Xu Hướng 9/2023 # Gà Bị Xù Lông Là Bệnh Gì? Cách Chữa Gà Xù Lông Như Thế Nào # Top 17 Xem Nhiều | Nhld.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Gà Bị Xù Lông Là Bệnh Gì? Cách Chữa Gà Xù Lông Như Thế Nào # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Gà Bị Xù Lông Là Bệnh Gì? Cách Chữa Gà Xù Lông Như Thế Nào được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rất nhiều người chăn nuôi gà thắc mắc gà bị xù lông là bệnh gì và cách chữa ra sao. Theo nhiều chuyên gia thú y nhận định, trường hợp gà chỉ bị xù lông nhưng không có các triệu chứng khác thì có thể là gà bị nhiễm lạnh nên xù lông. Còn nếu gà bị xù lông kèm theo các triệu chứng khác thì tùy từng triệu chứng cụ thể mới có thể kết luận được gà đang bị bệnh gì. Thông thường nhất, có hai bệnh thường bắt gặp khiến gà xù lông là bệnh viêm đường hô hấp mãn tính CRD và bệnh thương hàn ở gà.

Gà bị xù lông là bệnh gì

Như đã nêu trên, gà bị xù lông có thể không phải là bệnh nhưng cũng có thể là gà đang bị bệnh. Trường hợp thời tiết lạnh, gà xù lông không kèm theo các triệu chứng khác thì rất có thể gà chỉ bị nhiễm lạnh nên xù lông. Đây là bản năng của cơ thể giống như khi con người bị lạnh nổi da gà.

Trường hợp gà bị xù lông kèm theo các triệu chứng khác thì có thể gà đang bị bệnh. Lúc này các bạn cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của gà để xem gà đang bị bệnh gì. Một số bệnh thường gặp ở gà khiến gà bị xù lông kèm theo dấu hiệu có thẻ kể ra như:

Gà xù lông do bị CRD: đây là bệnh viêm đường hô hấp mãn tính rất thường gặp ở gà, bệnh khiến gà có dấu hiệu bại chân, hen khẹc, chảy nước mắt nước mũi, … trong số các triệu chứng của bệnh CRD cũng có triệu chứng gà xù lông.

Gà xù lông do bị thương hàn (bạch lỵ): bệnh thương hàn ở gà cũng là bệnh thường gặp, bệnh này không chỉ khiến gà bị xù lông mà còn có triệu chứng đi ngoài phân trắng, vàng điển hình. Ở đàn gà dưới 3 tuần tuổi thì bệnh thương hàn gọi là bệnh bạch lỵ, gà con nhiễm bệnh cũng có dấu hiệu xù lông, đi ngoài phân trắng và phân dính bết vào hậu môn.

Gà xù lông do bị Newcastle: bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù là bệnh rất phổ biến mà hầu hết mọi người nuôi gà đều nghe nói đến. Bệnh này gọi là gà rù nên chắc chắn có dấu hiệu xù lông, ngoài ra gà còn có dấu hiệu như đầu bị vặn ra sau, đi vòng tròn, mổ không trúng thức ăn, đi ngoài phân trắng xanh, mào tím tái, sốt cao, bỏ ăn, …

Gà xù lông do bị thiếu chất: gà bị thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến gà xù lông. Ngoài xù lông, tình trạng thiếu chất còn khiến gà bị rụng lông nhiều hoặc lông xơ xác, da chân và mỏ xỉn màu không bóng.

Cách chữa gà xù lông như thế nào

Với những nguyên nhân chính ở trên, các bạn có thể căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể để có hướng chữa trị khi thấy gà xù lông.

1. Chữa gà xù lông do bị nhiễm lạnh

Trường hợp gà bị xù lông do nhiễm lạnh thì các bạn chỉ cần giữ ấm, tránh gió lùa cho gà là được. Một hai hôm sau gà sẽ trở lại bình thường. Lưu ý là tránh gió lùa cho gà nhưng không cần thiết phải che chắn kín hết khu chuồng nuôi mà vẫn phải có ô thoáng tránh gió lùa trực tiếp vào khu vực nuôi gà.

