Xu Hướng 9/2023 # Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? # Top 18 Xem Nhiều | Nhld.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

2023-11-24 11:01:00

I. Nguyên nhân nước mũi màu vàng 

Có thể bạn chưa biết, mỗi ngày cơ thể chúng ta sản sinh ra khoảng 1,5 lít dịch nhầy phân bố tại nhiều cơ quan nhằm hỗ trợ cho mọi hoạt động trong cơ thể. Trong đó một lượng nhỏ được đưa đến các khoang mũi và xoang. 

Tác dụng của dịch nhầy ở mũi

Ngoài lông mũi giúp cản trở tác nhân có hại xâm nhập, thì dịch tiết ở mũi cũng được cơ thể tạo ra để bảo vệ, giữ chân tác nhân gây hại, ngăn chặn không cho chúng xâm nhập vào cơ thể. Thành phần trong dịch nhầy bao gồm nước, muối, protein và một số kháng thể đặc hiệu. Thông thường khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, dịch nhầy thường có màu trắng trong hoặc trắng đục, kết cấu đặc. 

Trong quá trình giữ chân và ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong, tức là lúc này dịch nhầy ở mũi đã “bẫy” được rất nhiều bụi bẩn, tác nhân gây hại… nhiều trường hợp sẽ khô lại và và chuyển sang màu khác thường. Hiện tượng này là “gỉ mũi” mà bạn hay thấy với màu sắc như màu nâu hoặc đen, xám… 

Ngoài tác dụng cản trở vi khuẩn xâm nhập thì dịch nhầy còn giúp giữ ấm, làm ấm không khí trước khi đưa đến hệ hô hấp. Cơ chế này giúp hệ hô hấp được bảo vệ, hạn chế viêm nhiễm hay tổn thương do chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài. 

Nguyên nhân dịch mũi màu vàng

Nước mũi màu vàng cũng là một trong điểm khác thường của cơ thể khi có virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Tế bào bạch cầu nhận thông tin và đến nơi để tiêu diệt yếu tố gây bệnh. Trong quá trình phản ứng chống lại virus, vi khuẩn, các bạch cầu này bị chết cùng với yếu tố gây bệnh khiến dịch mũi chuyển thành màu vàng.

Nước mũi màu vàng là dấu hiệu phản ứng của cơ thể chống lại virus hoặc nhiễm trùng hô hấp

Sau khi hệ thống miễn dịch phát động cơ chế tấn công vi khuẩn gây bệnh, cơ quan hô hấp của cơ thể bắt đầu quá trình thải lọc. Dịch tiết màu vàng chứa tác nhân gây bệnh và xác bạch cầu được đào thải ra ngoài, gọi là hiện tượng chảy nước mũi. 

Tuy nhiên người bệnh cũng không cần quá lo lắng vì đây là phản ứng rất bình thường của hệ miễn dịch. Chỉ khi nào xì mũi ra dịch vàng đặc hoặc nước mũi màu vàng đặc quánh lại, nước mũi màu vàng có mùi hôi thối khó chịu thì có thể hệ hô hấp đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn nên đi khám để được tư vấn từ bác sĩ.

II. Nước mũi màu vàng – Dấu hiệu của bệnh lý gì?

Sốt dài trong 3 đến 4 ngày.

Đau mỏi sau gáy.

Nhức đầu, đau đầu dữ dội, cơn đau buốt hơn khi cúi xuống. 

Mũi bị sưng tấy, hoặc đỏ quanh mắt, đau tập trung quanh vùng mắt. 

Thường nhạy cảm với ánh sáng, tâm tính thay đổi dễ nóng giận kèm theo nôn mửa.

Nếu có biểu hiện kèm theo những triệu chứng bên trên nữa, người bệnh có thể suy ra bị mắc một trong những bệnh lý sau:

Mũi bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm: Dịch mũi vàng đặc kèm theo tanh hôi. 

Dị vật nằm trong mũi, ung thư mũi xoang, viêm xoang do răng…: Dịch mũi lúc này chỉ chảy 1 bên và có mùi hôi thối khó chịu. Người bệnh nên đi kiểm tra sớm để kịp thời điều trị. 

Bệnh lý ác tính: Biểu hiện bằng dịch mũi dính cả máu, đôi khi xì mũi ra hẳn một mảng hoạt tử hôi tanh.

Nước mũi màu vàng – Dấu hiệu của bệnh lý gì?

III. Phải làm gì khi nước mũi màu vàng?

Uống nhiều nước, bổ sung được nước trái cây thì càng tốt bởi chứa nhiều vitamin cùng khoáng chất tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Xông hơi cho mũi bằng nước nóng. 

Có thể xịt rửa mũi bằng nước muối giúp sạch khuẩn. 

Dành thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể, đặc biệt là chăm sóc giấc ngủ. 

Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, hương liệu hay khói thuốc lá.

Bên cạnh đó, nếu triệu chứng không thuyên giảm bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế. Với những người bị viêm xoang hoặc tiền sử viêm xoang, khả năng bệnh tái phát kéo theo dịch mũi màu vàng là rất cao. Lúc này người bệnh cần xử lý tốt bệnh lý viêm xoang vì đây mới chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy nước mũi màu vàng. Khi bệnh được kiểm soát, tình trạng chảy nước mũi cũng được xử lý triệt để. 

 

DS. Thao

Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại

Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí vòng sợi, gây chèn ép vào ống sống và các rễ dây thần kinh. Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau cột sống. Đĩa đệm cột sống thắt lưng và đĩa đệm cổ là 2 vị trí dễ bị thoát vị do chịu nhiều ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Thoát vị đĩa đệm chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đĩa đệm biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Giai đoạn này bệnh chưa rõ ràng nên người bệnh chỉ thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không không ai phát hiện mình bị bệnh.

Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, vòng bao xơ sẽ bị rách một phần, nhân nhầy có dấu hiệu thoát ra chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to. Tuy nhiên, những cơn đau chưa rõ ràng.

Giai đoạn 3: Vòng bao xơ bị rách hoàn toàn, nhân nhầy lồi ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh. Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau khó chịu hơn.

Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này, bệnh nặng hơn, phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu kéo dài. Một số trường hợp còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất khả năng vận động bình thường.

Vận động, di chuyển và ngồi sai tư thế: Việc mang vác vật nặng, tập thể dục hoặc ngồi sai tư thế sẽ gây chấn thương cột sống và thoát vị đĩa đệm.

Chấn thương: Các chấn thương gây ra do té ngã, chơi thể thao hay tai nạn giao thông có thể làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm gây thoái hóa.

Thoái hóa tự nhiên: Người cao tuổi (độ tuổi từ 35 – 50) cột sống yếu dần, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, khả năng đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm dần, khiến người cao tuổi thường dễ mắc phải chứng bệnh này.

Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Giám đốc Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Cảm giác đau sẽ xuất hiện khi nhân nhầy thoát ra ngoài khiến dây thần kinh bị chèn ép.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội hoặc âm ỉ, buốt từng cơn.

Khó ưỡn lưng hay cúi thấp, khó khăn khi cử động.

Đau thắt lưng và thần kinh tọa, cảm giác đau lan theo hình vòng cung ra trước ngực và dọc theo khoang liên sườn.

Cảm giác tê hoặc yếu 2 chi, mu bàn chân và mông. Ngón chân cái khó cử động.

Khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đi đại tiện, cơn đau sẽ tăng lên. Người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên để giảm cảm giác đau nhức.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Đau cứng vùng cổ và vai gáy, lan đến 2 bả vai.

Nhức mỏi vùng gáy, đau tê ngón tay cái và cổ tay.

Cảm giác đau tăng lên khi xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nặng hoặc lái xe.

Một số trường người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, nhức đầu hoặc chóng mặt.

Cử động cánh tay kém linh hoạt do bị mất lực, cơ bắp tay suy yếu dẫn đến khó cầm nắm đồ vật.

Đau âm ỉ hoặc ngắt quãng vùng lưng. Cổ đau khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hoặc khi hắt hơi, ho.

Biến chứng nguy hiểm khi thoái hóa đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời, thoái hóa đĩa đệm còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:

Mất khả năng lao động, khó khăn khi vận động tay chân.

Dây thần kinh cánh tay bị tổn thương, tay chân thường xuyên bị tê.

Gây rối loạn cảm giác, mất cảm giác nóng, lạnh.

Không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày có thể bị teo cơ chân, tổn thương thần kinh tọa.

Rối loạn chức năng bàng quang và ruột, tiểu tiện và đại tiện mất tự chủ.

Bị bại liệt, tàn phế.

Thoát vị đĩa đệm thường gặp phải ở một số đối tượng như sau:

Người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, mang vác đồ nặng.

Người mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như gai cột sống, trượt cột sống, cong vẹo cột sống.

Người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ngồi học và làm việc sai tư thế, kê gối quá cao khi ngủ.

Diễn viên múa, vận động viên thể thao,…những người làm công việc yêu cầu phải thay đổi tư thế liên tục.

Nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế,…do tính chất công việc phải ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu.

Người cao tuổi, đĩa đệm dần thoái hóa theo thời gian.

Người mắc bệnh đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,...đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.

Để chữa trị thoát vị đĩa đệm, bạn có thể ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu mà không cần thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên thời gian hồi phục còn tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hay nhẹ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiên trì chữa trị trong một khoảng thời gian dài nếu muốn có kết quả tích cực.

Thực hành các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm: Luyện tập các bài tập trị liệu phù hợp sẽ tốt cho người mắc thoát vị đĩa đệm, tăng sự dẻo dai cho xương khớp và quá trình hồi phục sẽ nhanh hơn.

Tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe đúng cách là những bộ môn mà người mắc thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo. Người bệnh không nên tập những môn như: Gym, chơi golf, cầu lông, tennis, bóng đá, bóng rổ,… Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế vận động mạnh và tránh ngồi xổm.

Điều trị bằng thuốc Tân dược (thuốc Tây): Dựa theo mức độ tổn thương của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây phù hợp như ibuprofen hoặc naproxen. Việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị được tận gốc căn bệnh. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống: Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu để giảm đau bằng cách tiêm thuốc vào vùng khoang ngoài màng cứng, nơi chứa các rễ thần kinh tủy sống. Lưu ý rằng phương pháp này chỉ giúp loại bỏ các protein gây sưng, không chữa khỏi tình trạng thoát vị.

Sử dụng thuốc Đông y: Các bài thuốc đông Y có đặc điểm an toàn và lành tính, nhưng không phải ai cũng phù hợp với chúng. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà nên nghe theo sự chỉ định của bác sĩ, bởi việc tự sử dụng sẽ rất nguy hiểm, gây những tác hại khó lường.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm: Người bị thoát vị đĩa đệm thông thường sẽ không cần phẫu thuật, chỉ cần thực hiện vật lý trị liệu và nghỉ ngơi đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ cải thiện sau khoảng 4 đến 6 tuần. Việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ tùy thuộc vào tính chất và mức độ của tổn thương của người bệnh.

Châm cứu giảm đau: Đây là phương pháp bắt nguồn từ Y học Trung Hoa, giúp người mắc thoát vị đĩa đệm giảm đau và phục hồi chức năng xương khớp bằng kỹ thuật sử dụng một cây kim mỏng đi xuyên qua da và tác động đến các huyệt đạo.

