Bạn đang xem bài viết Điều Trị Bệnh Ghẻ: Dễ Hay Khó? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh ghẻ là bệnh như thế nào?Bệnh ghẻ là một bệnh da rất phổ biến ở Việt Nam. Nhất là ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh kém.
Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Hoặc gián tiếp qua đồ vật mà người mắc bệnh tiếp xúc. Sau đó Cái ghẻ sẽ xâm nhập vào da và gây bệnh.
Bệnh tuy hiếm khi có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Nhưng đôi khi nếu ghẻ không được điều trị đúng cách bệnh vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, như:
Chàm hóa
Bội nhiễm
Lichen hóa
Viêm cầu thận cấp
….
Đặc biệt, các bạn cần phải lưu ý rằng bệnh ghẻ có tính lây lan cực kỳ cao. Do đó nếu chỉ cần một bệnh nhân mắc bệnh ghẻ mà không được điều trị đúng sẽ rất dễ lây lan thành dịch.
Ký sinh trùng ghẻ là gì?Ký sinh trùng cái ghẻ hay tiếng anh gọi là Sarcoptes scabiei hominis. Vốn là một ký sinh trùng có những đặc điểm về ngoại hình như:
Hình bầu dục
8 chân
Lưng có gai chĩa về phía sau
Đầu có vòi hút thức ăn đồng thời vòi này còn dùng để đào hầm ở.
Mỗi ngày con ghẻ cái sẽ đẻ từ 1 đến 5 trứng. Và sau từ 3 đến 7 ngày trứng nở thành ấu trùng con
Ấu trùng sau đó dần dần trưởng thành thông qua quá trình lột xác.
Một điều đặc biệt, đó là chỉ có ghẻ cái mới có khả năng gây bệnh.
Khi thông qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người mắc bệnh ghẻ. Cái ghẻ sẽ xâm nhập vào da và gây bệnh.
Sau đó qua thời gian ủ bệnh (trung bình khoảng từ 2 đến 3 tuần). Người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.
Trong đó triệu chứng đặc trưng nhất là bệnh nhân cực kỳ ngứa nhất là về đêm (vì cái ghẻ đào hang và đẻ trứng vào ban đêm).
Chi tiết hơn, các bạn có thể chú ý các vùng da bị ghẻ xâm nhập sẽ có các tổn thương da như sau:
Mụn nước rải rác, riêng rẽ ở vùng da mỏng như:
Kẽ ngón tay
Mặt trước cổ tay
Nếp dưới vú
Quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông,..
Mặt trong đùi
Bộ phận sinh dục
Ở trẻ sơ sinh mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn tay – bàn chân.
Đường hầm do con ghẻ đào còn gọi là “luống ghẻ”. Luống ghẻ này do con ghẻ đào thành dài 3 – 5 mm phía trên mặt da. Thường là một mụn nước nhỏ, lấy kim chích dịch chảy ra, dùng kim khêu sẽ bắt được cái ghẻ bám trên đầu kim. Đường hầm thường tìm thấy ở kẻ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, nếp gấp cổ tay.
Trên da có thể có các vết xước, vảy da, đỏ da, dát thâm. Có thể có mụn mủ, chàm hóa.
Chẩn đoán sớm và điều trị ngay để tránh biến chứng và lây lan cho cộng đồng.
Điều trị cả những người trong gia đình và người xung quanh nếu phát hiện bị bệnh ghẻ.
Bôi thuốc phải đúng cách.
Phải thực hiện vệ sinh quần áo, đồ dùng cá nhân để tránh lây lan cho cộng đồng và tái nhiễm.
Một số thuốc giúp điều trị bệnh ghẻ phổ biến như:
Gammabenzen 1%(Lindana®, Lindan®): Bôi 1 lần duy nhất, độc tính cho hệ thần kinh trung ương, không dùng cho trẻ em < 2 tuổi.
Permethrin 5% (Elimite ®): Bôi 1 lần duy nhất, không dùng cho trẻ em < 2 tuổi.
Benzoate de benzyl: Bôi 3 đêm liên tiếp, dùng tro trẻ < 2 tuổi có thể gây MetHb, thuốc dễ gây kích thích đỏ da.
Diethylphtalate (DEP®): Bôi 3 đêm liên tiếp, có thể dùng cho trẻ em.
Esdepallethrine (Spregal®): sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú, thận trọng khi dùng ơ những bệnh nhân bị hen suyễn.
Lưu huỳnh: Hiệu quả không cao, có thể dùng cho trẻ em.
Crotamiton (Eurax®): Hiệu quả không cao
Tắm thuốc tím pha loãng 1/10.000 hoặc xà bong ghẻ.
Bôi thuốc vào buổi tối, từ cổ đến chân, mặc quần áo sạch sáng hôm sau tắm lại.
Nếu ghẻ chàm hóa hoặc bội nhiễm: Phải bôi thêm dung dịch màu như Eosin 2%, Milian, castellani.