2. Chữa gà xù lông do bị thương hàn bạch lỵ

Bệnh thương hàn rất dễ chữa nếu như chuẩn đoán được bệnh một cách chính xác. Các bạn có thể cho gà uống các loại kháng sinh đặc trị bệnh này như Enrofloxacin hoặc Ampicoli với liều lượng như trên bao bì hướng dẫn và thời gian dùng thuốc 3 – 5 ngày bệnh sẽ khỏi.

3. Chữa gà xù lông do bị CRD

Khi phát hiện gà bị CRD các bạn có thể hỏi mua thuốc ở các tiệm thuốc thú y để trị bệnh này rất dễ dàng. Bạn cũng có thể cho gà uống các loại thuốc sau để trị bệnh CRD: dùng thuốc Chloramphenicol kết hợp với ESB3, B-Complex, giải độc gan thận cho gà dùng 3 – 5 ngày sẽ khỏi. Liều lượng dùng theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc.

4. Chữa gà xù lông do bị Newcastle

Bệnh này không có thuốc chữa, cách phòng và trị bệnh vẫn là dùng vắc xin. Khi gà đã bị bệnh, các bạn tiêm vắc xin Newcastle cho gà đồng thời cho gà uống một số loại kháng sinh phổ rộng như Enroflorxaxin hay Doxycyclin để tránh bị nhiễm khuẩn kế phát, cũng có thể tiêm thêm kháng thể Gumboro (KTG) để tránh bị bệnh Gumboro khiến gà bị suy giảm miễn dịch.

5. Chữa gà xù lông do bị thiếu chất

Để chữa gà bị xù lông do thiếu chất cũng không khó. Các bạn chỉ cần xem lại chất lượng thức ăn cho gà đồng thời bổ sung khoáng premix và vitamin tổng hợp duy trì cho gà ăn 2 – 3 tuần. Hoặc các bạn cũng có thể dùng thuốc Embrio kết hợp với Super vitamin, mỗi loại 2 gam trộn với 1kg thức ăn cho gà ăn liên tục 2 – 3 tuần.

Cách Biến Chân Gà Hầm Lạc Chữa Bệnh Gì ? Chân Gà Chữa Được Những Bệnh Gì

Cách Biến Chân Gà Hầm Lạc Chữa Bệnh Gì ? Chân Gà Chữa Được Những Bệnh Gì

Cách Biến Chân Gà Hầm Lạc Chữa Bệnh Gì ? Chân Gà Chữa Được Những Bệnh Gì

Hôm nọ vừa đem lọ chân gà rút xương ngâm sả ớt ra khoe với chồng, thì lão bảo món chân gà còn chữa được bệnh xương khớp nữa đấy. Lão nói đây là thông tin lão đọc được trên báo đấy, nên khuyên em làm thử cho mẹ đang bị đau nhức xương khớp lâu năm vẫn chưa khỏi.

Đang xem: Chân gà hầm lạc chữa bệnh gì

Đây là lần đầu tiên em nghe thấy nói chân gà chữa được bệnh, nhưng vì thấy các làm khá đơn giản nên cứ thử xem sao, ai ngờ sau 2 tuần áp dụng phương pháp này, mẹ em khoe đỡ đau nhức hẳn rồi đấy, thậm chí đi lại không còn khó khăn như trước, đạp xe đi chợ mấy cây số về không thấy kêu ca gì.

Lý do mà chân gà có tác dụng hiệu quả khi chữa đau nhức xương khớp

Nếu như bình thường mọi người dùng chân gà để làm các món ăn như: chân gà ngâm xả ớt, chân gà rang muối, chân gà sốt me… thì nay chân gà cũng có thể dùng để chế biến bài thuốc chữa các bệnh xương khớp.

Theo y học cổ truyền, chân gà có vị ngọt, tính bình, hơi ấm và không có độc. Chân gà có tác dụng bổ hư, mạnh sinh lực và cường gân cốt… thường dùng bổ dưỡng về gân xương, tỳ hư lâu ngày, sinh lý yếu, người lớn tuổi hay bị xuất huyết nhiều nơi, hoặc là trẻ em còi chậm đi, chậm mọc răng và nhiều mồ hôi.