Dưới góc độ khoa học, châm cứu giúp kích thích cơ thể sản sinh endorphin – một loại hormone giúp giảm đau. Cũng cần lưu ý rằng, phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, không thể điều trị tận gốc thoát vị đĩa đệm.

Trị liệu thần kinh cột sống: Đây là phương pháp tối ưu giúp chữa trị tận gốc thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có khả năng điều trị tận gốc thoát vị đĩa đệm vì các bác sĩ sẽ chỉnh sửa những phần đĩa đệm và các khớp bị sai lệch, giải quyết tình trạng dây thần kinh bị chèn ép gây đau đớn.

Vật lý trị liệu: Có khả năng giúp người bệnh cải thiện đau nhức. Vật lý trị liệu sẽ hiệu quả hơn khi người bệnh tập luyện với các trang thiết bị hiện đại và chuyên dụng. Phương pháp này cần sự kiên trì tập luyện của người bệnh.

Hạn chế nằm nhiều: Người mắc thoát vị đĩa đệm nằm nhiều sẽ khiến các cơ khớp có nguy cơ bị co cứng và giảm sự linh hoạt. Do đó, người bệnh nên thực hiện các động tác thể dục hoặc đi lại nhẹ nhàng giúp phục hồi bệnh nhanh hơn.

Sử dụng loại đệm phù hợp: Đệm làm bằng cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo có độ cứng và độ dày phù hợp sẽ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Advertisement

Không ngồi xổm: Việc ngồi xổm sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và khó chữa khỏi. Bởi lẽ, tư thế này khiến phần cột sống và đĩa đệm bị chèn ép gây đau lưng và thoát vị đĩa đệm.

Nằm đúng tư thế: Tư thế nằm có ảnh hưởng đến cột sống và cả chất lượng giấc ngủ. Khi giấc ngủ được đảm bảo, sức khỏe tổng thể được duy trì tốt hơn. Người bị thoát vị đĩa đệm nên nằm nghiêng và co gối, nằm sấp và kê gối dưới bụng, nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân hoặc nằm ngửa và kê gối dưới chân.

Không nên chơi các môn thể thao có động tác vặn người: Chơi golf, đánh cầu lông, tennis,.. sẽ khiến đĩa đệm nhanh chóng bị thoát vị hơn, gây áp lực lên sụn và đĩa đệm, làm giãn dây chằng ở lưng gây đau đớn dữ dội.

Chú ý tư thế sinh hoạt: Người bệnh cần thay đổi tư thế thường xuyên, đứng và đi lại đúng cách. Khi đang nằm và muốn đứng lên, người bệnh nên di chuyển từ từ, không nên ngồi dậy đột ngột vì điều này có thể gây tổn thương cơ lưng.

Ngồi đúng tư tế: Sau khoảng 1 – 2 giờ, bạn nên đứng dậy đi lại và thực hiện một vài vài động tác nhẹ nhàng, tránh ngồi một chỗ quá lâu.

Chế độ ăn khoa học: Bạn nên bổ sung những dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, glucosamine và chondroitin

Không hút thuốc, hạn chế rượu, bia và chất kích thích.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.

Tập thể dục: Yoga, thái cực quyền, bơi lội, đi bộ… là một số phương pháp hiệu quả giúp tăng cường sự dẻo dai cho khớp và sớm phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.

Nguồn: Phòng khám ACC – Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống

Mua trái cây tươi ngon tại chúng tôi bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể:

Bệnh Sán Chó: Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bệnh sán chó là gì?

Sán chó (hay còn gọi là giun đũa chó) có tên khoa học là Toxocara. Đây là một loại sán khá nguy hiểm, thường xuất hiện trong ruột non của chó con dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là những loài chó sống ở vùng nhiệt đới.

Sán chó còn có thể phát triển cả ở phổi, ruột non và các cơ quan nội tạng khác của chó con. Ngoài ra, khi chó mẹ mang thai, sán cũng theo lá nhau và lây nhiễm sang cho chó con. Mỗi ngày, sán chó thường sinh sản khoảng 200.000 trứng. Các trứng sán sẽ được đào thải ra bên ngoài qua phân chó và tồn tại đến vài tháng.

Khi trứng sán đi vào cơ thể chó, sau khoảng 5 tháng sẽ phát triển thành nang sán. Mỗi nang sán chứa khoảng 2 triệu đầu sán và khi vỡ ra, các đầu sán sẽ theo đường máu đi khắp cơ thể đến các cơ quan quan trọng như gan, phổi, não…

Bệnh sán chó có lây không? Có lây từ người sang người không?

Đây là vấn đề mà chúng ta rất quan tâm khi nuôi chó trong nhà, liệu rằng chích ngừa dại cho chó thì còn loại bệnh truyền nhiễm nào khác có nguy cơ lây cho chủ nhân của chúng. Câu trả lời chính là có, không những lây cho người lớn mà trẻ em cũng dễ mắc và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Như đã nói ở trên, chó nhà bạn lỡ sai lầm ăn phải thức ăn dính phân của vật chủ trước đó thì chú chó của bạn sẽ bị giun sán chó, nếu đạp phân thì giun sán sẽ ký sinh vào vùng bàn chân, đặc biệt vùng móng của chó.

Một hôm nào đó, chú chó bạn đang nựng hay vui chơi thả ga bên bạn vô tình quào bạn thì đám giun sán trú trong từng móng của chó sẽ đi vào cơ thể qua vết thương, hoặc gián tiếp qua nước bọt khi chúng liếm vào các vết thương trên người bạn và bạn sẽ mắc phải căn bệnh đáng lẽ ra chỉ dành cho loài vật nuôi thân thiện và đáng yêu này.

