Xu Hướng 9/2023 # Cây Huyết Dụ: Vị Thuốc Nam Chữa Các Bệnh Về Máu # Top 11 Xem Nhiều | Nhld.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Huyết Dụ: Vị Thuốc Nam Chữa Các Bệnh Về Máu # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Huyết Dụ: Vị Thuốc Nam Chữa Các Bệnh Về Máu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.1. Mô tả

Huyết dụ (Folium Cordyline) có cây nhỏ, cao khoảng 1 – 2m. Thân cây mảnh, to bằng ngón tay cái, trên thân mang nhiều vết sẹo của những lá đã rụng.

Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy hình lưỡi kiếm. Lá hẹp khoảng 1,2 – 2,4 cm, dài khoảng 20 – 35cm, có màu đỏ tía. Có loại đỏ cả 2 mặt, có loại một mặt đỏ, một mặt xanh.

Hoa màu trắng pha tím, mọc thành chùy dài ở ngọn thân.

Quả mọng hình cầu, chứa 1 – 2 hạt.

1.2. Bộ phận dùng

Bộ phận dùng: Lá và rễ.

Lá: chọn lại lá hai mặt đều đỏ, lấy lúc nào cũng được. Có thể dùng tươi, phơi âm can hoặc sao vàng.

Rễ: thái nhỏ, sao thơm.

1.3. Nơi sống và thu hái

Nơi sống: cây trồng làm cảnh, phổ biến ở nhiều nơi.

Thu hái: thường dùng rễ và lá làm thuốc. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô, có thể sao vàng. Rễ thu hái quanh năm, phơi khô hoặc sao.

Trong lá Huyết dụ chứa một số thành phần như: đường, phenol, acid amin, athocyan…

Theo nghiên cứu, Huyết dụ có một số tác dụng dược lý:

Tác dụng kháng viêm và oxy hóa (2003, Cambie RC cùng đồng sự tại Khoa Hóa Đại học Auckland, New Zealand).

Tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus, BacMus_ atithracis, Escherichia coli, Proteus vulgaris, Streptococcus faecalis.

Tác dụng estrogen yếu.

Tác dụng chống ung thư dạ dày (5/2013, Liu S và các cộng sự tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung Ương Xiang Ya, Hồ Nam, Trung Quốc).

Tác dụng gây độc tế bào ung thư, kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn Enterococcus faecalis.

Huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính bình. Quy kinh Can, Thận.

Cầm máu.

Trị nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu, kinh nguyệt ra quá nhiều.

Kiết lỵ.

Lậu.

Xích đới, bạch đới.

Trĩ.

Phong thấp, đau nhức xương.

Vết thương ứ máu.

Ho ra máu.

6.1. Bài thuốc trị băng huyết (máu chảy nhiều, liên tục)

Lá Huyết dụ sao đen 50g, buồng Cau điếc sao đen (buồng cau không ra quả, bị héo khô) 8g, rễ Cỏ tranh 6g, Cỏ gừng 5g. Sắc nước uống, ngày 2 lần. Khi uống nên nằm nghỉ ngơi.

6.2. Bài thuốc chữa ho ra máu

Lá Huyết dụ sao đen 10g, Trắc bá diệp sao đen 4g, lá Thài lài sao đen 4g, Xạ can 8g. Sắc uống.

6.3. Bài thuốc chữa chảy máu cam và chảy máu dưới da

Trắc bá diệp sao cháy 20g, lá Huyết dụ 30g, Cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống.

6.4. Bài thuốc chữa kiết lỵ

Lá Huyết dụ tươi 20g, Rau má tươi 20g, Cỏ nhọ nồi 12g. Rửa sạch, để ráo rồi giã nát. Lược bỏ xác, lấy nước uống. Uống ngày 2 lần.

6.5. Bài thuốc chữa phong thấp và vết thương ứ máu

Dùng cả lá, rễ, hoa của cây Huyết dụ 30g, Huyết giác 15g. Sắc uống.

6.6. Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Dùng 20g lá Huyết dụ tươi, sắc nước uống.

Đối với lá, rễ khô (dùng làm thuốc sắc hoặc hoàn tán): 8 – 12g/ngày.

Dùng tươi: 20 – 30g/ngày.

Không nên dùng trước khi sinh hoặc sau sinh mà còn sót nhau.