Ghẻ Nauy: Ngâm, tăm toàn thân sau đó bôi mỡ salicyle để bong sừng rồi mới bôi thuốc ghẻ.
Permethrin 5% không dùng cho trẻ dưới 2 tháng!
Để có thể diệt được con ghẻ là nguồn lây bệnh. Các bạn có thể đun sôi quần áo, chăn màn, các vật dụng tiếp xúc nghi có chứa ghẻ,…. ở nhiệt độ 80 đến 90 độ C trong 5 phút (do ghẻ chết ở nhiệt độ 60 độ C)
Ngoài ra cái ghẻ cũng sẽ chết khi ra khỏi ký chủ 24-36h. Do đó các bạn cũng có thể dùng cách để quần áo sạch trong tủ 1 tuần sau mới mặc lại để ghẻ tự chết.
Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng bệnh sẽ để lại các biến chứng.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày nhất ở kẽ tay, các nếp
Khi có người xung quanh bị ngứa, nhất về đêm, nên kiểm tra vị trí chọn lọc của ghẻ. Khuyên người thân nên đi khám để được điều trị kịp thời
Tránh tiếp xúc người bị ghẻ (bắt tay, dùng chung đồ, …)
Nếu bị ghẻ cần tránh tiếp xúc người xung quanh: dùng đồ đạc riêng, ngủ riêng và đi khám ngay để trị sớm và tránh biến chứng, tránh lây cho cộng đồng
Các bạn có thể thấy, việc điều trị bệnh ghẻ sớm và đúng cách là vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp cho bệnh nhân giảm được những ảnh hưởng của bệnh mà còn giúp cho bệnh hạn chế lây lan trong cộng đồng.
Bệnh Cam Ở Trẻ Em Và Cách Điều Trị
Chứng bệnh cam hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng; hoăc bị bệnh cam nếu không được chữa trị triệt để, bệnh kéo dài sẽ đẫn đến suy dinh dưỡng.
CÁC CHỨNG BỆNH CAM THƯỜNG GẶP
1- Gọi tên bệnh cam theo bộ vị bị bệnh:
Cam mồm
Môi lợi đỏ, nặng thì sưng to và lở loét.
Chảy nước dãi nhiều.
Lợi và chân răng đỏ hoặc chảy máu.
Có các nốt nhiệt lở loét ở lưỡi hoặc vòm miệng, vòm má.
Người nóng hoặc sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều, hoăc sốt theo chu kỳ (nếu có bội nhiễm thì sốt cao).
Đêm ngủ hay dậy quấy, nặng thì quấy khóc cả ban ngày.
Bệnh Cam mồm có thể sinh ra táo bón, tiêu chảy hoặc kiết lị.
Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
Chậm lên cân, không lên cân, nặng thì tụt cân.
Trẻ nhèm mắt, hay dụi mắt.
Có dử mắt buổi sáng, nếu nặng thì lúc nào cũng có dử mắt
Chảy nước mắt.
Người nóng hoặc sốt nhẹ.
Nặng thì tính tình cáu bẳn, chân tay co giật.
Biếng ăn hoặc bỏ ăn, ăn vào hay nôn chớ.
Chậm lên cân, không lên cân, nặng thì tụt cân.
Cam mũi:
Sưng, đỏ mũi, nếu nặng thì khóe mũi lở loét.
Chảy nước mũi trong, nặng thì ra nước vàng đục, nhờ nhờ máu cá.
Ho khan hoặc ho có đờm.
Người nóng hoặc sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều (nếu có bội nhiễm thì sốt cao).
Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
Chậm lên cân, không lên cân, nặng thì tụt cân.
2- Gọi tên bệnh cam theo tạng bị bệnh:
Can cam: Can (gan) bị bệnh; đau mắt, bứt dứt, hay lắc đầu (đầu giao), phân xanh.
Tâm cam: nóng sốt, môi lưỡi loét, nghiến răng, hay giật mình, mồ hôi trộm.
Thận cam: sắc mặt sạm đen, chảy máu lợi, chân tay lạnh, quấy khóc, phân lỏng.
3- Phân chia bệnh Cam theo cách khác:
Người ta còn phân chia Cam ra các thể: hàn, nhiệt, hư, thực.
Trẻ cơ thể yếu, mắc bệnh đã lâu thuộc hư.
4- Cam phối hợp:
Trẻ có thể bị một trong các chứng cam, cũng có khi bị cam mồm lâu không chữa sinh ra cam mắt, cam mũi và ngược lại; hoặc có thể thấy trẻ bị cả cam mồm, cam mắt, cam mũi cùng một lúc.
NGUYÊN NHÂN bệnh cam
Nhiễm khuẩn, vi rút đường hô hấp và tiêu hóa.
Nóng trong: Tâm, Can, Vị, Phế nhiệt thịnh, lâu ngày thương âm sinh ra cam.
Vệ sinh răng miệng không tốt.
