Xu Hướng 9/2023 # Đất Nước Brazil – Nơi Đúng Giờ Bị Coi Là Điều Khiếm Nhã # Top 15 Xem Nhiều | Nhld.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Đất Nước Brazil – Nơi Đúng Giờ Bị Coi Là Điều Khiếm Nhã # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đất Nước Brazil – Nơi Đúng Giờ Bị Coi Là Điều Khiếm Nhã được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đất nước Brazil – nơi đúng giờ bị coi là điều khiếm nhã

Câu chuyện của nhà báo Lucy Cryson sẽ cho bạn hiểu tại sao đúng giờ lại bị coi là điều thô lỗ tại Brazil: “Tôi vẫn còn cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại bữa tiệc ở Rio de Janeiro tối hôm đó”.

Theo BBC, khi mới chuyển tới Rio được 3 tháng, Cryson được mời đến một bữa tiệc churraso tối thứ 7 – tiệc nướng ngoài trời vui vẻ và thoải mái. “Nhưng khi bước vào nhà, người bạn mới nhìn tôi với ánh mắt như thể tôi đến nhầm ngày, cho dù tôi đã đến đúng giờ cô ấy mời”, Cryson kể.

Trong chiếc khăn tắm vẫn còn ướt giữa căn phòng đầy các túi đồ ăn và quần áo, cô bạn nửa đùa nửa thật: “Tôi chưa sẵn sàng đâu”. Cryson nhớ lại thời khắc lúng túng đó với cảm giác mình là một vị khách không mời mà đến. Cuối cùng, người bạn phải bật TV để Cryson giết thời gian trong lúc cô chuẩn bị mọi thứ.

“40 phút sau, tôi bắt đầu lo lắng rằng không ai sẽ đến, nhưng chủ nhà hoàn toàn không quan tâm. Thực tế là, khoảng một tiếng sau thời điểm hẹn, khách khứa bắt đầu đến. Và 3 tiếng sau đó, ngôi nhà mới kín chỗ”, Cryson cho biết.

Thật vậy, ở một đất nước nổi tiếng với việc “cao su thời gian”, người dân Rio được biết đến là những người không đúng giờ nhất.

Với người Brazil, khi họ nói ‘tôi đang đến’, không có nghĩa là họ đang trên đường đến mà sẽ là đến vào một thời điểm nào đó trong ngày, có thể là 2-3 tiếng sau đó. Ảnh: Irish Times.

Tiến sĩ Jaqueline Bohn Donada, giảng viên văn học Anh tại Đại học Liên bang Công nghệ Parana ở miền nam Brazil, giải thích: “Tham gia một bữa tiệc đúng giờ sẽ là điều kỳ cục trên khắp đất nước này, và điều đó đặc biệt đúng ở Rio. Nó cũng gần giống cảm giác bạn đến một bữa tiệc mà không được mời”.

Nói cách khác, sự kết hợp giữa thái độ sống “nghỉ dưỡng trên bờ biển” với tình hình giao thông tắc nghẽn, hay đơn giản chỉ là đứng lại trò chuyện với một người bạn cũ trên đường phố, khiến người Cariocas (dân địa phương Rio) không hề mong đợi sự đúng giờ trong xã hội của họ. Các chương trình thường diễn ra không đúng thời điểm dự định. Bạn phải chấp nhận một thực tế rằng chủ bữa tiệc cũng sẽ tổ chức muộn hơn.

“Sự trễ nải là một đặc tính quốc gia, nhưng nó rõ rệt hơn ở Rio hơn các nơi khác. Tôi từng có một ông sếp gọi điện nói rằng đang bị kẹt xe và sẽ sớm đến, nhưng chúng tôi có thể nghe thấy vòi tắm của ông ta đang chảy. Ở miền nam, chúng tôi sẽ phát điên, nhưng ở Rio thì điều đó hoàn toàn có thể chấp nhận được”, Tiến sĩ Bohn Donada nói thêm.

Trong cuốn sách Phiêu lưu Brazil: Cuộc hành trình vào trái tim của Amazon năm 1933, tác giả Peter Fleming đã nhận xét ngắn gọn: “Người nào vội vã sẽ khốn khổ ở Brazil”.

Trong một chương sách nói về Rio, Fleming viết: “Sự chậm trễ là khí hậu của Brazil. Bạn sống trong đó, và không thể thoát khỏi nó. Không có gì cần phải làm để thay đổi điều đó. Tôi nghĩ, đó nên là một niềm tự hào của người Brazil, rằng họ có một đặc tính tự nhiên hoàn toàn không thể bỏ qua. Không một quốc gia nào khác có thể làm được điều này”.

Điều đó trái ngược hoàn toàn với đất nước đề cao tính kỷ luật như Đức. Simone Fonseca Marrek, một người Cariocas chính hiệu hiện sống ở Đức, thừa nhận rằng quen với lịch làm việc kiểu phương Tây sẽ mất nhiều thời gian. “Hôm đó, tôi đã đến buổi thuyết trình của công ty mà tôi mới bắt đầu làm việc trước một vài phút. Nhưng đã có khoảng 20 người đang chờ tôi. Mặc dù tôi không đến trễ, tôi vẫn cảm thấy như họ đã chờ đợi ở đó cả tiếng đồng hồ rồi”, cô nói.

Fonseca Marrek nói rằng người dân Rio đang cố gắng đúng giờ hơn, ít nhất là trong các cuộc họp kinh doanh, nhưng sẽ không thay đổi trong các sự kiện xã hội. “Chúng tôi có thể đến bất cứ khi nào chúng tôi muốn, nhưng chắc chắn sẽ phải muộn hơn 30 phút so với thời gian bắt đầu dự kiến”, Fonseca khẳng định.

Theo Trường Đặng/Vnexpress

Đăng bởi: Nguyễn Thị Trà My

Từ khoá: Đất nước Brazil – nơi đúng giờ bị coi là điều khiếm nhã

Tại Sao Singapore Là Đất Nước Đáng Sống? 4+ Lý Do Nên Biết

Singapore được biết đến là một quốc đảo có diện tích nhỏ bé nhưng đồng thời cũng là một cường quốc phát triển, giàu có và năng động bậc nhất Châu Á. Đến với Singapore, du khách sẽ được tham quan và chiêm ngưỡng thành phố xinh đẹp, đầy màu sắc, môi trường sống xanh – sạch – đẹp và được mệnh danh là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới.

