đỡ để cho bạn trang trí tiếp.
Bước 3: Tạo hình hoa từ những lá dừa vàng
Bạn uốn cong những chiếc lá dừa vàng với hai đầu cố định rồi sử dụng súng bắn ghim ghim vào trên phần rìa của tấm bìa cứng, làm tương tự với những chiếc lá khác, chỉ cần xếp san sát chúng lại để thành 1 vòng quanh tấm bìa.
Cứ làm như vậy khoảng 3 – 4 tầng cách hoa, hoặc bạn có thể làm nhiều hơn, cuối cùng thì bạn ép chặt phần giữa lại, phần sắt thừa thì bẻ cong lại để những cánh hoa không bị bung ra.
Với bông hoa thứ hai cũng vậy bạn cũng làm tương tự như ở phần trên.
Bước 4: Trang trí trụ cổng
Sử dụng những tán lá dừa xanh và tán dừa vàng để đan xe vào nhau che đi những khoảng trống thừa đó.
Để làm được điều này bạn có thể cắt những chiếc lá dừa xanh có độ dài bằng nhau rồi xếp song song chúng lại, rồi sau đó sẽ bán ghim cố định lại ở trên các thanh trụ cổng ngang dọc đó. Sau đó bạn lấy những chiếc lá dừa vàng đan vuông góc với nhau, cứ làm như vậy cho đến khi kín chiếc cổng, nhìn tổng thể thì nó đã mang đến vẻ đẹp riêng của chiếc cổng cưới rồi.
Hai bên trụ cổng bạn có thể gắn chữ Hỷ màu để để làm nổi bật lên phần lá dừa được đan xen kẽ rồi gắn thêm vài bông hoa, cùng với những chuỗi hạt đủng đỉnh chắc chắn sẽ làm nổi bật và ấn tượng cho tất cả khách mời.
Với các bước đơn giản như vậy là bạn đã hoàn thành thành một chiếc cổng đám cưới đẹp, độc lạ, đậm chất miền Tây rồi.
Để làm một chiếc cổng đám cưới bằng lá dừa đối với người miền Tây, miền Nam thì không quá là hiếm, còn đối với miền Bắc cây dừa không có nhiều nên nguyên liệu để làm cũng là khó nhưng nếu ai muốn có chiếc cổng cưới lá dừa thì có tìm hiểu về đại chỉ dịch vụ làm cổng cưới để tư vấn. Còn về để đẹp thì còn tùy thuộc vào sự khéo léo và sự sáng tạo của mỗi người.
Còn về chi phí thì nó sẽ phụ thuộc vào mức độ cầu kỳ và hình dạng của chiếc cổng mà sẽ có giá khác nhau. Đối với người miền Bắc thì chi phí sẽ đắt hơn vì còn tính thêm chi phí vận chuyển, với những chiếc cổng được làm công phu tạo hình rồng phượng phức tạp thì có giá có thể lên đến 10 triệu đồng hoạc cao hơn.
Với một chiếc cổng cưới bằng lá dừa độc đáo thì chi phí đó là không quá cao, vì nó vừa mang đến cho bạn những nét đẹp mộc mạc, mà còn giúp chúng ta gìn giữ được những nét đẹp về văn hóa dân tộc Việt Nam.
Chế Độ Ăn Hợp Lý Cho Một Ngày Là Như Thế Nào?
Để có một sức khỏe tốt bạn cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Thế nhưng có phải ăn càng nhiều là tốt không? Thực tế, việc ăn càng nhiều càng khiến cơ thể khó hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng. Chúng không được chuyển hóa hết sẽ được cơ thể tích trữ dưới dạng mỡ thừa, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì…
Vì vậy chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý một ngày, sao cho đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, duy trì tốt các chức năng sống mà không gây nên tình trạng thiếu hụt cũng như quá dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến nhiều căn bệnh khôn lường.
Chế độ ăn hợp lý là như thế nào?