Do ăn uống không điều độ, hoặc ăn quá no, quá nhiều chất ngọt, chất bổ béo dẫn đến bị thương thực (tổn thương hệ tiêu hóa), từ đó sinh ra Cam.
CÁCH PHÒNG BỆNH CAM
Tránh cho trẻ tiếp xúc với thời tiết nóng lạnh đột ngột khi thời tiết thay đổi; gữi ấm khi lạnh, giữ mát khi trời nóng.
Tiêm chủng vắcxin phòng các bệnh dịch, khi có dịch thì cách ly với người bệnh và thực hiện các nguyên tắc phòng dịch.
Vệ sinh cơ thể; vệ sinh răng, miệng, lưỡi thường xuyên hàng ngày cho trẻ và vệ sinh sau khi ăn uống. Với trẻ 3- 4 tuổi tập súc miệng sau khi ăn, trẻ trên 5 tuổi tập đánh răng sau mỗi bữa ăn.
Không cho ăn quá nhiều các chất béo ngọt, buổi tối hạn chế ăn bánh kẹo, đồ ngọt.
Nếu mắc bệnh thì điều trị sớm, tránh bệnh nặng và biến chứng chuyển thành bội nhiễm, viêm mũi họng, viêm phế quản…
Hạn chế sử dụng kháng sinh (phải có chỉ định của bác sỹ), đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi.
NHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ BỆNH CAM ………………………………………………………NHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ BỆNH CAM ………………………………………………………
1-2 tháng đối với bệnh lâu, nặng.
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH ĐÃ CHỮA KHỎI
2, Bệnh cam sài:
Nguyễn Lê Hải Long 2 tháng 1 tuần tuổi (bà ngoại là Bùi Thị Chiêm 55 T; ở Võng Xuyên, Phúc Thọ, HN; khám 18/6/2012)
3. Bệnh cam mắt:
Trịnh Tiến Đức 4 tháng , 5,5kg (bà ngoại là Kiều Thị Nga 55 tuổi, ở Phù Chính, Tuân Chính, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; khám 22/5/2011), còi, suy dinh dưỡng; ăn được ngủ được mà không lớn; Mắt thường xuyên lèm nhèm, chảy nước mắt, sáng dậy nhiều dử mắt, hay dụi mắt; đi ngoài sàu toàn bọt, ngày 4-5 lần, khi đi ngoài dặn è è.
4. Bệnh cam gây ra tiêu chảy:
* Thư cám ơn của ông Lê Văn Toàn ngày 02/5/2013:
Cách đây 30 năm (1983), tôi có 2 đứa con, vào năm ấy hai cháu đều bị bệnh như nhau; cứ chiều đến là sốt và đi ỉa chảy, tôi cứ cho cháu đến bệnh viện thì chỉ đỡ một phần hạ sốt, còn phần ỉa chảy thì không khỏi, tôi lại cho cháu đến bệnh viện Phúc Thọ cũ; 1 tuần thì về nghỉ khoảng 2-3 ngày lại phải nhập viện. Sau đó tôi thấy riêng đứa con gái tôi quá nặng, mức độ cháu khó qua khỏi, Bệnh viện lúc đó mới giới thiệu đi bệnh viện Sanh Pôn; vì hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ quá khó khăn, không thể cho cháu đi bệnh viện Sanh Pôn được; thì lúc bấy giờ tôi rất may được nhiều người mách đến cụ Lang Tòng- Tiền Huân; vậy lúc bấy giờ lập tức Cụ Nội tôi đi bộ và hỏi thăm đến đúng địa chỉ cụ Lang Tòng.
Bấy giờ chỉ hết có một đồng thuốc cam; về đến nhà cho hai cháu uống và đều khỏi hẳn.
Tôi thay mặt các con và các cháu tôi.
Lê Văn Toàn”
– Các bệnh cam sài trẻ em là thế mạnh truyền thống của Nhà Thuốc đông y Lang Tòng từ lâu đời.
– Thuốc được kiểm tra định kỳ về hàm lượng Chì và các kim loại nặng như Asen, Thủy ngân.
Lương y Nguyễn Đăng Thành
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
Bệnh Viêm Não Nhật Bản, Cách Phòng Và Điều Trị
Viêm Não Nhật Bản thuộc dạng nhiễm trùng thần kinh do virus viêm não Nhật Bản gây ra, thường xuất hiện ở vùng nông thôn khu vực Châu Á Thái Bình Dương, sinh sống ở khu vực khí hậu cận nhiệt đới có thể giúp virus tồn tại quanh năm, phổ biến nhất mùa hè- thu. Bệnh được lan truyền qua đường muỗi đốt, và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Tỉ lệ mắc bệnh ở một số quốc gia thống kê trung bình vào khoảng 5.4/100,000 trẻ ở độ tuổi 0 – 14 tuổi và 0.6/100,000 đối với người trên 15 tuổi. Các quốc gia đang phát triển có tỉ lệ tử vong do Viêm Não Nhật Bản lên đến 35%. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 10,000 ca tử vong vì căn bệnh này.