Cây Huyết dụ là một vị thuốc dễ trồng và phổ biến. Tuy nhiên, các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ai dùng cũng sẽ có hiệu quả. Người đọc nên có sự tham khảo từ thầy thuốc nếu muốn sử dụng. Rất mong nhận được sự phản hồi cũng như đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn! 

Top 7 Các Loại Cây Thuốc Nam Quý Có Tác Dụng Chữa Bệnh Ở Việt Nam

Cà gai leo còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù,…có tên khoa học là Solanum procumbens. Cà gai leo có tác dụng ổn định, tăng cường chức năng gan. Rễ cây có chứa ancaloit, glycoancaloit,… giúp ngăn chặn quá trình xơ gan, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan.

Bạn có thể dùng cà gai leo sắc nước uống hằng ngày hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ cà gai leo.

Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, còn có tên gọi khác là thất diệp đảm, ngũ diệp sâm,…

Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến. Bên cạnh đó, nó còn giúp ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn, giúp bệnh nhân sau phẫu thuật nhanh phục hồi. Nó còn có tác dụng giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra và tăng hệ miễn dịch của cơ thể.

Cây đan sâm hay còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn,… có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge. Đan sâm phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới.

Đan sâm có khả năng làm giãn động mạch vành, tăng dòng máu và ngăn ngừa thiếu máu cơ tim. Nó còn được dùng để chữa phong thấp khớp sưng tấy, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, ngăn ngừa xơ vữa mạch, chống oxy hóa, chống viêm.

Hà thủ ô có 2 loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới.

Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc bổ, giúp điều trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc. Trong hà thủ ô đỏ có chứa lecithin, có tác dụng bổ tim, giúp cải thiện chuyển hóa chung, anthraglycosid trong hà thủ ô đỏ giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng.

Hà thủ ô trắng có tên khoa học là Streptocaulon juventas, có vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ máu bổ gan thận. Hà thủ ô trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường hoạt động của hệ đường ruột, giúp lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng cân.

Sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta.

Sâm cau hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, thần kinh suy nhược, giúp bạn tăng cường chức năng sinh lý của nam và nữ giới. Nó còn giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sức khỏe.

Cây mật gấu còn gọi là hoàng liên ô rô, mã hồ. Cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.

Bên cạnh đó, nó còn giúp mát gan, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu. Khi dùng lâu dài, nó còn giúp chữa bệnh béo phì và bệnh gút.

Advertisement

Cây ráy gai có tên khoa học là Lasia spinosa, còn có tên khác là sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt,… Ở Việt Nam, ráy gai phân bố ở khắp các vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.

Ráy gai dùng để chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan. Thân rễ ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.

Chọn mua mật ong nguyên chất tại chúng tôi để trị ho:

2 Cây Thuốc Họ Cúc Có Tác Dụng Chữa Bệnh Ít Ai Biết

1. Cây cỏ mực (nhọ nồi)

cây thuốc họ cúc

Đây là một loại cây khá quen thuộc bởi vì chúng mọc dại ở rất nhiều nơi, nó cũng là một loại thảo dược đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cây cỏ mực thuộc họ nhà Cúc, được sử dụng rất nhiều trong nhiều bài thuốc truyền thống nhằm điều trị các bệnh lý về gan, tiêu hóa, nhiễm trùng.

Các tác dụng của cây cỏ mực đối với sức khỏe con người

Trong cây cỏ mực có hàm lượng cao flavonoid và các hoạt chất sinh học khác có thể điều trị bệnh về gan như viêm gan vàng da, giúp tăng cường và hỗ trợ chức năng gan, thúc đẩy các hoạt động của các enzym chống oxy hóa trong gan.

Người ta cụ thường dùng cây nhọ nồi để chống nhiễm trùng, ví dụ như trị nhiễm trùng đường tiết niệu hay mụn nhọt đầu đi, chứng tưa lưỡi ở trẻ. Công dụng này đã được khoa học chứng minh để kiểm nghiệm tác dụng kháng khuẩn trong cây cỏ mực, nó có hiệu quả chống lại 9 loại vi khuẩn khác nhau đáng kể nhất là những vi khuẩn như tụ cầu khuẩn vàng, khuẩn chúng tôi những tác nhân thường gặp gây nên viêm tiết niệu và mụn nhọt ngoài da.