Sán chó không phải bệnh lây từ người sang người, tuy nhiên các ấu trùng của giun sán thông qua phân chó bám vào rau cải trong vườn bạn, thậm chí trong cả các thực phẩm sống cũng có khả năng lây nhiễm. Nếu không rửa rau hay thực phẩm sống thật sạch, ngâm thuốc tím hay nước muối 5 – 10 phút hay luộc qua nước sôi thì bạn sẽ không sao.

Dấu hiệu nhận biết người bị bệnh sán chó?

Bệnh sán chó thường ẩn và khó nhận biết, tuy nhiên có những triệu chứng lâm sáng dễ biểu hiện bên ngoài như:

– Mệt mỏi, dễ cáu gắt, chán ăn, sụt cân, thở khò khè.

– Viêm phổi, suyễn, khó thở nếu sán di chuyển vào phổi.

– Gây viêm quanh mắt hay các bệnh ở võng mạc nếu sán đi vào vùng mắt.

– Viêm não, đau nhức đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt nếu sán di chuyển lên não.

– Bầm da, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sưng phù một vùng da nếu sán di chuyển dưới da.

– Ngứa, nổi mẩn.

– Đau bụng, đau đầu, khó tiêu.

– Đau nhức, mỏi, tê bì.

– Có thể kèm theo: Gan to, đau bụng mạn tính, viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, rối loạn thị lực, tổn thương mắt, viêm mắt, tổn thương vùng võng mạc.

Bệnh sán chó có nguy hiểm không?

Tuy không phải là bệnh lây từ người sang người nhưng nguy cơ lây nhiễm sán chó rất cao. Không chỉ vậy, trong cơ thể người, ấu trùng sán chó có thể di chuyển đến nhiều cơ quan như gan, phổi, mắt, não để gây bệnh.

Tổn thương mắt: Thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến lác hoặc mù.

Tổn thương cơ quan: hoại tử gan, gan to, lách to, viêm cơ tim, viêm thận.

Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Gây co giật, rối loạn tâm thần, thậm chí tử vong nếu nó di chuyển lên não.

Cách điều trị bệnh sán chó

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi phát hiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán chó, bạn nên đến khám tại các bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán một cách kịp thời, chính xác và từ vấn liệu trình điều trị.

Bên cạnh việc điều trị thuốc chính để diệt giun sán, bạn nên phối hợp với các loại thuốc hỗ trợ triệu chứng để có thể trị căn bệnh này một cách nhanh chóng và triệt để hơn.

Thời gian điều trị bệnh sán chó trung bình từ một đến ba tháng, sử dụng thuốc từ 7 đến 15 ngày mỗi tháng và tái khám sau mỗi đợt.

Advertisement

Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó

Tùy theo mức độ bệnh mà cách điều trị bệnh sán chó ở mỗi người cũng khác nhau.

Đối với trẻ nhỏ

Tuyệt đối cấm các em nghịch đất, ăn đất, mút tay, ngậm hay liếm đồ chơi, cách xa các em với chó.

Nếu có lỡ nghịch giỡn với chó thì bạn nhớ quan sát không cho trẻ đưa tay vô miệng và lập tức mang trẻ đi rửa tay sạch với cồn hay xà phòng sát khuẩn. Luôn dạy bảo trẻ phải ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn.

Đối với người lớn

– Rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc đất, chơi với chó cưng.

– Rửa rau hay trái cây thật kỹ và không thịt sống, món tái như sushi, phở tái…

– Tốt nhất tránh tiếp xúc trực tiếp với chó hay mèo, xổ giun định kỳ cho chó mèo và cà bạn thân. Nuôi chó không nên thả rông để giảm bớt lây nhiễm từ ngoài môi trường

5 Dấu Hiệu Ung Thư Thanh Quản Thường Thấy Giúp Bạn Nhận Biết Bệnh Sớm

Ung thư thanh quản là ung thư của thanh quản – một phần của cổ họng. Ung thư xảy ra khi các tế bào phát triển không kiểm soát, xâm nhập và gây hại cho cơ thể. Ung thư thanh quản có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm, 70% ung thư nội thanh quản có triển vọng chữa khỏi nếu chưa xâm lấn ra ngoài thanh quản và chưa có hạch[1].

Khàn tiếng là triệu chứng thường gặp trong ung thư dây thanh. Nhưng cũng là triệu chứng thường gặp trong các bệnh viêm đường hô hấp khác

Đối với các loại ung thư ở tầng trên thanh môn, bờ dưới thanh môn và bờ thanh quản, khó thở sẽ là triệu chứng xuất hiện trước so với khàn tiếng

Giảm cân là một dấu hiệu cảnh báo trong nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư thanh quản. Tuy nhiên dấu hiệu này khá mơ hồ và không đặc hiệu. Bạn nên kết hợp thêm các dấu hiệu khác để chắc chắn suy đoán của mình hơn.

Sụt cân là dấu hiệu cảnh báo trong nhiều loại ung thư. Bạn có thể sụt cân nhanh chóng trong một thời gian ngắn dù không giảm ăn

Các triệu chứng khác bao gồm:

Nuốt nghẹn, cảm giác có một khối u trong cổ họng.

Hơi thở có mùi hôi.

Ù tai, nghe kém hoặc đau tai.

Ho kéo dài hoặc ho ra máu.

Nói khó, phát âm không rõ.

Một khối u trong thanh quản có thể khiến bạn cảm thấy nuốt đau, khàn giọng hay khó thở

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu có một trong các dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám cẩn thận:

Khàn giọng hơn 3 tuần.

Sụt từ 4 – 5 kg trong một thời gian ngắn và bạn không ăn kiêng.

Ho kéo dài trên 3 tuần, khò khè, khó thở.