Singapore là một đảo quốc xinh đẹp, đáng sống bậc nhất thế giới (Nguồn: Instagram)

1. Mặt bằng thu nhập bình quân đầu người cao

Theo thống kê, mỗi công dân Singapore có thu nhập bình quân hàng năm là 139.000 US; con số này cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người trên toàn thế giới 43%.

Mặc dù con số thu nhập bình quân của Singapore không phải là cao nhất thế giới, vì thu nhập bình quân hàng năm của người dân Hồng Kông là 170.000USD và của người dân Thuỵ Sĩ là 188.000USD.

Singapore là một trong những quốc gia có mặt bằng thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới (Nguồn: Instagram)

Với đối tượng người nước ngoài, thành phố cho thu nhập bình quân cao nhất là Zurich với 200.000USD/năm; đứng thứ hai là thành phố Thượng Hải.

Thế nhưng, xét trên mặt bằng chung, người dân Singapore rất tự tin về thu nhập và nền kinh tế của họ. Có khoảng 2/3 công dân Singapore được hỏi đã nói rằng họ rất an tâm về thu nhập cao của mình, con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình 52% của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 

Người dân Singapore rất tự tin về thu nhập và nền kinh tế của họ (Nguồn: Instagram)

2. Chất lượng sống cao

Singapore nằm trong số những thành phố có chất lượng sống cao nhờ chất lượng của cơ sở hạ tầng và vốn; sự ổn định chính trị; hệ thống giao thông hiện đại; sự sẵn có nhà ở và hàng hoá tiêu dùng; tỷ lệ xảy ra thiên tai thấp;…

Chất lượng sống tại Singapore được cả công dân trong nước và người nước ngoài đánh giá cao (Nguồn: Instagram)

Có đến 90% người nước ngoài khi được hỏi đã cho rằng tại Singapore có chất lượng sống cao và an toàn hơn so với ở quê hương của họ.

3. Có điều kiện tốt để phát triển sự nghiệp

Ngân hàng HSBC đã thực hiện một khảo sát tại Singapore, kết quả cho thấy có đến hơn 60% người nước ngoài cho rằng Singapore đáp ứng được tất cả các điều kiện tốt nhất để phát triển sự nghiệp.

Singapore được xem là thiên đường khởi nghiệp (Nguồn: Instagram)

4. Chất lượng giáo dục và chất lượng cuộc sống gia đình cao

Nền giáo dục của Singapore được đánh giá là có chất lượng tốt nhất toàn cầu. 

Có đến hơn 70% người nước ngoài tại Singapore nhận định rằng chất lượng giáo dục tại quốc gia này cao hơn ở quê hương của họ, và cao hơn con số 43% của toàn cầu.

Nền giáo dục Singapore được đánh giá là có chất lượng tốt nhất trên thế giới (Nguồn: Facebook)

Về chất lượng cuộc sống gia đình, Singapore được đánh giá cao vì các chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình dành cho người nước ngoài bao gồm chi phí nuôi dạy con cái, giáo dục, chăm sóc y tế, chăm sóc trẻ em,…

Chính phủ Singapore có các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình cho công dân trong nước và nước ngoài (Nguồn: Instagram)

Ngoài các yếu tố trên, Singapore là một trong những quốc gia đáng sống nhất còn bởi vì một nền y học hiện đại, đáp ứng được tất cả nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân; các chính sách nhân văn, phi lợi nhuận; môi trường sống xanh – sạch – đẹp bậc nhất thế giới…

Thiết kế bồn rửa tay dành riêng cho trẻ em để giúp trẻ em có thể tự lập ngay từ nhỏ (Nguồn: Google)

Thẻ phát tín hiệu nhường đường cho người khuyết tật khi tham gia giao thông tại Singapore (Nguồn: Google)

Trong bài viết trên, XIMGO đã giúp bạn lý giải tại sao Singapore được bình chọn là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới.

Thành quả đó không phải ngẫu nhiên có được. Đó là do các chính sách hiệu quả của nhà nước, sự tự giác và đồng lòng của mỗi công dân trên quốc đảo này. Thật đáng ngưỡng mộ phải không nào?

Đăng bởi: Sản Phẩm 5 Sao

Từ khoá: Tại sao Singapore là Đất nước Đáng Sống? 4+ Lý do nên biết

Văn Mẫu Lớp 12: Cảm Nhận 9 Câu Đầu Bài Đất Nước Đất Nước 9 Câu Đầu

I. Mở bài:

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm:

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với phong cách thơ mang đậm chất trữ tình chính luận.

“Đất nước” được trích từ chương V, trường ca Mặt đường khát vọng. Được sáng tác trong thời kỳ chiến trường Miền Nam vô cùng ác liệt. “Đất nước” ra đời với mục đích khơi gợi tình yêu nước thẳm sâu, kêu gọi giới trẻ miền Nam hòa mình vào cuộc chiến của dân tộc.

– Trích xuất 9 câu thơ đầu.

Nội dung chính: thể hiện quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm về cội nguồn của Đất nước.

2. Thân bài:

A. Luận điểm 1: Đất nước có từ bao giờ?

Câu thơ đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi ấy:

“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi” – Đất nước là những thứ thân thuộc, gần gũi, gắn bó với mỗi con người, ở trong mỗi con người từ khi phôi thai.

B. Luận điểm 2: Quá trình hình thành Đất nước?

Bắt đầu với phong tục ăn trầu gợi về hình ảnh người bà thân thuộc, gợi câu chuyện về sự tích trầu cau, nhắn nhủ nghĩa tình anh em sâu đậm, tình cảm vợ chồng nhân nghĩa thủy chung.

Hình ảnh “cây tre” còn gợi lên hình ảnh của con người Việt Nam, cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó. “Lớn lên” nghĩa là nói quá trình trưởng thành của Đất nước, nói lớn lên trong chiến tranh nghĩa là nói truyền thống chống giặc kiên cường, bền bỉ.