Chế độ ăn hợp lý là chế độ ăn có thể cung cấp được cho cơ thể đầy đủ năng lượng và dưỡng chất thiết yếu, cải thiện và nâng cao sức khỏe.
Bữa ăn là một hoạt động ăn uống của con người được diễn ra một cách tập trung tại một thời điểm nhất định trong một ngày. Thông thường, một ngày chúng ta có khẩu phần ăn được chia ra làm 3 bữa chính là sáng, trưa, tối và một bữa ăn phụ. Khoa học dinh dưỡng cũng đã chỉ ra rằng, nếu chia hoạt động ăn uống ra làm 3 bữa chính như vậy sẽ cho khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của cơ thể diễn ra được tốt hơn so với việc dồn toàn bộ lượng thức ăn mà cơ thể cần vào 2 bữa. Theo các chuyên gia, chúng ta nên ăn sáng như một ông hoàng, ăn trưa như một nhà giàu và ăn tối như một kẻ hành khất.
Nên ăn gì vào buổi sáng cho ngày dài làm việc hiệu quả
Chế độ ăn uống vào buổi sáng là rất quan trọng và mang tính quyết định cho một ngày học tập và làm việc đạt năng suất cao hay không. Vậy nên ăn gì vào buổi sáng cho ngày dài làm việc hiệu quả? Để có một ngày dài làm…
Một bữa ăn cần cân xứng các thành phần năng lượng cho cơ thể cụ thể như sau: 1g chất đạm (protid) cho 4 calo, 1g chất béo (lipid) cho 9 calo, 1g đường bột (glucid) cho 4 calo. Bên cạnh đó, nếu sử dụng rượu thì 1g rượu (alcol ethylic) sẽ cho 7 calo.
Chế độ dinh dưỡng cho từng bữa trong ngày
1. Bữa sáng
Một bữa sáng cần đảm bảo đầy đủ cung cấp đủ 3 nhóm: chất bột (bánh mì, cơm, bún, phở,…), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ,…), chất béo (dầu ăn, bơ,…), vitamin và muối khoáng (rau, hoa quả,…). Tuy nhiên, phần lớn chúng ta thường bỏ qua chất đạm vì sợ gây đầy bụng. Tuy nhiên, chất đạm giúp cung cấp một lượng axit amin rất cần thiết cho sự hoạt động của các cơ quan. Đặc biệt cơ quan não bộ hoạt động mạnh mẽ, tái tạo khả năng tư duy, học tập và làm việc hiệu quả. Ngoài ra, bổ sung nhiều chất đạm vào buổi sáng còn giúp cơ thể được khỏe mạnh và dẻo dai.
2. Bữa trưa
Có thể nói, bữa trưa là bữa cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhất. Nếu bạn đã ăn sáng quá nhiều (cung cấp trên 700kcalo) thì bữa trưa có thể giảm lại và chỉ ăn nhẹ vào bữa trưa. Tuy nhiên, bữa trưa trong ngày là tuyệt đối không nên bỏ.
3. Bữa tối
Đối với bữa tối thì bạn không nên ăn quá muộn và quá nhiều. Đây chính là thủ phạm gây nên nhiều căn bệnh tiềm tàng trong cơ thể do áp suất trong dạ dày tăng cao, dạ dày phải làm việc quá sức và năng lượng thừa dễ bị tích trữ lại.
Ăn sữa chua buổi tối có tốt không?
Có nhiều người rất thích ăn sữa chua lúc đói nhưng cũng nhiều người cho rằng ăn sữa chua phải vào lúc no. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn sữa chua buổi tối trước khi đi ngủ mới là tốt nhất. Vậy tại sao lại như thế? Mời bạn cùng…
Thêm vào đó, việc đi ngủ với một cái bụng vẫn còn nhiều “dinh dưỡng” chưa được chuyển hóa hết sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi và tinh thần sa sút. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chứng suy nhược thần kinh.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Dừa Cạn Bị Héo Lá, Vàng Lá Xử Lý Như Thế Nào ? trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!