Có mực thường được dùng để trị đau răng, đau lưng giúp làm lành các vết thương trong các bài thuốc cổ truyền của Ấn Độ. Các nghiên cứu đã tìm ra tác dụng giảm đau của cỏ mực nhờ dịch chiết ethanol và các hợp chất alkaloid của nó. Vì thế mà sử dụng cây nhọ nồi thay thế cho thuốc giảm đau thông thường là việc hợp lý, đặc biệt phù hợp với các đối tượng có bệnh lý về dạ dày, tá tràng suy gan, suy thận.

Ăn cỏ mực tươi còn có thể trị bệnh khó chịu dạ dày. Cây cỏ mực cũng đã được sử dụng thành công để điều trị những bệnh về rối loạn tiêu hóa hay chứng táo bón khó tiêu. Loại thảo dược này giúp khôi phục sự cân bằng của hệ tiêu hóa vì nó giàu các hợp chất hữu cơ và hóa học.

Ngoài ra cây nhọ nồi chứa các thành phần làm tan đờm, kháng viêm do đó có khả năng trị các cơn ho khan, ho có đờm hay cảm lạnh thông thường, bệnh cúm và nhiễm trùng đường hô hấp.

2. Cúc hoa vàng

cúc hoa vàng

Loại cúc này được trồng từ lâu đời, có tác dụng giải cảm nhiệt, thanh can sáng mắt. Ngoài ra cần có khả năng giảm đau đầu, huyết áp cao có tác dụng sát trùng. Loại cúc này được coi là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay đặc biệt là trong đông y.

Các tác dụng của hoa cúc vàng

Hoa cúc khi để làm trà có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Trà hoa cúc vào có vị ngọt và hơi đắng nhẹ. Sử dụng trà hoa cúc đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chức năng gan, mát gan, giải nhiệt. Trà hoa cúc rất thích hợp cho những người ít vận động hay nhân viên văn phòng thường xuyên phải làm việc một chỗ với máy tính.

Hoa cúc vàng cũng có tác dụng trong việc điều trị và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh hơn, đối với những người ăn không ngon miệng nên uống trà hoa cúc để kích thích vị giác, giúp ngủ sâu và đủ giấc.

Hoa cúc vàng còn có thể cải thiện một số vấn đề về bệnh phụ khoa, điều trị các triệu chứng khi hành kinh, ngoài ra loại hoa này cũng thường được dùng để điều trị viêm bàng quang và các chứng viêm đường tiết niệu.

Bên cạnh những công dụng hoa cúc ở trên thì chúng ta phải kể đến tác giúp trị lành các vết thương nhỏ một cách nhanh chóng và làm giảm các cơn đau nhức, vết sưng tấy hay bầm tím.

Cũng có nhiều người sử dụng bông cúc hoa vàng như một liều thuốc tự nhiên để điều trị viêm da do dị ứng, bệnh gút và các bệnh thấp khớp mãn tính.

Rượu chiết suất từ bông cúc vàng có tác dụng trị mụn trứng cá, làm sạch khoang miệng hay dùng như một loại nước súc miệng thảo dược giúp trị các chứng đau họng và viêm khoang miệng.

Topcachlam

Đăng bởi: Hà Văn Phước

Từ khoá: 2 cây thuốc họ Cúc có tác dụng chữa bệnh ít ai biết

Bạch Cập: Vị Thuốc Quý Cầm Máu Hiệu Quả

Bạch cập hay còn được gọi là Liên cập thảo, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập. Vị thuốc sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp, do đó có tên Bạch cập. Theo y học cổ truyền, Bạch cập có vị đắng, tính bình, tác dụng bổ phế, cầm máu, làm tan máu ứ, nhanh lành vết thương.

1.1. Nhận biết 

Bạch cập có tên khoa học là Beletia hyacinthina R. Br, thuộc họ Lan (Orchidaceae). Đây là một loại cây thảo, sống lâu năm, mọc hoang và được trồng ở vùng đất ẩm, mát, có thân rễ, có vảy.

Lá mọc từ rễ lên, chừng 3 đến 5 lá hình mác dài 18 – 40cm, rộng 2,5 – 5cm, trên có nhiều nếp nhăn dọc. Vào đầu mùa hạ, ở đầu cành hoa nở màu đỏ tía rất đẹp. Quả hình thoi 6 cạnh.