Tập quán bới tóc sau đầu để chú tâm làm việc, gợi câu ca dao bình trị dạt dào thương nhớ. Nhắc nhở về tình cảm vợ chồng sắt son, sâu nặng qua hình ảnh: “gừng cay”, “muối mặn”.

Tái hiện nền văn hóa nước ta chỉ bằng một câu thơ đơn sơ nhưng đầy dụng ý:“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Nghệ thuật liệt kê, cùng cách ngắt nhịp liên tục thể hiện truyền thống lao động cần cù, cách ăn cách ở trong sinh hoạt.

Nguyễn Khoa Điềm thâu tóm tất cả bằng một tư tưởng duy nhất: “Đất nước có từ ngày đó…”. Dấu “…” cuối câu chính là biện pháp tu từ im lặng, lời dẫu hết nhưng ý vẫn còn, vẫn nung nấu và sục sôi.

3. Kết bài:

– Đúc kết lại cảm nhận của em về 9 câu thơ đầu bài Đất nước

– Khẳng định Đất nước đối với Nguyễn Khoa Điềm chính là những gì bình thường, gần gũi nhất.

Ai đó đã từng nói rằng: “Nếu mỗi người không thuộc về một đất nước, một quê hương thì giống như con chim không có tổ, cái cây không có rễ…”. Và ai đó cũng đã từng tự hỏi lòng: “Có mối tình nào nặng sâu hơn là mối tình Tổ quốc?”. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy đã có biết bao hồn thơ cất cánh. Với Nguyễn Đình Thi là hình ảnh của một đất nước đau thương, căm hờn, quật khởi, vùng lên chiến đấu và chiến thắng huy hoàng. Với Lê Anh Xuân là dáng đứng Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. Với Xuân Diệu là vẻ đẹp của đất nước “Tổ quốc tôi như một con tàu, mũi tàu rẽ sóng Cà Mau”. Đặc biệt vào cuối năm 1971, từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một tiếng thơ hay về đề tài Đất nước qua trích đoạn: “Đất nước” – Trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đoạn trích này ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc với một tư tưởng mới mẻ về đất nước: “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua chín câu thơ đầu:

Nguyễn Khoa Điềm được coi là một trong những đại diện tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước, sớm tham gia cách mạng và từng bị địch bắt giam. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước. Kết tinh cho hồn thơ ấy phải kể đến “Đất Nước” – một trích đoạn thuộc chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, viết năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn ác liệt. Bấy giờ, phong trào đấu tranh chống Mỹ của nhân dân các đô thị miền Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ, sôi nổi tiêu biểu là phong trào xuống đường đấu tranh của học sinh, sinh viên. Từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tác trường ca “Mặt đường khát vọng” để góp thêm tiếng thơ hay về đất nước, để lay động và thức tỉnh ý thức trách nhiệm của mỗi người đặc biệt là của tuổi trẻ đối với quê hương, dân tộc.

Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu trích đoạn thơ của mình bằng lời hồi đáp cho câu hỏi: “Đất nước có tự bao giờ?”:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

Hai chữ “Đất nước” vang lên trong trang thơ đầy thiết tha, trìu mến. Độc giả sẽ phát hiện một điều khác lạ đó là xuyên suốt trong cả đoạn thơ này từ “Đất nước” đều được viết hoa. Chia sẻ về lý do tại sao lại trình bày như vậy, Nguyễn Khoa Điềm lý giải với ông đất nước không đơn thuần là vùng đất vô tri, đất nước là nhân vật, là sinh thể có tâm hồn và với cách viết này cũng đồng thời bài tỏ sự trân trọng của tác giả những tình cảm thành kính, thiêng liêng, trân trọng dành cho đất nước. Điệp từ “Đất Nước” vang vọng suốt cả trường ca như một khúc nhạc thiết tha gợi cảm xúc, đưa ta về một miền không gian nối dài từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Hai từ thiêng liêng ấy không chỉ xuất hiện trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm mà còn “làm bạn” với rất nhiều thi sĩ khác:

(Nguyễn Đình Thi)

hay

(Tạ Hữu Yên)

Và đất nước cứ như thế trở thành một danh từ thiêng liêng trong trái tim của bất cứ ai, chỉ cần trái tim còn đập trong lồng ngực nhỏ. Ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm bàn về vấn đề chính luận, thời sự, nhưng lại sử dụng đại từ xưng hô “ta” thể hiện nét tâm tình trò chuyện thân mật giữa người con trai với người con gái, giữa “anh” và “em” về đất nước. Người con trai ở đây – “ta” như đang muốn cắt nghĩa, lý giải về cội nguồn, sự lớn lên của đất nước cho người con gái anh yêu. Tuy nhiên nếu mở rộng ý thơ, “ta” ở đây cũng có thể coi là tất cả mọi người, là một cách nói bao hàm đại diện cho dân tộc Việt Nam.

Cách xưng hô khiến vấn đề trừu tượng, lớn lao như đất nước nay trở nên gần gũi, rõ ràng, cụ thể. Điều này thể hiện rất rõ phong cách thơ trữ tình – chính luận của tác giả. Nhà thơ khẳng định sự hình thành của đất nước qua ba chữ: “đã có rồi” khiến cho hình ảnh đất nước bỗng sừng sững, hiện hữu trong lòng người đọc. Theo cách lý giải của Nguyễn Khoa Điềm thì “đất nước là một giá trị lâu bền, vĩnh hằng, đất nước được tạo dựng, được bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác. Cho nên “khi ta lớn lên đất nước đã có rồi!”. Lời khẳng định này thể hiện sự tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử. Đất nước cũng như trời và đất, khi ta sinh ra đã có đất và trời cũng như vậy, ta không biết được đất nước hình thành từ bao giờ, chỉ thấy hiện diện xung quan ta với những gì thân thương nhất.