Thuật ngữ y học: Viêm não Nhật Bản – tên tiếng Anh: Japanese encephalitis (JE)
Tên thường gọi: Viêm não Nhật Bản
Chuyên khoa: Truyền nhiễm
Đối tượng bệnh nhân: Trẻ em dưới 15 tuổi
Hầu hết các nhiễm trùng viêm não Nhật Bản đều có dấu hiệu khá nhẹ (sốt và đau đầu) hoặc không có triệu chứng rõ ràng, nhưng khoảng 1 trong 250 trường hợp lại bị nhiễm trùng dẫn đến bệnh lâm sàng nghiêm trọng.
Bệnh nặng được đặc trưng bởi sự tiến triển nhanh của sốt cao, đau đầu, cứng cổ, mất phương hướng, hôn mê, động kinh, tê liệt liên tục và cuối cùng là tử vong. Tỷ lệ tử vong có thể cao tới 30% trong số những người có triệu chứng bệnh. Trong số những người sống sót, 20% –30% sẽ gặp các vấn đề về trí tuệ, hành vi hoặc thần kinh vĩnh viễn như tê liệt, co giật tái phát hoặc mất đi khả năng nói.
Bệnh Viêm não Nhật Bản gồm 4 giai đoạn chính:
– Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài 5-14 ngày, trung bình là 1 tuần.
– Giai đoạn khởi phát: Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường sốt rất cao 39-40 độ C. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh. Trong thời kỳ này, bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn. Ngay trong 1 -2 ngày đầu của bệnh, bệnh nhi đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu, lú lẫn hoặc mất ý thức. Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy đi ngoài phân lỏng, đau bụng, nôn.
– Giai đoạn toàn phát: Virus xâm nhập vào tế bào não tuỷ gây huỷ hoại các tế bào thần kinh. Lúc này các triệu chứng không giảm mà tăng dần. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên như vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ, lúc tái, rối loạn nhịp thở và tăng tiết trong lòng khí quản, mạch thường nhanh và yếu. Giai đoạn này diễn ra ngắn, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê sâu với rối loạn các chức năng sống. Những bệnh nhân vượt qua được thời kỳ này thì tiên lượng tốt hơn.
– Giai đoạn lui bệnh: Từ tuần thứ 2, bệnh nhân đỡ dần, nhiệt độ giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ. Vào khoảng ngày thứ 10 trở đi, nhiệt độ bệnh nhân trở về bình thường nếu không có bội nhiễm vi khuẩn khác. Bệnh nhân từ hôn mê dần dần tỉnh, không còn những cơn co cứng, bệnh nhân hết nôn và đau đầu.
Chim và lợn là khởi đầu các ổ chứa virus viêm não Nhật Bản. Muỗi hút máu của lợn, sau đó đốt sang người sẽ truyền virus sang người. Đến nay, đây là con đường duy nhất lây nhiễm viêm não Nhật Bản. Hiện chưa ghi nhận lây truyền từ người sang người.
Dù nhiễm virus song lợn không bị bệnh mà đóng vai trò là kho chứa, duy trì virus trong thiên nhiên.
Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu là 2 loài: Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. 2 loài này hoạt động mạnh vào lúc chập choạng tối và thường sống ở ruộng lúa nước.
Bệnh nhân có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản – phổi do bội nhiễm hoặc viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu, loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Những di chứng sớm có thể gặp là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần.
Từ cuối tuần thứ 2 trở đi là thời kỳ của những biến chứng và di chứng muộn. Những biến chứng muộn có thể gặp là: loét nhiễm trùng, rối loạn giao cảm, rối loạn chuyển hoá. Những di chứng muộn có thể gặp là động kinh, nghe kém hoặc điếc, rối loạn thâm thần…
Không có tác nhân chống virus nào có thể điều trị triệt để Viêm Não Nhật Bản. Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc theo dõi áp lực màng não, bảo vệ đường thở và kiểm soát các cơn co giật. Quan trọng nhất là chủng ngừa.
Chống phù não
Truyền các dịch ưu trương để làm tăng áp lực thẩm thấu, rút nước ở tổ chức, tế bào và khoang gian bào vào lòng mạch. Manitol 20%, liều từ 1-2 g/kg thể trọng. Trong những trường hợp phù não nặng có co giật thì dùng Corticoid. Có thể dùng dexamethason, solumedrol.
An thần cắt cơn giật
Seduxen có thể dùng qua sonde hoặc tiêm bắp thịt, tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân co giật nhiều thì dùng Phenobarbital.
Hạ nhiệt
Cởi quần áo cho bệnh nhân, chườm đá vào bẹn, nách, cổ… quạt, xoa cồn long não. Có thể dùng các thuốc hạ nhiệt bằng đường uống qua sonde, thụt giữ qua trực tràng, truyền tĩnh mạch.