Đau họng hoặc khó nuốt.

Có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác đối với bạn kéo dài trong một khoảng thời gian.

Các dấu hiệu trên chỉ là những dấu hiệu gợi ý, không phải chắc chắn bạn đã mắc ung thư. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám cẩn thận và chẩn đoán chính xác.

Một số hình ảnh nội soi thanh quản tìm khối u

Chẩn đoán bệnh ung thư thanh quản

Nội soi toàn thể bao gồm soi thanh quản trực tiếp, soi thực quản, soi khí phế quản, soi vòm và họng miệng. Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi nhỏ, đưa vào mũi hoặc miệng, đi xuống cổ họng của bạn để soi tìm các khối u và tổn thương.

Sinh thiết: trong lúc nội soi, bác sĩ có thể sử dụng kềm bấm để bấm một mẫu tế bào nhỏ từ thanh quản của bạn để kiểm tra các dấu hiệu của ung thư. Nếu bạn có một khối u ở cổ, có thể dùng kim và ống tiêm để lấy mẫu mô ra. Đây được gọi là chọc hút bằng kim nhỏ.

Chụp cắt lớp hình ảnh: Chụp CT hoặc MRI cung cấp hình ảnh chi tiết của cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang phổi để xem liệu ung thư đã di căn đến phổi hay chưa.

Chụp PET: Trong quá trình chụp PET, bác sĩ sẽ tiêm một liều nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch của bạn. Chất làm nổi bật các khu vực bất thường.

Advertisement

Sinh thiết khối u làm giải phẫu bệnh là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác

Các bệnh viện điều trị ung thư thanh quản uy tín

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Ung bướu chúng tôi Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Bệnh viện FV,…

Tại Hà Nội: Khoa Ung bướu – Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương, Bệnh viện K, Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai,…

Ung thư vòm mũi họng

Ung thư vòm hầu

Ung thư thanh quản

Nguồn: NHS; Cleveland Clinic; Cancer Research UK

Nguồn tham khảo

Head and neck cancers statistics

Karen Là Gì? Dấu Hiệu Để Nhận Biết Đó Là Một Karen

“Karen” được xem là một biệt danh để mỉa mai những người phụ nữ trung niên có tính bảo thủ, có thái độ bề trên, hay bắt nạt, uy hiếp bồi bàn, lễ tân, thu ngân một cách quá đáng. Câu của miệng của những người phụ nữ karen “Cho chị gặp cấp trên của em”.

Karen là gì?

Thuật ngữ “karen” được sử dụng rất nhiều cả trên mạng xã hội và trong đời sống, thuận ngữ này thường ám chỉ những người phụ nữ có “thái độ bề trên, mẹ của thiên hạ”, họ thường không xem trọng những người nhân viên, người lao động họ hành xử một cách rất xấu xí khiến cho ai nhìn vào cũng cảm thấy khó chịu.

Những người Mỹ trắng trước đây đã đặt tên “karen” nhiều và phổ biến đến nỗi nhàm chán, “karen” là một cái tên cực kỳ phổ biến vào những năm 1950 – 1970, nhưng sau đó đã thoái trào. Hiện tại, có rất nhiều người ở độ tuổi trung niên có tên là “karen”.

Đây thực chất là một cái tên vô tôi, nhưng theo tờ Vox cho rằng, một nhóm người da trắng bất nhã, có thái độ bề trên đã khiến cho cái tên này khơi gợi ra những mâu thuẫn về chủng tộc, từ đó “karen” trở nên xấu xí trong mắt mọi người.

“Karen” trở thành meme phổ biến ở Mỹ, nó cũng tương tự như từ “gấu” để gọi người yêu tại Việt Nam. Phổ biến đến nỗi ai cũng có thể nhận ra được.

Nếu như từ “Gấu” của Việt Nam được nổi lên từ Voz, thì từ “karen” của người Mỹ lại nổi lên từ Reddit. Khi đó một người đàn ông đã than thở vợ của mình trên Reddit.

Ông ta nói rằng: Bà vợ của ông ấy là một người có tính tình rất ghê gớm, bà ấy thường rất hay đòi hỏi quá quắt, rất khinh người, đặc biệt đối với những người tầng lớp lao động. Bà ta vô cùng bảo thủ, bà ấy không tin vào khoa học và đã phản đối tiêm Vacxin cho con cái.

Sau khi bài đăng được chia sẻ đã có rất nhiều người bàn luận và phê phán, từ đó “karen” trở nên nổi tiếng và nó được mọi người sử dụng để nói về những người phụ nữ trung niên có tính cách bảo thủ, cứng nhắc, khinh bỉ, coi thường người khác nhất là đối với tầng lớp lao động, nhân viên.

Karen là gì? Vì sao Karen lại trở nên phổ biến đến vậy?

Tuy nhiên, cũng có nhiều người lại nêu ra quan điểm trái chiều, vì có rất nhiều người phụ nữ có tên thật là “karen”, điều này có thể sẽ khiến cho những người phụ nữ đó bị tổn thương, thậm chí là những người xung quanh dựa vào đó sẽ châm chọc, mỉa mai họ.

Karen là một tiếng lóng của người Mỹ để nói về những người phụ nữ trung niên thượng đẳng, vì thế bạn cần sử dụng từ “karen” đúng ngữ cảnh để không ảnh hưởng đến người khác. Bạn có thể tham khảo một số ví dụ sau:

– My wife won’t let the kids get vaccinated – Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Vợ tôi không cho bọn trẻ đi tiêm phòng”

– I’m sorry but she sounds like a Karen to me – Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Tôi xin lỗi nhưng cô ấy nghe giống như một Karen đối với tôi”.