Đặc biệt, chất collagen, protein dính như keo, hydroxyapatite, tế bào và chất nền có trong chân gà có thể tái tạo và làm cho xương chắc khỏe hơn.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, khô khớp lâu năm từ chân gà

Nguyên liệu:

Cần 3 cặp chân gà: Dùng chân gà ta hay chân gà công nghiệp đều được, nhưng chân gà ta thì tốt hơn; 1 bát lạc (đậu phộng) khô.

Cách chế biến bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ chân gà:

Sau khi làm sạch chân gà, bỏ chân gà và lạc vào nồi, cho thêm 1 lít nước + gia vị vừa miệng hầm trong khoảng 1 – 1,5 tiếng là được.

Nêm nếm mắm muối sao cho vừa miệng. Sau đó dùng nước hầm này chia ra dùng trong ngày.

Chân gà có thể ăn được, nhưng không nên ăn xác đậu phộng vì xác đậu phộng gây đầy hơi khó tiêu trướng bụng.

Với bài thuốc chữa đau nhức xương khớp lâu năm từ chân gà, người bệnh cần kiên trì trong khoảng 1 tuần, hết một tuần thì dừng 4 ngày sau đó lại tiếp tục sử dụng thêm 1 tuần nữa là đủ liệu trình. Mỗi ngày làm một lần để ăn trong ngày, không để thừa sang ngày hôm sau.

Gà Bị Lạnh Chân Là Bệnh Gì? Những Giải Thích Từ Chuyên Gia

Nếu bạn đang nuôi gà bỗng một ngày đẹp trời thấy gà bị lạnh chân, xù lông ở phần đùi, ngoài ra không có dấu hiệu gì khác thì bạn nên tìm ngay nguyên nhân tại sao. Có thể đàn gà nhà bạn một hai hôm sẽ tự khỏi nhưng cũng có thể sẽ bị nặng hơn với nhiều triệu chứng khác gây thiệt hại kinh tế lớn. Trong bài viết sau đây, NNO sẽ giúp các bạn biết gà bị lạnh chân là bệnh gì và cách xử lý như thế nào khi gà bị tình trạng này.

Gà bị lạnh chân là bệnh gì

Gà bị lạnh chân chỉ là một triệu chứng của bệnh nào đó chứ không phải là một bệnh. Về vấn đề gà lạnh chân, các chuyên gia cũng đã giải thích khá cụ thể đó là gà có thể bị tắc nghẽn mạch máu khiến máu không xuống được chân, lúc này chân gà sẽ bị lạnh vì thiếu máu. Trường hợp máu bị nghẽn hoàn toàn không xuống được chân còn có thể khiến gà bị liệt chứ không chỉ là chân lạnh nữa. Trường hợp lạnh chân này cũng có thể do thời tiết lạnh, gà được nuôi nhốt ở trên nền gạch không có chất độn chuồng khiến chân gà bị lạnh. Chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng trường hợp gà lạnh chân để các bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách xử lý.

1. Gà bị lạnh chân do thời tiết

Thời tiết lạnh và gà được nuôi nhốt trên nền đất lạnh không có chất độn chuồng cũng là nguyên nhân khiến gà lạnh chân. Trường hợp này bạn có thể gặp khi nuôi gà dạng chăn thả hoặc bán chăn thả trong điều kiện thời tiết lạnh.

Để tránh việc gà bị lạnh chân do thời tiết lạnh, các bạn lưu ý đảm bảo chất độn chuồng cho gà phải khô ráo và đủ độ dày (10cm). Khi nuôi gà dạng thả vườn và bán chăn thả thì nên lưu ý những ngày trời mưa, trời lạnh thì không nên thả gà ra vườn mà phải nhốt gà vào chuồng đảm bảo kín gió và giữ ấm cho gà. Chỉ thả gà ra vườn khi thời tiết ấm áp và vườn khô ráo.