Paracetamol uống hoặc TTM
Hồi sức hô hấp và tim mạch
Thở oxy, lau hút đờm rãi, sẵn sàng hô hấp viện trợ khi rối loạn nhịp thở nặng hoặc ngừng thở.
Bổ sung nước điện giải kịp thời theo hematocrit và điện giải đồ. Dùng thuốc trợ tim mạch ouabain, spartein, khi cần thiết có thể dùng các thuốc vận mạch như aramin, noradrenalin, dopamin.
Ngăn ngừa bội nhiễm, dinh dưỡng, chống loét
Dùng kháng sinh phổ rộng như ampixilin hoặc Cephalosporine thế hệ 3 tuỳ theo trọng lượng cơ thể.
Thường xuyên lau rửa da, vệ sinh răng miệng, dùng đệm cao su bơm hơi để vào các điểm tỳ hoặc nằm đệm nước và thường xuyên thay đổi tư thế cho bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân phải đảm bảo đủ đạm và các vitamin, cho ăn qua sonde 4 lần/ngày.
Hiện có 2 loại vắc-xin viêm não Nhật Bản chính hiện đang được sử dụng: Vắc-xin JEVAX bất hoạt, vắc-xin chúng tôi sống giảm độc lực.
Advertisement
Dựa vào liều lượng và thời gian tái chủng có thể tùy thuộc vào từng quốc gia và từng loại vaccine sử dụng. Ví dụ ở Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo cần tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản với 3 liều cơ bản:
– Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi.
– Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
– Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm.
Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Với người lớn: nếu đối tượng chưa từng tiêm vaccine Viêm Não Nhật Bản trong quá khứ, sẽ cần tiêm đủ 3 mũi như ở trẻ em. Trong trường hợp đã tiêm đầy đủ, đối tượng cần tái chủng thêm 1 mũi.
Bên cạnh đó cần xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu. Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.
Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh để lại biến chứng cực kì nặng nề. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
An Khang
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Bệnh Sán Chó: Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh sán chó là gì?
Sán chó (hay còn gọi là giun đũa chó) có tên khoa học là Toxocara. Đây là một loại sán khá nguy hiểm, thường xuất hiện trong ruột non của chó con dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là những loài chó sống ở vùng nhiệt đới.
Sán chó còn có thể phát triển cả ở phổi, ruột non và các cơ quan nội tạng khác của chó con. Ngoài ra, khi chó mẹ mang thai, sán cũng theo lá nhau và lây nhiễm sang cho chó con. Mỗi ngày, sán chó thường sinh sản khoảng 200.000 trứng. Các trứng sán sẽ được đào thải ra bên ngoài qua phân chó và tồn tại đến vài tháng.
Khi trứng sán đi vào cơ thể chó, sau khoảng 5 tháng sẽ phát triển thành nang sán. Mỗi nang sán chứa khoảng 2 triệu đầu sán và khi vỡ ra, các đầu sán sẽ theo đường máu đi khắp cơ thể đến các cơ quan quan trọng như gan, phổi, não…
Bệnh sán chó có lây không? Có lây từ người sang người không?Đây là vấn đề mà chúng ta rất quan tâm khi nuôi chó trong nhà, liệu rằng chích ngừa dại cho chó thì còn loại bệnh truyền nhiễm nào khác có nguy cơ lây cho chủ nhân của chúng. Câu trả lời chính là có, không những lây cho người lớn mà trẻ em cũng dễ mắc và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Như đã nói ở trên, chó nhà bạn lỡ sai lầm ăn phải thức ăn dính phân của vật chủ trước đó thì chú chó của bạn sẽ bị giun sán chó, nếu đạp phân thì giun sán sẽ ký sinh vào vùng bàn chân, đặc biệt vùng móng của chó.
Một hôm nào đó, chú chó bạn đang nựng hay vui chơi thả ga bên bạn vô tình quào bạn thì đám giun sán trú trong từng móng của chó sẽ đi vào cơ thể qua vết thương, hoặc gián tiếp qua nước bọt khi chúng liếm vào các vết thương trên người bạn và bạn sẽ mắc phải căn bệnh đáng lẽ ra chỉ dành cho loài vật nuôi thân thiện và đáng yêu này.
Sán chó không phải bệnh lây từ người sang người, tuy nhiên các ấu trùng của giun sán thông qua phân chó bám vào rau cải trong vườn bạn, thậm chí trong cả các thực phẩm sống cũng có khả năng lây nhiễm. Nếu không rửa rau hay thực phẩm sống thật sạch, ngâm thuốc tím hay nước muối 5 – 10 phút hay luộc qua nước sôi thì bạn sẽ không sao.
Dấu hiệu nhận biết người bị bệnh sán chó?Bệnh sán chó thường ẩn và khó nhận biết, tuy nhiên có những triệu chứng lâm sáng dễ biểu hiện bên ngoài như:
– Mệt mỏi, dễ cáu gắt, chán ăn, sụt cân, thở khò khè.
– Viêm phổi, suyễn, khó thở nếu sán di chuyển vào phổi.