Những câu thơ tiếp theo tác giả triển khai và làm sáng rõ vấn đề được nên ra ở câu thơ đầu: “Đất nước đã có từ rất lâu đời”. Ngược về quá khứ xa xôi, tuổi thơ của mỗi người lớn lên trong những lời ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ:

“Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể”

Tác giả đã mượn chất liệu dân gian để diễn tả về sự ra đời của đất nước. Bốn chữ “ngày xửa ngày xưa” đưa chúng ta về một miền thăm thẳm, xa xôi. Nơi đó có hình ảnh của cô Tấm dịu hiền, Thạch Sanh lương thiện, bà tiên ông bụt với những phép màu diệu kỳ giúp đỡ cho những người ở hiền gặp nạn,… Là người Việt, ai mà không biết tới những câu chuyện gắn liền với tuổi thơ êm đềm đó. Và đất nước có trong những điều xa xưa ấy, tức là đất nước đã xuất hiện trước khi những câu chuyện này có mặt trong kho tàng dân gian đầy sắc màu. Khi những câu chuyện cổ có mặt trong đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta, ta lại thấy hình hài đất nước trong đó. Là đất nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với những câu chuyện, cổ tích, truyền thuyết. Chính những câu chuyện và lời ru thân quen thủa nào là nguồn sữa ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn ta hướng về những điều tốt đẹp. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng rất xúc động khi viết về ý nghĩa của kho tàng truyện cổ:

Không chỉ có trong cái “ngày xửa, ngày xưa” Nguyễn Khoa Điềm còn xác định buổi ban đầu ấy qua một nét sống giản dị trở thành phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta đó là phong tục ăn trầu:

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

Hình ảnh đất nước lớn lao kì vĩ, đối lập với hình ảnh miếng trầu bé nhỏ. Hình thức câu thơ có vẻ phi lí nhưng lại cực kỳ hợp lý xuất phát từ chân lý: “Những điều lớn lao đều được bắt đầu từ những điều nhỏ bé”. Câu thơ gợi nhắc về truyện cổ tích: “Sự tích trầu cau” được xem là câu chuyện xưa nhất trong các câu chuyện cổ. Tục ăn trầu của người Việt cũng bắt nguồn từ chính câu chuyện này. Điều này cho thấy miếng trầu nhỏ bé được nhắc tới chứa đựng trong đó là cả 4000 năm lịch sử, 4000 năm phong tục cùng truyền thống hiếu khách: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Trải qua thời gian đằng đẵng, miếng trầu trở thành hình ảnh thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt: miếng trầu giao duyên, miếng trầu cưới hỏi,… Và từ đó, hình ảnh này trở nên quen thuộc trong thơ ca:

(Hoàng Cầm)

Bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹp trở thành khởi nguyên cho đất nước, Nguyễn Khoa Điềm còn nhấn mạnh vào quá trình lớn lên của đất nước song hành cùng truyền thống đánh giặc giữ nước trong suốt 4000 năm của dân tộc ta:

“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Hai chữ “lớn lên” để chỉ sự trưởng thành của đất nước. Câu thơ gợi nhắc bạn đọc tới hai hình ảnh: cây tre và truyền thuyết “Thánh Gióng”. Bao đời nay, tre không còn là hình ảnh xa lạ đối với đời sống của người dân Việt Nam. Nó đã đi vào trong những tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa với những đặc điểm tượng trưng cho phẩm cách của con người Việt Nam như:

(Nguyễn Duy)

Người Việt Nam giống như những cây tre thẳng tắp, mạnh mẽ, kiên cường. Cây tre ấy cũng gắn liền với hình ảnh Thánh Gióng – cậu bé vụt lớn trở thành tráng sĩ, nhổ tre bên đường diệt giặc Ân khỏi bờ cõi Việt:

(Tố Hữu)

Cũng từ đó, Thánh Gióng trở thành biểu tượng khỏe khoắn của tuổi trẻ Việt Nam kiên cường, bất khuất. Truyền thống vẻ vang ấy đã đi theo suốt chặng đường lịch sử dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đã có biết bao nhiêu người con gái con trai sẵn sàng lên đường ra mặt trận. Họ ra đi mang trong mình lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Những tháng năm ấy và cả những năm tháng sau này, truyền thống yêu nước vẫn luôn là cội nguồn, là dòng huyết chảy trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

Cùng với đó, đất nước đã có từ rất lâu đời gắn liền với những thuần phong mĩ tục tốt đẹp. Nhà thơ đã đề cập đến tập tục bới tóc của người phụ nữ Việt Nam qua câu thơ:

“Tóc mẹ thì bới sau đầu”

Do công việc trồng lúa nước, phải lội xuống ruộng nên người phụ nữ phải bới tóc cho gọn gàng. Lâu dần điều đó trở thành nét đẹp mang đậm tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tóc cuộn búi cao sau gáy tạo cho người phụ nữ một vẻ đẹp nữ tính, thuần hậu rất riêng. Nét đẹp ấy khiến người đọc chúng ta gợi nhớ tới câu ca dao:

(Ca dao)

Không chỉ thế, Nguyễn Khoa Điềm còn cảm nhận về đất nước thông qua lối sống, tình cảm gắn bó giữa người với người, quan hệ đối xử giữa vợ và chồng, tình yêu chung thủy của vợ chồng: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ đã có câu:

Muối và gừng vốn là những gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm mượn câu ca dao, mượn vị mặn của muối, vị cay nồng của gừng để nói về tình yêu dài lâu, nồng thắm, tình cảm thủy chung, sự gắn bó keo sơn của vợ và chồng để làm nên một gia đình chan chứa hạnh phúc, yêu thương. Đó cũng là một truyền thống rất quý báu của nhân dân ta.

Không chỉ vậy, Đất nước đã có từ rất lâu trong tiến trình phát triển của cuộc sống đời thường. Cội nguồn của đất nước cũng được tác giả cảm nhận từ cách đặt tên giản dị: “Cái kèo, cái cột thành tên”. Ngôn ngữ Việt Nam có từ lâu đời, bắt nguồn từ việc đặt tên cho những vật dụng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, lấy tên của chính những vật dụng ấy để gọi tên cho con cái. Bởi xa xưa, người Việt đã quan niệm đặt tên cho con càng xấu thì càng dễ nuôi. Hơn thế, là cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về truyền thống của con người Việt Nam cần cù, chịu khó, gắn với một nền văn minh nông nghiệp.