1.2. Phân bố, thu hái và chế biến

Bạch cập là cây cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Vùng phân bố tự nhiên cũng như trữ lượng của nó rất hạn chế. Ở Việt Nam mới gặp rải rác tại vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang… Đây là một cây thuốc quý ở Việt Nam. Loài này đã được đưa vào Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam để chú ý bảo vệ và nghiên cứu, nhân trồng thêm.

Thân rễ 2 – 3 năm tuổi, bỏ vảy và rễ con, rửa sạch, sấy nhỏ lửa cho khô hoặc để khô cứng mà dùng. Tuy nhiên, với thân rễ cây được gọi là Bạch cập của ta thì chỉ thu được những vị thuốc trông như bánh dày nhỏ.

Còn vị Bạch cập nhập thì là những khối rắn, cứng, có màu trắng nâu, với hai hoặc ba nhánh con rất đặc biệt. Soi qua kính hiển vi thấy trong bột của nó có những tế bào nhu mô chứa tinh thể oxalat canxi hình kim. Hiện nay, Bạch cập ở nước ta chưa được khai thác, ít nhất vì hình thức bên ngoài chưa đúng vị nhập. 

1.3. Thành phần hóa học

Thành phần có 55% chất nhầy, một ít tinh dầu và glycogen.

1.4. Bộ phận dùng

Thân rễ đã phơi khô hoặc sấy khô.

Vào tháng 8 – 11, đào thân rễ, bỏ phần thân đã tàn lụi và rễ nhỏ, rửa sạch, nhúng vào nước sôi 3 – 5 phút cho đến khi không còn ruột trắng. Lấy ra phơi cho đến khi một nửa đã khô, một nửa chưa khô, bóc vỏ ngoài rồi tiếp tục phơi cho đến khô.

Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất chứa trong loại cây có tác dụng kháng khuẩn và cầm máu. 

2.1. Kháng khuẩn 

Biphenanthren được phân lập có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn gây bệnh thông thường.

2.2. Cầm máu

Điều trị xuất huyết đường tiêu hóa: Một nghiên cứu ứng dụng Bạch cập trên 70 bệnh nhân, khỏi 68 (tỷ lệ khỏi 97,2%), số ngày điều trị là 4,13 ± 3 ngày. Một nghiên cứu khác trên 100 bệnh nhân, khỏi 90 (tỷ lệ khỏi 90%), số ngày điều trị là 3.51 ± 1.54 ngày. Trong một tài liệu Trung Quốc, người ta đã nghiên cứu trên 300 bệnh nhân bị xuất huyết đường hô hấp trên cũng thu được kết quả tốt.

Theo y học cổ truyền, Bạch cập có vị đắng, tính bình, quy vào Phế kinh. Dược liệu có tác dụng bổ phế, hóa ứ (tan máu đông), cầm máu, lành vết thương.

Hiện nay, Bạch cập chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm cổ của nhân dân, làm thuốc cầm máu, trong những trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu, đau mắt đỏ, dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng tấy, bỏng lửa. Ngày dùng từ 4g đến 12g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

4.1. Chữa nôn ra máu, chảy máu dạ dày

Bạch cập tán nhỏ, uống với nước cơm hoặc nước cháo, ngày 10 – 15g.

Bạch cập 2 phần, Tam thất 1 phần. Tán nhỏ, uống với nước cơm hoặc nước cháo. Mỗi lần 4 – 8g, ngày 2 – 4 lần.

4.2. Chảy máu cam

Lấy vị thuốc tán nhỏ, trộn với nước, đắp lên sống mũi và uống 1 – 3g.

4.3. Chữa vết thương do chém

Bạch cập 20g, Thạch cao 20g. Hai vị tán nhỏ, trộn đều. Rắc lên vết thương, rất nhanh hàn miệng.

4.4. Chữa ung nhọt sưng đau

Tán nhỏ dược liệu, trộn với ít nước, đặt trên giấy bản, đắp.

4.5. Chữa vết bỏng lửa

Tán nhỏ dược liệu, hòa vào dầu vừng, bôi.

4.6. Chữa sa dạ con

Bạch cập, Ô đầu, mỗi vị bằng nhau, tán nhỏ. Lấy 4g bọc vào bông vô trùng, để sâu vào âm đạo. Khi thấy trong bụng nóng lên thì bỏ ra. Ngày 1 lần.