– Gây viêm quanh mắt hay các bệnh ở võng mạc nếu sán đi vào vùng mắt.
– Viêm não, đau nhức đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt nếu sán di chuyển lên não.
– Bầm da, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sưng phù một vùng da nếu sán di chuyển dưới da.
– Ngứa, nổi mẩn.
– Đau bụng, đau đầu, khó tiêu.
– Đau nhức, mỏi, tê bì.
– Có thể kèm theo: Gan to, đau bụng mạn tính, viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, rối loạn thị lực, tổn thương mắt, viêm mắt, tổn thương vùng võng mạc.
Bệnh sán chó có nguy hiểm không?Tuy không phải là bệnh lây từ người sang người nhưng nguy cơ lây nhiễm sán chó rất cao. Không chỉ vậy, trong cơ thể người, ấu trùng sán chó có thể di chuyển đến nhiều cơ quan như gan, phổi, mắt, não để gây bệnh.
Tổn thương mắt: Thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến lác hoặc mù.
Tổn thương cơ quan: hoại tử gan, gan to, lách to, viêm cơ tim, viêm thận.
Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Gây co giật, rối loạn tâm thần, thậm chí tử vong nếu nó di chuyển lên não.
Cách điều trị bệnh sán chóTheo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi phát hiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán chó, bạn nên đến khám tại các bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán một cách kịp thời, chính xác và từ vấn liệu trình điều trị.
Bên cạnh việc điều trị thuốc chính để diệt giun sán, bạn nên phối hợp với các loại thuốc hỗ trợ triệu chứng để có thể trị căn bệnh này một cách nhanh chóng và triệt để hơn.
Thời gian điều trị bệnh sán chó trung bình từ một đến ba tháng, sử dụng thuốc từ 7 đến 15 ngày mỗi tháng và tái khám sau mỗi đợt.
Advertisement
Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó
Tùy theo mức độ bệnh mà cách điều trị bệnh sán chó ở mỗi người cũng khác nhau.
Đối với trẻ nhỏ
Tuyệt đối cấm các em nghịch đất, ăn đất, mút tay, ngậm hay liếm đồ chơi, cách xa các em với chó.
Nếu có lỡ nghịch giỡn với chó thì bạn nhớ quan sát không cho trẻ đưa tay vô miệng và lập tức mang trẻ đi rửa tay sạch với cồn hay xà phòng sát khuẩn. Luôn dạy bảo trẻ phải ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn.
Đối với người lớn
– Rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc đất, chơi với chó cưng.
– Rửa rau hay trái cây thật kỹ và không thịt sống, món tái như sushi, phở tái…
– Tốt nhất tránh tiếp xúc trực tiếp với chó hay mèo, xổ giun định kỳ cho chó mèo và cà bạn thân. Nuôi chó không nên thả rông để giảm bớt lây nhiễm từ ngoài môi trường
Bệnh Tổ Đỉa Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh viêm da thường gặp. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa qua bài viết bên dưới.
Đây là một bệnh viêm da đặc biệt do nấm trên da gây ra, mang đến nhiều phiền toái cho sinh hoạt hằng ngày. Bệnh có biểu hiện dễ thấy đó chính là xuất hiện nhiều mụn nước ở các vùng dưới da như bàn chân, bàn tay.
Bệnh có thể lan rộng ra lên nhiều vùng khác xung quanh. Ở thời điểm ban đầu, dưới da sẽ xuất hiện nhiều mụn nước, khiến bạn rất khó chịu nhưng khi càng gãi thì các đốm mụn càng lúc càng lan rộng, dẫn đến nhiều phiền toái khác.
Bệnh tổ đỉa phát triển theo các giai đoạn triệu chứng như sau:
Xuất hiện mụn nước: Làn da sau khi bị tổn thương và lây nhiễm bởi nấm sẽ bắt đầu xuất hiện những mụn nước có kích thước khoảng 2mm nhỏ dưới da. Những triệu chứng bắt đầu phân bố chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay và ngón chân. Những mụn nước này nằm sâu bên trong da rất khó vỡ, chạm vào sẽ có cảm giác sần sùi lợn cợn tựa như có “tổ đỉa” ở bên trong rất khó chịu.
Gây ngứa rát: Sau khi xuất hiện mụn nước, vùng da bị tổn thương sẽ bắt đầu có cảm giác đau rát khiến người bệnh trở nên rất khó chịu. Tình trạng này sẽ ngày càng nặng hơn nếu bệnh nhân có tiếp xúc với các hóa chất dễ gây kích ứng như xà phòng hoặc chất kích thích.
Nhiễm trùng: Việc ngứa rát xuất hiện nhiều sẽ làm bệnh nhân có xu hướng gãi hoặc là cào vào vị trí bị nhiễm. Điều này khiến cho các mụn nước vỡ ra tạo thành các vết thương hở, vừa gây đau đớn vừa khiến khô da nứt ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Hình thành các vảy da chết: Sau khi bị nhiễm trùng, các vùng da sẽ từ từ khô lại hình thành các lớp vảy rất dễ bong tróc gây mất thẩm mỹ.