2. Gà lạnh chân do bị trúng gió

Khi thấy gà bị trúng gió bạn có thể dùng dầu hỏa hoặc dầu gió hoặc rượu quế xoa khắp người gà đặc biệt là những phần da không có lông, hốc cánh và đầu. Sau khi đã thoa dầu cho gà, để gà ở nơi kín gió, ấm áp là được. Nếu gà bị nhẹ thì 15 – 30 phút sau gà có thể đi lại bình thường và không bị lạnh chân nữa. Nếu gà bị nặng nghẹo đầu, vẹo cổ thì phải đợi 2 – 3 giờ sau gà mới có thể đi lại tốt và gần như khôi phục được như bình thường.

3. Gà lạnh chân do các bệnh truyền nhiễm

Có nhiều căn bệnh truyền nhiễm cũng có thể khiến gà lạnh chân mà điển hình là bệnh đầu đen hoặc bệnh dịch tả gà (Newcastle). Do đó, nếu bạn xác định không phải gà bị lạnh chân do thời tiết và do bị trúng gió đồng thời gà cũng chưa có dấu hiệu gì của bệnh thì bạn nên cẩn thận với 2 bệnh vừa kể trên.

Để phòng ngừa có thể mắc phải 2 bệnh truyền nhiễm trên khi mới có dấu hiệu gà bị lạnh chân các bạn có thể thực hiện các bước sau: nếu đàn gà chưa tiêm vắc xin Newcastle thì nên tiêm ngay. Sau khi tiêm vắc xin các bạn cho gà dùng thuốc đặc tri bệnh đầu đen ở gà như thuốc Sul-depot và Hepaton với liều lượng 2ml Sul-depot + 1g Hepaton pha chung với 1 lít nước, cho gà uống tự do thay nước liên tục 4 – 5 ngày.

Bệnh Thương Hàn Ghép E Coli Ở Gà, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Trong số các bệnh truyền nhiễm trên đàn gia cầm thì có rất nhiều bệnh phổ biến như thương hàn, Gumboro, bệnh CRD, Ecoli, Newcastle, bệnh sưng phù đầu, bệnh đầu đen, … Những bệnh truyền nhiễm này tuy nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm, sử dụng đúng thuốc, đúng liệu trình thì có thể giảm được tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên, thường các bệnh truyền nhiễm này không xuất hiện đơn lẻ mà lại bội nhiễm trên gà khiến gà mắc 2 thậm chí 3 bệnh cùng lúc. Do đó, xác định được gà đang bị bệnh gì cũng như sử dụng thuốc chữa như thế nào không phải là điều đơn giản. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn tìm hiểu về triệu chứng của bệnh thương hàn ghép E coli ở gà cũng như cách chữa trị cụ thể khi gà bị ghép 2 bệnh này.

Bệnh thương hàn ghép E coli ở gà

Bệnh Ecoli hay còn gọi là bệnh lỵ là bệnh do gà nhiễm vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Còn bệnh thương hàn trên gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây ra. Hai bệnh này hoàn toàn khác nhau nhưng gà lại có thể cùng lúc nhiễm cả hai bệnh này. Khi gà bị nhiễm 2 bệnh này thường gọi là bệnh thương hàn ghép E coli hoặc bệnh E coli ghép thương hàn.

Nguyên nhân gây ra bệnh Ecoli ghép thương hàn thường do môi trường chăn thả không đảm bảo, mật độ nuôi quá cao và chất độn chuồng bị ẩm ướt. Điều kiện này rất dễ xảy ra khi thay đổi thời tiết những lúc giao mùa, khi trời nồm ẩm và mưa nhiều.

Triệu chứng bệnh E coli ghép thương hàn

Bệnh thương hàn ghép E coli cũng không có quá nhiều triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Khi gà bị thương hàn ghép E coli có thể có các triệu chứng như ủ rũ, kém ăn, nóng sốt, đứng tách đàn, đi ngoài phân trắng vàng có nhớt, chân lạnh (khô chân).

Khi thấy gà có các triệu chứng mắc bệnh và các triệu chứng không quá rõ ràng, các bạn cần cách ly những con gà bệnh và có thể mổ khám để biết bệnh tích của gà từ đó đưa ra kết luận gà đang bị bệnh gì. Trường hợp bệnh thương hàn ghép E coli ở gà khi mổ khám sẽ thấy bệnh tích đặc trưng là kéo màng, viêm dính ở thành ngực phủ lên vùng tim, gan. Các cơ quan khác của gà thường sẽ có các triệu chứng khác đặc trưng của bệnh thương hàn (gan sưng, mật sưng) và bệnh Ecoli (viêm màng bao tim, gan).