Bài viết đã cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về vị thuốc Bạch cập cũng như công dụng và cách dùng. Tuy nhiên, quý độc giả cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thuốc để mang lại sự an toàn và hiệu quả tốt nhất. 

Đặc Điểm Cây Bần Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Bất Ngờ

Cây bần hay còn được gọi là Bần sẻ, Bần chua, thuộc họ Bần (Sonneratiaceae), có tên khoa học là Sonneratia caseolaris.

Cây bần có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và Nam Á, nhưng hiện nay đã được di thực ở nhiều khu vực trên Thế Giới như Châu Đại Dương, Châu Phi và Châu Á. Ở Việt Nam, cây bần thường xuất hiện ở các tỉnh bến biển từ Hải Phòng đến Cà Mau, nhưng nhiều nhất là ở khu vực Tây Nam Bộ.

Cây Bần là một loài thực vật thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10-15m. Một số cây có thể cao đến 25m nếu phát triển trong điều kiện lý tưởng. Thân cây được chia thành nhiều cành, cành non thường được phân thành nhiều đốt phình to và có màu đỏ. Chất gỗ của cây bần rất bở và xốp nên hầu như không được sử dụng để sinh hoạt.

Rễ của cây bần khá phát triển, mọc sâu xuống dưới bùn đất, mọc từ thân rễ thành từng khóm quanh gốc rất đặc trưng. Lá mọc đối xứng, có hình trái xoan hoặc bầu dục, dày nhưng khá giòn. Lá bần dài từ, 5-10cm, rộng 35-45mm, cuống lá có gân giữa nổi rõ.

Hoa của cây bần thường mọc thành cụm ở đầu cành, cuống dài từ 0.5-1.5cm, cụm hoa dài 5cm và chứa từ 2-3 bông nhỏ. Đài hoa xòe mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Mỗi hoa có 6 cánh, thuôn ở 2 đầu, màu trắng lục.

Quả cây bần cao khoảng 2-3cm, đường kính 5-10cm, bên trong chứa rất nhiều hạt.

Trong ẩm thực quả bần chín được làm chất chua để nấu canh chua hoặc lẩu chua. Quả bần non (bần chát) và bần giá (bần chua) thường được cắt mỏng để làm rau ghém.

Cây bần còn có tác dụng làm bột giấy, gỗ cây bần có thể dùng để chế biến để làm giấy kraft. Được biết ở Philippines sản lượng khai thác trắng cây bần qua luân kỳ 10 năm được 157 tấn chất khô/ha, trong đó gỗ bần chiếm 74.4 tấn/ha và sản lượng bột giấy được thu hồi là 30 tấn/ha.

Việt Nam chúng ta nên chú tâm đến việc khai thác và thâm canh gỗ bần làm bột giấy để giúp công nghiệp phát triển giấy nước ta ngày một phát triển hơn.

Theo báo Phụ Nữ, được biết các thành phần hoá học trong cây bần bao gồm: Vỏ cây chứa 10-20% tannin, archinin, archin, chất màu. Gỗ bần chứa 17,6% pentosan có màu nâu và 8.5% lignin. Quả bần chứa chất màu, archicin, archin, 11% pectin và 2 chất flavonoid có tác dụng tiêu viêm và giảm đau, trị bong gân và chảy máu do vết thương hở rất hiệu quả.

Bài thuốc chữa bí tiểu tiện: Bạn cần phải có cơm quả bần và lá bần, đem đi giã nát rồi đắp vào bụng dưới, bài thuốc này chữa bí tiểu tiện rất hiệu quả.

Bài thuốc trị viêm tấy và bong gân: Bạn lấy quả bần non đem đi rửa sạch rồi giã nát đắp lên các vùng bị sưng tấy, có thể dùng băng cố định thay 1 lần/ ngày.

Vì quả bần có vị chua nên tránh ăn khi bụng đói và những trường hợp bị viêm loét dạ dày cần phải cân nhắc trước khi sử dụng.

Tham khảo: Cây an xoa và tác dụng chữa bệnh của cây an xoa

Nguồn: báo Phụ Nữ

7-Dayslim

6 Thực Phẩm Làm Loãng Máu Phòng Chống Huyết Áp Cao

Cục máu đông rất là nguy hiểm, có thể gây tử vong. Chính vì thế những loại thực phẩm sau đây vừa làm loãng máu, phòng chống cao huyết áp và đau tim rất hiệu quả bạn nên bổ sung ngay.