Biến dạng móng tay, móng chân: Ở một số trường hợp khi tình hình bệnh đã chuyển nặng, gây ra tình trạng viêm hạch bạch huyết, có thể dẫn tới đầu móng tay móng chân bị biến dạng nặng. Hạch bạch huyết càng sưng to thì biến dạng càng nguy hiểm và nghiêm trọng.
Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân ăn của căn bệnh này, tuy nhiên có một số yếu tố sau đây có thể dẫn tới:
Di truyền: Những người sống chung với gia đình hoặc người thân đã có tiền sử mắc bệnh tổ đỉa thì sẽ có nguy cơ mắc cao hơn so với người bình thường. Theo nhiều thống kê thì cho thấy đến 50% trường hợp của căn bệnh này đến từ di truyền.
Dị ứng: Một số làn da vốn đã nhạy cảm nhưng lại tiếp xúc nhiều với các chất hóa học vệ sinh làm dị ứng xuất hiện và gây ra bệnh tổ đỉa.
Sức đề kháng yếu: Một số người mắc bệnh mãn tính suy giảm miễn dịch hoặc là lao động nhiều ăn uống thiếu chất sẽ dẫn đến hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ dàng khiến cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể và gây ra một số bệnh và bệnh tổ đỉa có thể xuất hiện vì lý do này.
Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng vào các loại thuốc điều trị hoặc các sản phẩm dưỡng da quá mức có thể khiến hàng rào của làn da bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào da và gây nên bệnh tổ đỉa.
Căng thẳng, stress: Làm việc trong thời gian dài, mệt mỏi quá độ có thể khiến cơ thể bị stress và căng thẳng, làm suy giảm đề kháng khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
Một số nguyên nhân khác có thể khiến bệnh bùng phát như bị nhiễm nấm, rối loạn về thần kinh giao cảm tiếp xúc với kim loại và bị chàm theo cơ địa.
Điều trị tại chỗTrong trường hợp bị bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ khuyến nghị bệnh nhân điều trị tại chỗ bằng cách:
Ngâm vùng da nhiễm bệnh trong dung dịch thuốc tím pha loãng theo tỷ lệ nhất định, tùy theo tình trạng bệnh.
Chấm BSI 1 – 3% vào vùng da có mụn tổ đỉa.
Sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn bôi vào phần mụn mủ bị vỡ, nhiễm khuẩn.
Chiếu tia tử ngoại vào vùng da bị bệnh nhằm diệt khuẩn và loại bỏ nó.
Lưu ý: Những kỹ thuật này nên được thực hiện bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp. Bệnh nhân không nên tự điều trị tại nhà.
Điều trị bằng thuốcTrong trường hợp bệnh đã trở nặng, xuất hiện nhiều mụn có mủ, da bị nhiễm khuẩn thì bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc để điều trị.
Loại thuốc thường được sử dụng là thuốc chống nhiễm khuẩn để bôi trực tiếp lên da, kết hợp với kháng sinh để kháng viêm, khô vết thương, hoặc các loại thuốc chống nấm như Clotrimazol, Ketoconazol.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tổ đỉa bạn nên biết:
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh: Bệnh này xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân và mùa hè, vì vậy lúc này bạn nên tránh tiếp xúc với hóa chất, lông động vật,… hay các tác nhân khác.
Không nên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất: Việc tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa hay xăng dầu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Vì vậy bạn nên sử dụng bao tay, đồ phòng hộ nếu trong tình huống bắt buộc phải tiếp xúc với các chất này.
Vệ sinh sạch sẽ: Bạn nên vệ sinh da sạch sẽ để tránh da bị bít tắc, gây viêm da. Cũng như đừng quên vệ sinh cơ thể thật sạch sau khi tiếp xúc với chất bẩn, nguồn nước bị ô nhiễm
Advertisement
Không lạm dụng thuốc: Bạn chỉ nên sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng khiến hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chế độ ăn uống khoa học: Bạn hãy bổ sung vào chế độ ăn uống của mình các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Uống đủ lượng nước mỗi ngày giúp cơ thể loại bỏ độc tố tốt hơn và đừng quên hạn chế ăn loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, cồn, chất kích thích,…
Xây dựng lối sống lành mạnh: Ngoài ăn uống thì bạn còn nên có cho mình một thời gian biểu hợp lý để tránh bị stress kéo dài, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để giúp giải tỏa căng thẳng cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nguồn: Sở Y tế Ninh Bình
Máu Trắng: Triệu Chứng, Tác Nhân Gây Bệnh Và Phương Pháp Điều Trị
1. Bệnh máu trắng là gì?
máu trắng là bệnh ung thư của các tế bào máu xuất hiện ở trẻ em và người lớn
2. Phân loại các dạng bạch cầu cấp
Bệnh bạch cầu gồm có 2 nhóm bạch cầu cấp dòng tủy (AML) và bạch cầu cấp dòng lympho (ALL). Ngoài ra, còn 1 số nhóm bạch cầu hiếm gặp khác. Một cách chia khác là dựa vào độ tuổi của người mắc bệnh: cụ thể hơn là chia thành nhỏ hơn 16 tuổi, trên 16 tuổi và trên 60 tuổi.