Để đất nước có được như ngày hôm nay, không thể không kể đến công sức lao động của thế hệ ông cha, hay nói cách khác là quá trình dựng nước. Nhà thơ chọn ra một nghề đặc trưng nhất của ngành nông nghiệp- nghề trồng lúa nước: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng.” Bằng thành ngữ “một nắng hai sương” kết hợp với một loạt động từ “xay, giã, giần, sàng” đã diễn tả rất cụ thể công việc của nhà nông, kèm theo đó là nỗi vất vả, cực nhọc. Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm như phảng phất lời ca dao, cũng là lời khuyên răn:

Thành ngữ “một nắng hai sương” gợi ra sự cần cù, chịu thương chịu khó, chăm chỉ lao động của ông cha ta. Để làm ra hạt gạo ăn mỗi ngày đó là một quá trình đầy vất vả. Thấm vào trong hạt gạo nhỏ bé ấy là mồ hôi mặn, là những nhọc nhằn của những người nông dân tần tảo sớm hôm. Đất nước của chúng ta trưởng thành từ những vất vả, lam lũ, một nắng hai sương như thế.

Và sau tất cả những diễn giải ấy, tác giả một lần nữa khẳng định cội nguồn của đất nước với niềm tự hào mãnh liệt nhất:

“Đất Nước có từ ngày đó”

“Ngày đó” là một từ mang tính chất phiếm định về thời gian. Ngày đó không biết chính xác là ngày nào chỉ biết rất rõ một điều: Đất nước của chúng ta đã tồn tại từ rất lâu đời. Từ khi có những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thời điểm bắt đầu của những thuần phong mỹ tục, truyền thống đánh giặc giữ nước và cả nền văn minh lúa nước được lưu giữ ngàn đời. Những nét văn hóa đẹp đẽ nhất được Nguyễn Khoa Điềm đưa vào thơ mình một cách tự nhiên, chân thật để cho mỗi người đọc hiểu rằng văn hóa chính là đất nước và chúng ta cần phải có trách nhiệm hiểu biết, gìn giữ những giá trị cốt lõi này.

Nhìn lại bao quát đoạn thơ, ta thấy Nguyễn Khoa Điềm sử dụng cấu trúc tổng- phân – hợp rất chặt chẽ. Đoạn thơ có sự hài hòa giữa chất trữ tình – chính luận, vừa được viết bằng chiều sâu trí tuệ, văn hóa, vừa được viết bằng những rung động của cảm xúc, nên rất dễ đi vào lòng người. Trả lời cho câu hỏi “Đất Nước có từ khi nào?”, Nguyễn Khoa Điềm đã chiêm nghiệm là lựa chọn những chi tiết, hình ảnh hết sức thân thuộc, trong đời sống gia đình, đời sống lao động cần lao hàng ngày, trong câu chuyện cổ và tình cảm giữa những người thân yêu nhất. Lịch sử đất nước ta không được cắt nghĩa bằng những vương triều nối tiếp, những sự kiện lịch sử trọng đại mà bằng đời sống văn hóa tâm linh, bằng phong tục tập quán lâu đời còn truyền lại.

Advertisement

Như vậy, từ cội nguồn sâu thẳm của quá trình sinh ra, lớn lên và phát triển, đất nước đã gắn liền với nhân dân. Do đó, tư tưởng mà chín dòng thơ thể hiện là tư tưởng “Đất nước của Nhân Dân”- tư tưởng chủ đạo của đoạn trích, đã thấm nhuần từ quan niệm đến cảm xúc, từ hình tượng đến chi tiết nghệ thuật của tác phẩm. Tư tưởng này không phải đến Nguyễn Khoa Điềm mới có mà đã có một quá trình dài được khẳng định trong lịch sử văn học dân tộc. Lật giở từng trang trong lịch sử dân tộc có thể nhận thấy tư tưởng Đất nước – nhân dân có nhiều biến chuyển trong mỗi thời kỳ.

Trong thời trung đại khái niệm Đất nước gắn liền với kỷ niệm quân vương: “Nam quốc sơn hà”, gắn liền với các triều đại: “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi. Nhưng một số tướng lĩnh, quan lại như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi đã nhận thấy vai trò to lớn của nhân dân đối với Đất nước.Trần Hưng Đạo đã từng dâng kế sách cho vua: “muốn đánh thắng giặc phải biết khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: “Lật thuyền mới biết dân như nước”, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng từng nói: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bảo”.

Thời cận đại một số chí sĩ yêu nước như Phân Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng đã nhìn ra sức mạnh và vai trò to lớn của nhân dân. Phan Châu Trinh đã có lần nhấn mạnh: “Dân là nước, nước là dân”, đến thời đại của Hồ Chí Minh, Bác cũng luôn nhắc nhở “Đảng ta phải biết lấy dân làm gốc” Dù ở thời đại nào, các nhà tư tưởng lớn vẫn nhìn thấy vai trò và sức mạnh của nhân dân đối với Đất nước. Nhân dân gánh trên đôi vai của mình Đất nước đi suốt cuộc trường chinh cũng như những cuộc khai khẩn đất đai, miền rộng, bờ cõi. Điều này, các nhà thơ nhà văn hiện đại đã có ý thức một cách rõ rệt, sâu sắc. Tuy nhiên, để tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên thấm mọi biểu hiện tinh tế nhất của hình tượng Đất Nước, lại được cảm nhận một cách toàn diện sâu sắc trên nhiều bình diện, thì đóng góp đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm thực sự là một viên ngọc sáng.

Thành công khi thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân là Nguyễn Khoa Điềm đã lựa chọn cho mình chất liệu văn hóa rất phù hợp đó là chất liệu văn hóa dân gian. Vẫn biết rằng chất liệu thuộc hình thức nghệ thuật của một bài thơ mà nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ còn trái tim là nghệ sĩ. Tuy nhiên việc thể hiện tiếng nói của trái tim là rất quan trọng. Văn hóa dân gian trong tác phẩm nói chung và trong đoạn trích nói riêng là những câu tục ngữ ca dao, những làn điệu dân ca, những câu hò sông nước, những câu chuyện cổ tích, những phong tục tập quán mà Nguyễn Khoa Điềm đã chiêm nghiệm và chọn lọc dựa trên vốn hiểu biết am tường và sâu rộng.