– I met a Karen at work today. She kept asking for Pepsi while we only serve Coke – Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Tôi đã gặp một Karen tại nơi làm việc ngày hôm nay. Cô ấy cứ đòi Pepsi trong khi chúng tôi chỉ phục vụ Coke”.

Nếu như bạn đã nắm rõ “karen là gì” thì bạn cần quan tâm đến lúc nào không nên sử dụng từ karen để không bị đánh giá và bị hiểu lầm.

“Karen” là một tiếng lóng để phê phán, mỉa mai những người phụ nữ trung tuổi có tính cách khó ưa, ngang ngược, uy hiếp người khác. Do đó, bạn cần chú ý không nên sử dụng từ “karen” trước mặt của họ, vì họ là những người rất ngang ngược, bảo thủ và khinh người, có thể họ sẽ nói những lời khó nghe với bạn.

Vì “karen” là một tiếng lóng dùng để mỉa mai nên bạn không nên lạm dụng, sử dụng từ này bừa bãi, điều này có thể sẽ khiến cho những người phụ nữ đó bị tổn thương…

Lời kết

Cha Mẹ Độc Hại (Toxic Parents) Là Gì ⚡️ Dấu Hiệu Nhận Biết

Cha mẹ vốn dĩ luôn là những người mà yêu thương con cái nhất và cũng chính là điểm tựa vững chắc để con có thể dựa vào mỗi khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên trên thực tế, thì không phải bậc làm cha làm mẹ nào cũng luôn biết cách yêu thương, và chăm sóc cũng như giáo dục con cái. Cha mẹ độc hại (Toxic Parents) có thể được hiểu nôm na là các bậc cha mẹ có những hành vi và lời nói tiêu cực đã làm tổn thương đến tinh thần, thể chất của con cái.

Hiện nay, đã có hàng triệu đứa trẻ đang phải chung sống cùng với những bậc cha mẹ độc hại. Những tổn thương về thể chất và tinh thần do bố mẹ gây ra lại có thể để lại nhiều vết thương sâu trong tâm hồn. Ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển nhân cách và cuộc sống cũng như tương lai của trẻ. Thậm chí khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ “vô tình” trở thành cha mẹ độc hại bởi vì bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ, lời nói và cả hành vi của bố mẹ mình.

Văn hóa của người Á Đông nói chung và đặc biệt người Việt Nam nói riêng luôn đề cao “chữ hiếu”. Nhưng trong nhiều trường hợp, quan niệm này lại dung dưỡng cho chính những lời nói, và cả những hành vi tiêu cực. Bố mẹ có quyền kiểm soát tất cả mọi thứ trong cuộc sống của con và con cái luôn phải có bổn phận vâng lời bố mẹ.

Các bậc cha mẹ đôi khi cũng có những hành vi không đúng mực và còn thậm chí là vô lý. Tuy nhiên, con cái bắt buộc luôn phải nghe theo và cấm kỵ việc bày tỏ quan điểm trái ngược của mình. Hành vi không đồng thuận với lời nói, cũng như quan điểm của bố mẹ thì đều bị cho là hỗn láo và bất hiếu. Chính sự áp đặt này của các bố mẹ khiến con cái mệt mỏi và ngột ngạt trong chính gia đình của mình. Nhưng có một sự thật đáng buồn là con cái không thể rời bỏ bố mẹ dù bố mẹ có cay nghiệt như thế nào.

Cha mẹ độc hại luôn thì có những lời nói, cũng như những hành vi gây tổn thương sâu sắc đến thể chất và tinh thần của con cái. Những hành vi này thường bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ và những người xung quanh luôn luôn cho rằng, những hành vi đó là bố mẹ đều xuất phát từ việc yêu thương con cái của mình.

Vốn dĩ cha mẹ thì luôn là người yêu thương con cái của mình vô điều kiện và làm tất cả vì con. Tuy nhiên, không phải ai khi làm cha làm mẹ cũng vì con cái. Trên thực tế, nhiều người xem con cái như công cụ để có thể thỏa mãn bản thân và mong chờ được nhận lại nhiều hơn.

Những đặc điểm của cha mẹ độc hại thì rất dễ bị nhầm lẫn với cách thức nuôi dạy con thông thường. Họ thường luôn cố che giấu mục đích thực sự của bản thân bằng những lý tưởng cao cả như muốn tốt cho con, mong muốn con có được tương lai xán lạn,…

Trong mọi hoàn cảnh, thì bố mẹ độc hại vẫn luôn đổ mọi lỗi lầm cho con cái thay vì cùng nhau trò chuyện để nắm rõ sự việc và đánh giá khách quan. Thậm chí, họ còn gieo vào đầu con cái những suy nghĩ méo mó như con quá hư hỏng và vô dụng nên xứng đáng bị đối xử tệ kèm theo (những lời nói chỉ trích, hay quát mắng và có cả hành vi đánh đập). Điều này đã khiến trẻ vừa đau đớn về thể chất vừa cảm thấy tổn thương về mặt tinh thần.

Một điểm chung của những cha mẹ độc hại chính là coi nhẹ cảm xúc, và suy nghĩ của con cái. Họ rất ít khi lắng nghe con cái tâm sự và họ luôn cho rằng đây là điều không cần thiết. Khi con cái có những suy nghĩ trái ngược, bố mẹ sẽ luôn đưa ra những quan điểm méo mó để bảo vệ niềm tin của mình và bắt buộc con cái phải nghe theo.

Bố mẹ độc hại cũng có thể ép buộc con phải học cách kiềm chế cảm xúc theo chiều hướng tiêu cực như không cho trẻ khóc lóc, buồn bã, hay lo lắng,… vì họ luôn cho rằng đây chính là biểu hiện của kẻ thất bại. Tuy nhiên, chính việc ép buộc này đã làm cho trẻ kìm nén cảm xúc và có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý và ảnh hưởng đến tính cách của trẻ trong tương lai.