Cách chữa và phác đồ điều trị

Để chữa bệnh Ecoli ghép thương hàn các bạn cần dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị 2 bệnh này hoặc tối ưu hơn là dùng 1 loại kháng sinh có tác dụng với cả 2 bệnh này. Cùng với việc sử dụng thuốc, các bạn cũng cần cho gà sử dụng thêm các loại thuốc bổ, thuốc trợ lực để tăng sức đề kháng cho gà giúp gà nhanh khỏi bệnh. Bên cạnh đó, các bạn cần đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, thường xuyên phun khử trùng chuồng trại định kỳ.

Dùng 100g tỏi giã nhỏ pha với 10 lít nước, để trong 30 phút chắt lấy nước trong cho gà uống, bã tỏi trộn với thức ăn cho gà ăn. Tỏi sẽ giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa cho gà.

Dùng thuốc Ampicoli hoặc Enroflox 20% hoặc Enrosin 20% hoặc Florfenicol 20% trộn vào 1/3 khẩu phần thức ăn hoặc 1/3 khẩu phần nước uống cho gà. Dùng liên tục 5 – 7 ngày theo liều lượng từ nhà sản xuất.

Dùng Gluco KC, vitamin tổng hợp (Multivit, super vitamin), vitamin ADE, giải độc gan thận pha vào nước cho gà uống 10 – 15 ngày

Như vậy, với các thông tin trên cũng như phác đồ điều trị bệnh thương hàn ghép E coli ở gà, hi vọng các bạn đã biết cách xử lý nếu đàn gà gặp phải trường hợp này. Trong trường hợp các bạn có các vấn đề thắc mắc khác cũng có thể gọi điện vào số 1900 6145 của kênh nông nghiệp VTC16 để được các chuyên gia tư vấn một cách cụ thể.

Mẹo Nhổ Lông Gà Đúng Chuẩn Vừa Sạch Vừa Nhanh Các Mẹ Nên Biết

Mẹo chọn gà sống ngon

– Chọn 2 con có kích cỡ như nhau, cầm lên thấy con nào cảm giác nặng hơn thì con gà đó thịt chắc, ngon hơn.

– Chọn con gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khó bắt, mắt sáng tinh nhanh, không lờ đờ, mào gà đỏ tươi, lông gà óng mượt, không bị xù lông. Chân thẳng, đều, thon nhỏ, không bị xây xướ, sứt móng hay bị nổi nốt đỏ, nốt màu lạ trên chân. Diều không bị căng cứng là gà khỏe, tiêu hóa tốt.

– Mỏ gà sắc nhọn, màu sáng bóng, không bị chảy nhớt ở mỏ.

– Vạch lớp lông lên thấy da gà mỏng có thể thấy được thịt và tia máu, dùng tay bóp nhẹ thân gà không bị nhão, thịt có độ săn chắc, có vệt vàng lớn dưới ức, cánh.

– Hậu môn (phao câu) hồng hào, nhấp nháy, co bóp tốt, không có hiện tượng ướt, ra nước hoặc ra phân bất thường. Nếu thấy phân gà có bọt vàng, nhầy hoặc có lẫn máu tươi … chứng tỏ gà bị bệnh, không nên mua.

– Để kiểm tra gà có bị tiêm nước tăng trọng hay không, bạn lật cánh gà kiểm tra dưới nách, nếu có nhiều chấm đỏ, xung quanh vết tiêm có nước phồng lên màu đen, sau 1 thời gian màu đen đó lan rộng ra xung quanh thì chứng tỏ gà đã bị tiêm thuốc, tiêm nước tăng trọng lượng, tuyệt đối không được mua loại gà này.