Chín câu thơ đầu trong trích đoạn “Đất Nước” của trường ca “Mặt đường khát vọng” là sự khẳng định về một tư tưởng mới mẻ “Đất nước là của Nhân dân”, là lý giải hoàn hảo cho những thắc mắc của đọc giả về câu hỏi: “Đất nước có từ bao giờ và đất nước là của ai?” Một cách cắt nghĩa, giải thích đầy mới mẻ. Chẳng phải nơi chúng ta đang sống, mọi thứ quanh mình, đều là những gì thuộc về đất nước hay sao? Và những câu hỏi thắc mắc về quê hương, đất nước mình vẫn còn là những điều sẽ còn được nhắc hoài, nhắc mãi, để bạn đọc không ngừng tìm kiếm những điều mới lạ ấy, sự thú vị ấy trong thơ văn:

5 Đất Nước Sạch Nhất Thế Giới

Chỉ số đánh giá hoạt động môi trường – EPI là gì?

EPI là “Bộ chỉ số đánh giá hoạt động môi trường” dùng để đánh giá, xếp hạng kết quả hoạt động môi trường cho hầu hết các nước trên thế giới với định kỳ hai năm một lần.

Chỉ số này đo lường cẩn thận 10 hạng mục bao gồm các vấn đề về sức khỏe môi trường và sức sống hệ sinh thái nhằm cung cấp nền tảng cho việc hoạch định các chính sách bảo vệ và cải thiện môi trường hiệu quả.

Chỉ số EPI được nghiên cứu và sản xuất bởi Đại học Yale và Đại học Columbia phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới.

Top 5 đất nước sạch nhất thế giới trong bài viết dựa vào kết quả 5 quốc gia có chỉ số EPI cao nhất từ đánh giá xếp hạng 180 quốc gia của Báo cáo EPI 2023.

1. Thụy Sĩ

Chỉ số EPI 87,42

Thụy Sĩ giành chiến thắng tuyệt đối với chỉ số EPI cao ngất ngưởng là 87,42.

Quốc gia này được biết đến với những cánh rừng rậm rạp, đa dạng động vật hoang dã, cũng như nước sạch và sự an toàn.

Đáng chú ý, quốc gia thịnh vượng này có một trong những tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên thế giới, trong số tất cả các nước phát triển.

Điều này giải thích tại sao đất nước này đứng nhất so với 179 quốc gia còn lại về sự sạch sẽ.

Sơ lược về Thụy Sĩ

Liên bang Thụy Sĩ nằm ở Tây – Trung Âu, giáp biên giới với Đức ở phía bắc, Ý ở phía nam, Pháp ở phía tây và Áo ở phía đông.

Dân số của đất nước này ước tính khoảng 8,42 triệu người (năm 2023). Họ sử dụng ngôn ngữ đa dạng bao gồm: Tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Romansh (đa số dân chúng nói tiếng Đức).

Du lịch

Ngoài ra, đất nước còn có khí hậu lý tưởng. Mặc dù có bốn mùa, nhưng khí hậu của Thụy Sĩ không bao giờ quá lạnh hoặc quá nóng.

Khi đến Thụy Sĩ, bạn cũng không nên bỏ lỡ trải nghiệm hành trình tàu hỏa đến đỉnh núi Jungfraujoch, ở Bernese Oberland, bang Bern, Thụy SĨ. Nơi đây còn có sông băng Aletsch, là sông băng dài nhất ở châu Âu, bắt đầu từ Jungfraujoch.

2. Pháp

Chỉ số EPI 83,95

Pháp được xếp hạng là quốc gia sạch thứ hai trên thế giới với số điểm EPI là 83,95.

Đất nước này trở thành một trong những quốc gia thân thiện với môi trường nhất thế giới với điểm số cao về chất lượng không khí, vệ sinh nước và hệ sinh thái thủy sinh.

Mặc dù thực tế là 79% điện năng tiêu thụ của Pháp phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân (nước tiêu thụ năng lượng hạt nhân lớn nhất toàn cầu).

Điều này là lý do để điểm số về khí thải carbon của nước này thấp hơn Thụy Sĩ và xếp hạng ở vị trí thứ hai.

Sơ lược về Pháp

Cộng Hòa Pháp là quốc gia lớn thứ ba trên lục địa, khi sở hữu diện tích bao gồm 551.000 Km2, gần bằng 1/5 toàn bộ khu vực Châu Âu.

Đất nước giàu có này có tới 66,77 triệu dân vào năm 2023. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của quốc gia này là 41.141 USD (gần 956,76 triệu đồng). Do đó, Pháp thực sự là quốc gia giàu có nhất ở châu Âu và là quốc gia giàu thứ tư thế giới.

Du lịch

Dựa trên dữ liệu do Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc thu thập. Pháp đứng đầu trong bảng xếp hạng du lịch thế giới, với hơn 83 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm mỗi năm.

Ba điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Pháp bao gồm Bảo tàng Louvre, Tháp Eiffel và Cung điện Versailles. Bạn có thể kiểm tra các địa điểm phải xem khác như: Châteaux thuộc thung lũng Loire, Khải Hoàn Môn, Trung tâm Pompidou,…

3. Đan Mạch

Chỉ số EPI 81,60

Đứng thứ 3 trong danh sách 5 quốc gia sạch nhất thế giới là Đan Mạch với chỉ số EPI là 81,60.

Là một trong những nước thuộc khu vực Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy) nổi tiếng về sử dụng năng lượng tái tạo, Đan Mạch đã và đang tiến hành chuyển đổi một nửa số nhà máy nhiệt điện than sang sử dụng năng lượng sinh khối để thân thiện với môi trường hơn.