Đặc điểm dễ nhận biết của các kiểu cha mẹ độc hại chính là luôn đề cao ý nguyện, mong muốn của bản thân và hoàn toàn không hề quan tâm con cái muốn gì hay nghĩ gì. Tất cả mọi quyết định trong cuộc sống của con đều phải thông qua ý kiến của bố mẹ. Khi con cái có những ý kiến ngược lại, thì bố mẹ sẽ dùng quyền lực, hoặc tiền bạc để ép con phải nghe theo ý của mình.

Các bậc cha mẹ độc hại thường muốn con cái hoàn thành ước mơ còn dang dở của mình. Điều này cho thấy rõ sự ích kỷ và độc hại của bố mẹ. Nếu may mắn, con cái có thể yêu thích và theo đuổi ước mơ như bố mẹ đã mong muốn. Trong trường hợp ngược lại, thì các bậc làm cha làm mẹ sẽ ép buộc con thực hiện bằng được ước mơ đang còn dang dở của bản thân.

Bố mẹ có thể xoa dịu tâm lý của con trẻ bằng những câu nói như bố mẹ biết thế mạnh của con là gì, và hướng đi nào sẽ giúp con tỏa sáng,… Khi con trẻ chấp nhận theo đuổi ước mơ, thì bố mẹ có thật sự quan tâm đặc biệt điều này khiến trẻ nhầm lẫn rằng bố mẹ thực sự đang yêu thương mình.

Dạy dỗ con thì cần có sự nghiêm khắc để trẻ biết nên làm gì và không nên làm gì. Tuy nhiên, bố mẹ độc hại lại quá hà khắc trong cách giáo dục con cái. Họ rất ít khi quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của con trẻ.

Khi con không đạt được kết quả cao, bố mẹ độc hại thường phản ứng bằng cách chì chiết, đay nghiến, hay quát tháo và thậm chí là cả đánh đập. Những bậc cha mẹ độc hại lại hiếm khi khen ngợi và khích lệ khi trẻ ngoan ngoãn và đạt được thành tích cao trong học tập.

Bố mẹ độc hại thường luôn cho rằng bản thân mình có quyền kiểm soát tất cả cuộc sống của con. Bởi vậy, họ thường không tôn trọng quyền riêng tư của con cái. Thậm chí họ còn có những hành vi xâm phạm nghiêm trọng như đọc nhật ký của con, vào máy tính để đọc mail, hay tin nhắn,…

Bố mẹ độc hại thường không ngần ngại cho con trẻ biết bản thân đã thực hiện những hành vi này. Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện không vừa ý mình, bố mẹ sẽ lập tức trách phạt và tiếp tục có những lời nói, và hành vi gây tổn thương trẻ nghiêm trọng.

Trong những lúc nóng giận, bố mẹ có thể thốt ra những lời nói và hành vi gây tổn thương trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ lành mạnh sẽ biết cách điều chỉnh và bù đắp cho con, tạo dựng cho con đến môi trường sống lành mạnh. Và ngược lại, cha mẹ độc hại sẽ lặp đi lặp lại những hành vi, kèm lời nói không hay vì không hề quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của con cái mà chỉ muốn thỏa mãn bản thân.

Cha mẹ độc hại thì sẽ luôn có những hành vi, cùng với những lời nói tiêu cực khiến thể chất và tinh thần của con bị tổn thương nặng nề. Dựa vào các đặc điểm, thì chuyên gia tâm lý chia thành 6 kiểu cha mẹ độc hại bao gồm:

Bố mẹ chưa trọn vẹn chỉ về các bậc làm cha làm mẹ không đáp ứng được nhu cầu của trẻ mà luôn mong chờ đến lúc trẻ lớn lên sẽ đáp ứng được những yêu cầu của bản thân chẳng hạn như tiền bạc, tình yêu thương, danh dự, hay sự chăm sóc,… Kiểu cha mẹ này thường không hoàn thành tốt trách nhiệm của bản thân và đứa trẻ lại vô tình trở thành cha mẹ của chính bố mẹ mình.

Khi nuôi dạy con trẻ, cha mẹ có thể đánh mắng khi trẻ mắc phải lỗi lầm. Tuy nhiên, cần phải phân biệt được hành vi đánh con với các hành vi bạo lực thể xác. Kiểu cha mẹ bạo hành thể xác luôn luôn dùng bạo lực trong mọi trường hợp như khi con cãi lời, phạm lỗi, và cả khi con không đạt kết quả cao trong học tập,…

Các hành vi bạo lực từ kiểu bố mẹ này đôi khi xuất phát từ những việc họ có cảm xúc tức giận hay do những áp lực trong cuộc sống. Và lúc này, con cái đã trở thành đối tượng để “xả giận”. Chính vì vậy, các chuyên gia tâm lý luôn khuyến khích bố mẹ cần phải học cách kiểm soát bản thân mình để giảm thiểu tối đa những hành vi bạo lực và tạo cho con môi trường sống lành mạnh.

Ngoài những hành vi bạo lực, thì có một kiểu cha mẹ luôn bạo hành tinh thần của con bằng lời nói. Trong mắt con cái, lời nói của bố mẹ luôn là lời nói đáng để tin cậy. Những lời nói cay nghiệt, hay trách móc và chì chiết khiến sẽ khiến trẻ nghĩ rằng bản thân thực sự là người có lỗi, vô dụng và yếu kém.