Các thuốc làm loãng máu nên được sử dụng một cách thận trọng vì có thể gây ra tình trạng xuất huyết nặng khi có vết thương hở hoặc khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn ra nhiều máu hơn.

Bạn cũng có thể bị chóng mặt, đau đầu, gặp các vấn đề với dạ dày hoặc bị vàng da khi sử dụng những loại thuốc này. Để tránh những tác dụng phụ, một số giải pháp không cần kê đơn có thể sẽ giúp ích cho bạn.

1. Quế

Quế và họ hàng của quế (cây muồng) đều được sử dụng rộng rãi và có chứa coumarin, một chất hóa học hoạt động như một chất chống đông máu rất mạnh.

Khi được tiêu hóa trong quế và muồng, coumarin có thể làm giảm huyết áp và giảm viêm gây ra do viêm khớp và các tình trạng viêm khác.

Thận trọng khi sử dụng quế như một loại thuốc làm loãng máu vì một số nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng quế kéo dài trong thực phẩm, bao gồm cả bánh mì làm từ quế và trà quế, có thể gây tổn thương gan.

2. Ớt cayenne

Ớt cayenne có thể có tác dụng làm loãng máu rất mạnh do có chứa rất nhiều salicylate. Ớt cayenne có thể được sử dụng dưới dạng viên nang uống hoặc sử dụng như một loại gia vị trong thực phẩm. Ngoài việc làm loãng máu, ớt cayenne còn có thể làm giảm huyết áp và tăng tuần hoàn máu.

3. Gừng

Gừng cùng họ với nghệ và có chứa salicylate, một loại axit có trong rất nhiều loại cây. Acetyl salicylic, một dẫn xuất của salicylate, thường được biết đến với tên gọi là aspirin có thể giúp ngăn chặn tình trạng đột quỵ.

Các loại thực phẩm có chứa salicylate, như trái bơ, một số trái họ dâu, ớt, và anh dào có thể ngăn chặn việc hình thành cục máu đông.

Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để xem xét liệu những loại thực phẩm này có hiệu quả như các loại thuốc kê đơn hay không.

4. Nghệ

Nghệ là loại gia vị giúp cho các món ăn có màu vàng bắt mắt và nghệ từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc dân gian.

Theo một nghiên cứu, thành phần chính của nghệ là curcumin có thể có tác dụng lên tiểu cầu và giúp ích cho việc ngăn chặn hình thành cục máu đông.

Nano Curcumin có tốt không

Nano Curcumin loại nào tốt

Tinh nghệ Nano giá bao nhiêu

5. Dầu oliu

Dầu ô liu nguyên chất là tốt nhất vì chúng có hàm lượng phenol cao nhất, tiến sĩ Juan Ruano, Bệnh viện Đại học Reina Sofi, Tây Ban Nha, khẳng định.

Dầu ô liu có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ thông qua việc cân bằng cholesterol và ổn định huyết áp.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bordeaux (Pháp) đã điều tra thông qua bảng câu hỏi với 7.625 người từ 65 tuổi trở lên về mức độ sử dụng dầu ô liu trong nấu ăn hoặc gia vị. Sau đó, họ theo dõi dữ liệu hồ sơ y tế của người tham gia trong quá trình 5 năm.

Kết quả cho thấy, những người sử dụng dầu ô liu thường xuyên có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 41% so với người không bao giờ sử dụng. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, dầu ô liu nên được sử dụng thay thế cho những loại dầu thực vật khác.

6. Tỏi

Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục – một nguy cơ của chứng đột quỵ và tai biến mạch máu não.

Các thầy thuốc xưa kia đều biết rằng tỏi làm máu loãng hơn. Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào do ăn nhiều tỏi mà làm cho máu loãng rồi dễ xuất huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường.

Mỗi ngày dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm từ tỏi sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp, chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não (tất nhiên cần thực hiện tốt các điều kiêng kỵ như với bệnh ung thư nói ở trên).

Theo Phunuonline

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Huyết Dụ: Vị Thuốc Nam Chữa Các Bệnh Về Máu trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!