Bên cạnh đó, theo khảo sát của Gallup World Poll (công ty tư vấn và phân tích toàn cầu), quốc gia này được bình chọn là quốc gia hạnh phúc thứ hai thế giới chỉ sau Na Uy.

Ngoài ra, Đan Mạch còn là quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.

Sơ lược về Đan Mạch

Đan Mạch nằm ở vùng cực nam của các nước Bắc Âu, nằm ở phía Tây Nam của Thụy Điển, phía Nam của Na Uy và phía nam của Đức. Và là thành viên của Vương quốc Đan Mạch.

Dân số của nước này tính đến năm 2023 là hơn 5,7 triệu người. Nền kinh tế của họ chủ yếu dựa vào việc buôn bán với nước ngoài. Khoảng 70% là buôn bán với các nước trong Liên minh châu Âu, trong đó khoảng 17% là với Đức, đối tác lớn nhất.

Du lịch

Về du lịch, Đan Mạch là một trong những điểm đến du lịch được xếp hạng hàng đầu cho các du khách. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy đài thiên văn hoạt động lâu đời nhất của châu Âu, Rundetaarn. Những địa điểm khác bao gồm: Vườn Tivoli, công viên giải trí lâu đời thứ hai trên thế giới, Deer Park (bắt đầu từ năm 1669).

Các điểm du lịch tuyệt vời khác trong nước bao gồm: Nyhavn, Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch, Phòng trưng bày Quốc gia Đan Mạch, Cung điện Christiansborg, Cung điện Frederiksborg và Tượng nàng tiên cá nổi tiếng,

4. Malta

Chỉ số EPI 80,90

Những nỗ lực tăng cường của chính phủ Malta trong việc chăm sóc môi trường trong những năm gần đây đã được đền đáp khi đứng ở vị trí thứ tư bản xếp hạng các quốc gia sạch nhất (với chỉ số EPI là 80,90).

Malta được biết đến với chỉ số chất lượng không khí cao và trong lành, mặc dù không có rừng hay sông trên bảy hòn đảo của nước này. Các hòn đảo chủ yếu được làm bằng đá vôi.

Sơ lước về Malta

Cộng hòa Malta là một đảo quốc Nam Âu, gồm một quần đảo ở Địa Trung Hải. Cách Ý 80 Km về phía Nam, 284 Km về phía đông của Tunisia và 333Km về phía bắc của Libya.

Đước biết đến là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới (diện tích 316 Km2), Malta có mật dộ dân cư dày đặt với hơn 469 nghìn người.

Du lịch

Quần đảo Malta, cụ thể là Malta, Gozo và Comino , tự hào về lịch sử cổ đại được chứng minh bằng tàn tích của các tòa nhà lâu đời nhất hiện nay. Trong số ba hòn đảo này, Gozo là điểm đến hưng thịnh nhất.

5. Thụy Điển

Chỉ số EPI 80,51

Thụy Điển đứng ở vị trí thứ năm trong số các quốc gia sạch nhất thế giới với số điểm EPI là 80,51.

Nước này được biết đến là một bậc thầy trong việc tái chế, khi đặt ra các chính sách về tái chế rác. Đất nước này thậm chí có hệ thống tái chế rác hiệu quả nhất.

Ngoài ra, nước này sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong tự nhiên, do đó giảm lượng khí thải CO2.

Sơ lược về Thụy Điển

Vương quốc Thụy Điển là một vương quốc ở Bắc Âu, giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Oresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat.

Nơi đây có dân cư lên đến 9,99 triệu người, dù vậy nhưng đất nước lớn thứ 3 Liên minh châu Âu này vẫn đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội hay bảo vệ môi trường,…

Du lịch

Thụy Điển là lựa chọn hoàn hảo cho chuyến đi tiếp theo của bạn đến châu Âu. Đây là một trong những nơi đẹp nhất trên trái đất mà bạn có thể đến thăm. Quốc gia này tự hào về những con đường không rác và ô nhiễm không khí ở mức tối thiểu.

Thụy Điển được mệnh danh là thiên đường của những du khách thíc sự giản dị vì lịch sử phong phú và phong cảnh đa dạng. Và nếu bạn là người thích phiêu lưu ngoài trời thì Thụy Điển là nơi lý tưởng.

Khách du lịch có thể khám phá một loạt các điểm tham quan tốt nhất của Thụy Điển. Chúng bao gồm: Cung điện Royale sang trọng, bảo tàng Vasa và Khách sạn Ice nổi tiếng thế giới. Và thủ đô Stockholm cũng là một nới đáng luu ý.

Đăng bởi: Bé Trần Thị

Từ khoá: 5 đất nước sạch nhất thế giới

Tăng Huyết Áp Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị, Chăm Sóc Đúng Cách

Bệnh tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp là hiện tượng áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Mặc dù bạn có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng về lâu dài các biến chứng trầm trọng có thể xuất hiện, bao gồm đau tim và đột quỵ.

Huyết áp bình thường: hầu như thấp hơn 120/80mmHg.

Cao huyết áp (tăng huyết áp): đạt mức 140/90mmHg trở lên trong một thời gian dài.

Tiền cao huyết áp: từ 120/80mmHg đến dưới 140/90mmHg.

Triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp

Hầu hết những người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào mặc dù bệnh đang khá nghiêm trọng. Rất ít người trong số họ có một số triệu chứng thường gặp của tăng huyết áp như đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam.

Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng và thường không xảy ra cho đến khi bệnh đã đạt đến giai đoạn nghiêm trọng hay có thể đe dọa tính mạng.

Các giai đoạn của bệnh cao huyết áp Giai đoạn tiền cao huyết áp

Chỉ số đo huyết áp lớn hơn 120/80mmHg là một dấu hiệu cảnh báo, chỉ số đo huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 120–129mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg có nghĩa bạn đang ở giai đoạn tiền cao huyết áp. Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng sẽ tiến vào giai đoạn cao huyết áp rất nhanh, đồng thời đẩy mạnh tốc độ xảy ra biến chứng suy tim và đột quỵ.