2.1. Bạch cầu dòng tủy
Hiện nay, BCC dòng tủy được chia ra làm 8 loại khác nhau dựa trên sự phát triển của tế bào ung thư máu từ M0-M7. Dạng này thường gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ nhỏ, chủ yếu là nam giới. Bệnh diễn tiến nhanh chóng với các biểu hiện như sốt, khó thở, đau nhức xương khớp. Nguyên nhân gây bệnh có thể do tiếp xúc với bức xạ, hóa chất,…
2.2. Bạch cầu dòng lympho
Đây là dạng bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em. Tuy nhiên, số người lớn tuổi, nhất là những người trên 65 tuổi cũng có thể mắc bệnh. Trẻ em có tỷ lệ sống sót hơn 5 năm cao hơn người lớn với tỷ lệ là 85%.
Bạch cầu dòng lympho cấp tính được phân thành các nhóm nhỏ bao gồm:
Dòng lympho tế bào B cấp tính.
Dòng lympho tế bào T cấp tính.
Bạch cầu chưa phân hóa cấp tính.
2.3. Bạch cầu dòng lympho mạn tính
Dạng bạch cầu này xảy ra hầu hết ở những người từ 55 tuổi trở lên thế nhưng người trẻ vẫn có khả năng mắc bệnh. Loại này cũng thường gặp ở nam giới và ít khi xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh nhân bạch cầu dòng lympho mạn tính có tỷ lệ sống hơn 5 năm là 85%.
3. Triệu chứng bệnh máu trắng
Đông máu kém sẽ khiến cho bệnh nhân dễ bị bầm tím hay dễ chảy máu và khó lành. Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ hoặc tím trên cơ thể, gọi là xuất huyết nhỏ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn chảy máu ở những nơi khác như chảy máu răng, mũi, tiểu ra máu, rong kinh (nữ giới), thậm chí là xuất huyết não.
Dễ bị nhiễm trùng: những tế bào bạch cầu có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc đối phó với nhiễm trùng. Khi chúng bị ức chế hay hoạt động sai lệch, bạn sẽ thường xuyên bị nhiễm trùng. Lúc ấy, hệ miễn dịch sẽ tấn công những tế bào bình thường khác.
Thiếu máu: số lượng bạch cầu có vấn đề tăng mạnh và ăn dần hồng cầu. Điều này làm hồng cầu giảm, gây nên tình trạng thiếu máu. Những biểu hiện điển hình của chứng thiếu màu là thở khó khăn, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, mệt mỏi,… Trẻ nhỏ có dấu hiệu chậm lớn và hoạt động thể chất thường ngày bị giảm sút.
4. Tác nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng
Bức xạ ion hóa nhân tạo.
Tiếp xúc với benzen và hóa dầu.
Thường xuyên hút thuốc lá.
Hút thuốc lá là tác nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng
Hội chứng Down.
Tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại, hóa chất,…
5. Một số lưu ý dành cho bệnh nhân và người thân
5.1 Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân sẽ không quá khắt khe như những căn bệnh khác tuy nhiên cũng cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
– Bổ sung thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cần thiết với các vitamin và khoáng chất: ngũ cốc, trái cây, rau củ, thịt cá,…
– Sử dụng thực phẩm tươi sạch, không có thuốc trừ sâu cũng như chất bảo quản,… để bảo vệ cơ thể.
– Bệnh nhân trong khi điều trị sẽ gặp các triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng,… Vì vậy, cần chia nhỏ bữa ăn ra nhiều bữa để cơ thể được cung cấp dưỡng chất đầy đủ.
5.2 Chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân
Việc suy sụp tinh thần, bi quan, chán nản,… là tình trạng xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân khi tiếp nhận kết quả chẩn đoán. Nếu tinh thần không ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị chính vì thế rất cần sự động viên, chia sẻ từ những người xung quanh.
Bệnh nhân nên nghe nhạc, vẽ tranh,… hoặc tham gia hội nhóm để ổn định tinh thần, sống vui tươi hơn và xóa bỏ cảm giác bi quan.
5.3 Thực hiện đúng liệu trình điều trị của bác sĩ
Tiến trình phát triển của bệnh máu trắng diễn ra nhanh chóng và phức tạp thế nên bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ chữa trị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng của bệnh.
Nếu cơ thể có biểu hiện bất thường phải báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Tái khám đúng hẹn giúp kiểm soát bệnh chặt chẽ.
Việc tái khám định kỳ rất quan trọng
Bệnh máu trắng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu bất thường hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Trị Bệnh Ghẻ: Dễ Hay Khó? trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!