Khi trẻ phạm lỗi, hoặc không nghe lời hay trẻ bị điểm kém, bố mẹ thường có những câu nói khiến lòng tự trọng của con trẻ bị tổn thương. Ngoài ra, kiểu cha mẹ bạo hành bằng lời nói còn thường xuyên đưa con mình ra để so sánh với những đứa trẻ đồng trang lứa ưu tú hơn.

Nhiều bậc phụ huynh còn tin rằng, những lời nói có phần cay nghiệt của mình sẽ khích lệ giúp trẻ cố gắng để thành công. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng đã khiến cho trẻ bị tổn thương về mặt tinh thần, đánh mất sự tự tin và lạc quan vốn có.

Đây chính là kiểu cha mẹ độc hại gây ra rất nhiều tổn thương cả về mặt tinh thần và thể xác cho con cái. Bố mẹ nghiện rượu khiến bầu không khí gia đình luôn ở trong trạng thái tiêu cực. Mọi sự chú ý sẽ luôn đổ dồn vào những bậc phụ huynh này.

Nếu cha mẹ nghiện rượu thì sẽ không có đủ sự tỉnh táo để nuôi dạy con cái. Đặc biệt, họ còn thường xuyên có những hành vi và lời nói lệch chuẩn. Khi say, nhiều ông bố bà mẹ còn tìm đến con cái mình để đánh mắng, hay quát nạt nhằm xả giận.

Trong tất cả các kiểu cha mẹ độc hại, thì bố mẹ lạm dụng tình dục đã gây ra trải nghiệm kinh khủng nhất đối với con cái. Khi còn nhỏ, trẻ sẽ không ý thức được những hành vi này. Tuy nhiên khi trẻ đã có nhận thức, trẻ sẽ cảm thấy tổn thương và mơ hồ về chính gia đình của mình. Những đứa trẻ phải sống chung với những kiểu cha mẹ độc hại này rất khó có để thể vượt qua những ám ảnh về tâm lý và nhiều khả năng sẽ gặp phải các vấn đề tâm lý về lâu dài.

Kiểu cha mẹ kiểm soát thường xâm phạm quá mức tới cuộc sống riêng tư của con. Không chỉ khi trẻ còn nhỏ mà cả lúc con đã trưởng thành. Thậm chí đã không ít bậc phụ huynh còn ép buộc con cái phải làm theo đúng di nguyện của mình trước khi qua đời.

Việc phải chung sống và lớn lên cùng với cha mẹ độc hại chính là điều rất tồi tệ nhất. Trong khi đó bố mẹ và con cái luôn có mối liên hệ mật thiết vậy nên không dễ dàng để bạn rời bỏ gia đình. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách nhìn nhận và những hành vi của bản thân để tạo dựng cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc.

Việc để có thể làm hài lòng được những bậc cha mẹ độc hại dường như là không thể. Bạn nên biết rằng, bạn hoàn toàn được quyền đưa ra lựa chọn cho riêng mình và làm những việc giúp bạn được thoải mái.

Nếu sống theo giá trị và mục tiêu của cha mẹ sẽ khiến bạn không cảm thấy hạnh phúc và sẽ mệt mỏi. Nếu bạn đang cố gắng làm hài lòng cha mẹ bạn thì chính bản thân bạn sẽ là người bị giam cầm. Bởi vậy thay vì cố gắng làm hài lòng cha mẹ thì bạn nên tập yêu thương chính bản thân mình nhiều hơn.

Tưởng chừng như đây là điều thật ích kỷ nhưng thật sự bạn sẽ rất mệt mỏi nếu tất cả những việc bạn làm đều phải nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ. Do đó, hãy biết từ chối những điều kiện vô lý từ phía gia đình để giảm bớt áp lực cho bản thân và sống hạnh phúc hơn.

Khi mọi thứ đã bắt đầu trở nên tồi tệ thì bạn nên coi đó chính là tín hiệu để mình rời đi. Rất có thể mọi thứ sẽ nghiêm trọng hơn, nếu cha mẹ sử dụng nhiều rượu bia hơn, tức giận và trở nên cố chấp hơn.

Vì vậy sẽ an toàn hơn nếu bạn tránh xa họ trước khi nhận thấy những dấu hiệu của rắc rối đầu tiên. Bạn sẽ không bắt buộc phải loanh quanh hay ở gần để cha mẹ bạn vui lòng.

Nếu phải đối phó với cha mẹ độc hại sẽ khiến bạn có những căng thẳng, ảnh hưởng rất lớn tới cả sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Do đó, điều cần thiết là bạn cần phải biết cách tự chăm sóc chính bản thân mình.

Hãy bắt đầu với những điều cơ bản nhất như ăn uống đầy đủ lành mạnh, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tập thể dục. Nên kết nối và chia sẻ với những người tích cực và thừa nhận những cảm xúc của bạn. Hãy cố gắng tạo cho mình một lối sống lành mạnh và vui vẻ.

Khi bạn đã có đủ khả năng thì bạn nên rời khỏi bố mẹ của mình và bắt đầu cuộc sống tự lập. Nhiều người có thể cho rằng bạn sống ích kỷ hay thậm chí còn là “bất hiếu”. Nhưng hãy tin rằng bạn hoàn toàn xứng đáng nhận được cuộc sống tốt hơn. Nếu có thể tỏ lòng biết ơn của mình bạn có thể  hỗ trợ tài chính cho cha mẹ hằng tháng.

Cuộc sống thật đôi khi có những điều mà chúng ta  không thể lường trước và cũng không được có quyền lựa chọn cha mẹ. Thật thiếu may mắn nếu bạn đã đang phải sống chung với cha mẹ độc hại. Nhưng hãy biết thay đổi bản thân mình để tìm kiếm và đón nhận cuộc sống tốt đẹp hơn. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ thêm về thế nào là cha mẹ độc hại, các dấu hiệu và cách để vượt qua.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!