Cao huyết áp: Giai đoạn 1

Bạn sẽ được chẩn đoán đang ở giai đoạn 1 của cao huyết áp khi chỉ số đo huyết áp tâm thu đạt từ 130 – 139mmHg hoặc huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 80 – 89mmHg. Để xác định chính xác bạn có đang ở giai đoạn 1 của cao huyết áp hay không, cần đo nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định và lấy mức trung bình từ các chỉ số đo huyết áp đó.

Cao huyết áp: Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của cao huyết áp cho thấy bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn này, chỉ số đo huyết áp của sẽ từ 140/90mmHg trở lên. Trong trường hợp bạn bước vào giai đoạn 2, bác sĩ sẽ khuyên dùng một hoặc nhiều loại thuốc để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào thuốc mà còn phải tập các thói quen sống lành mạnh để nâng cao tỷ lệ thành công của quá trình điều trị.

Thông thường, ở giai đoạn này sẽ gặp phải những triệu chứng như: tức ngực, khó thở, suy giảm thị giác, đi tiểu ra máu, chóng mặt, đau đầu và các triệu chứng của đột quỵ, chẳng hạn như tê liệt hoặc mất kiểm soát cơ mặt và tứ chi.

Nguyên nhân tăng huyết áp là gì?

Có hai loại cao huyết áp với các nguyên nhân khác nhau:

Cao huyết áp vô căn: không có nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp này, tăng huyết áp thường là do di truyền và xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Cao huyết áp thứ cấp: là hệ quả của một số bệnh như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chữa cảm, cocaine hoặc tiêu thụ rượu quá mức nhất định.

Phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày.

Thường xuyên tập thể dục.

Ngưng hút thuốc, giảm rượu bia.

Giữ cơ thể cân đối.

Đăng bởi: Trần Hoài

Từ khoá: Tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị, chăm sóc đúng cách

Vùng Đất Bí Mật Trong Lòng Nước Mỹ

Thế giới bị quên lãng

Khu vực rừng Allegheny, trải dọc miền tây bắc bang Pennsylvania và miền tây nam bang New York, là một trong những vùng đất bị “bỏ quên” nhiều nhất ở miền Đông nước Mỹ.

Ảnh: Zack Frank

Thiên đường cho người đi bộ đường dài

Allegheny chính là thiên đường cho những người thích bộ đường dài hoặc muốn khám phá hàng trăm con đường giao nhau và vô số địa hình khác, trong đó có cả những vách đá cao chót vót và cánh rừng già. Trong số đó, nổi bật nhất là con đường mòn mang tên North Country National Scenic Trail với khoảng 150 km đi qua Allegheny. Nó bắt đầu từ bang New York và trải dài 7.400 km, đi qua 7 bang trước khi kết thúc tại bang North Dakota.

Ảnh: Zack Frank

 Khu rừng lửa

Rừng Quốc gia Allegheny, nằm lọt thỏm bên trong bang Pennsylvania, sở hữu gần 1 nửa diện tích 40.000 ha rừng của khu vực. Vào mùa thu, toàn bộ cánh rừng ánh lên những sắc đỏ, cam, vàng, thách thức bất kỳ cảnh đẹp mùa thu nào khác tại Mỹ. Đây là một sự tương phản sắc nét khi so với những địa điểm nổi tiếng hơn như vùng New England, nơi những chiếc lá đổi màu gần như luôn được nhìn thấy gần những trang trại hoặc con đường.

Ảnh: Zack Frank

Quá khứ đen tối của hồ Kinzua

Hồ Kinzua được tạo ra năm 1965 khi đập Kinzua được xây dựng trên sông Allegheny. Ngày nay, hồ Kinzua trở thành nơi dạo chơi, chèo thuyền cho các du khách mà hiếm ai biết về quá khứ phức tạp của nó. Trước khi trở thành hồ nước, khu vực này từng thuộc sở hữu của một bộ lạc bản địa tên Seneca Nation. Hàng trăm gia đình của bộ lạc này đã bị buộc phải chuyển nơi ở sau khi thung lung bị ngập lụt.

Trong mùa khô hạn, dấu tích của cư dân bộ lạc Seneca Nation vẫn có thể được nhìn thấy ở phía đáy hồ. Dù vẫn gây tranh cãi nhưng hồ này thật sự có vẻ đẹp khó tả.

Ảnh: Zack Frank

Thác nước hai mặt

Ảnh: Zack Frank

Khu vực Rừng Allegheny ẩn chứa rất nhiều thác nước, phần lớn trong số đó nằm sâu trong Rừng Quốc gia Allegheny. Thác Hector, nằm gần Ludlow, bang Pennsylvania, là một trong những thác nước kỳ lạ nhất của Mỹ với hai dòng nước đổ xuống từ hai phía. Một mặt đá hình chữ nhật nhô ra từ các bức tường đá xung quanh, tách đôi dòng nước trước khi chảy vào một con lạch nhỏ.

Quê hương của một anh hùng

Một trong những con đường đẹp nhất miền Đông nước Mỹ chính là Route 62, ôm gọn hơn 96 km của dòng sông Allegheny và nằm giữa 2 thị trấn Warren và Franklin của Pennsylvania. Trục đường này sở hữu phong cảnh đẹp khó cưỡng như các vách đá, ghềnh, thung lũng sông và một số thị trấn xinh đẹp.

Con đường này đi qua thị trấn Tionesta, nơi người anh hùng địa phương Howard Zahniser lớn lên. Ông Zahniser là tác giả chính của Đạo luật Hoang dã 1964, giúp bảo tồn hàng triệu héc-ta đất trên toàn nước Mỹ. Hài hước thay, mặc dù Allegheny là nơi khai sinh cho ý tưởng bảo tồn sự hoang dã, hiện tại khu vực này gần như không hề được bảo vệ như một vùng đất hoang dã.

Ảnh: Zack Frank

Những hòn đá độc đáo

Ảnh: Zack Frank

Đăng bởi: Trường Vũ Văn

Từ khoá: Vùng đất bí mật trong lòng nước Mỹ

Cập nhật thông tin chi tiết về Đất Nước Brazil – Nơi Đúng Giờ Bị Coi Là Điều Khiếm Nhã trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!