– Nếu thấy gà có những biểu hiện này thì tránh không mua: mào tái, thâm tím, ủ rũ, mỏ chảy nhớt nước dãi, diều căng cứng, mắt lờ đờ, cánh xệ, dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới, lông xù hoặc xơ xác, da nhăn nheo, gầy gò, chân lạnh, khô, hậu môn trắng bệt hoặc đỏ, chảy nước hoặc hay có phân dính xung quanh. Vì đây là những dấu hiệu của gà bị bệnh, khi ăn không những không ngon mà còn rất nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng người dùng.

Chuẩn bị cắt tiết và trụng lông gà

– Chuẩn bị một con dảo díp, một chén hoặc đĩa để đựng tiết gà. Một chân chúng ta đạp dữ 2 chân gà xuống mặt đất. Một tay giữ mỏ và đầu gà, tay kia tiến hành cắt cổ gà để tiết gà chảy vào chén/tô/đĩa đựng bên dưới. Chú ý cắt sao để tiết được chảy ra hết, tránh tình trạng huyết còn gà sẽ bị bầm do còn máu gà.

– Sau khi cắt tiết gà, nhúng gà vào nước lạnh cho nước ngấm đều khắp thân gà. Vớt gà ra xoa đều dấm gạo vào khắp thân, để gà trong 10 phút cho lỗ chân lông giãn nở ra.

– Nước đun thật sôi đủ 100 độ, nhúng gà vào, lật cho đều khắp, những nơi nhiều lông thì nhúng lấu hơn 1 chút, nhúng phần chân vào đầu kĩ hơn, thử dùng tay tuốt nhẹ phần da chân, nếu da chân gà bong ra là được. Tránh nhúng gà 2 lần với nước nóng.

Mẹo nhổ lông gà chuẩn vừa sạch vừa nhanh

– Bỏ gà ra, dùng tay vừa miết vừa nhổ dọc chiều lông mọc, nhổ lông gà trong chậu nước lạnh sẽ dễ dàng hơn.

– Để khử mùi hôi của gà: Dùng rượu trắng và muối chà xát lên da gà thật đều, xả dưới vòi nước cho trôi sạch lông, gà sẽ trắng sạch và không còn mùi hôi nữa.

– Sau khi đã hoàn thành việc nhổ lông gà sạch gọn thì chúng ta đem gà đi nấu như bình thường.

Xu Xu

Đăng bởi: Nhựt Nguyễn Minh

Từ khoá: Mẹo Nhổ Lông Gà Đúng Chuẩn Vừa Sạch Vừa Nhanh Các Mẹ Nên Biết

Cách Luộc Gà Thơm Ngon, Gà Dai, Không Bị Nứt Da, Màu Vàng Đẹp

Chọn nồi có đường kính đáy khoảng 26 – 28cm và có chiều cao thành nồi khoảng 18 – 22cm để luộc vừa một con gà mà không phải chặt thái ra từng khúc.Quai nồi cần chắc chắn để đảm bảo an toàn khi di chuyển nồi đang chứa nước nóng và tránh rơi rớt.

Bạn nên chọn những loại nồi có đáy dày, chất liệu bằng inox để luộc, nồi có chất liệu bằng nhôm vẫn có thể luộc gà được nhưng đáy nồi nhôm thường sẽ mỏng dễ cháy nếu bạn làm món gà luộc mà không cần nước. Cách chọn nồi luộc gà thích hợp

Khi chọn mua nồi luộc gà thích hợp, bạn nên chọn những thương hiệu uy tín trên thị trường như Happycook, Sunhouse, Elmich,… để mua được sản phẩm chất lượng nhất khi sử dụng.

Nguyên liệu làm món gà luộc bằng nồi truyền thống

1.5 kg gà ta nguyên con

Bánh phở

Ngò rí

Hành lá

Hành phi

Ớt xanh

Gia vị: đường, muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, bột nghệ

Cách làm món gà luộc bằng nồi truyền thống

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Gà ta sau khi mua về sơ chế, làm sạch và giữ nguyên con. Sau đó xát muối lên da gà và rửa sạch từ trong ra ngoài rồi để ráo nước.

Hành lá và ngò rí cắt rễ, rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2 Luộc gà

Chuẩn bị nồi luộc có kích thước khoảng 5 lít. Cho vào 3,2 lít nước và bật bếp. Sau đó cho hỗn hợp gia vị 30g muối, 30g hạt nêm và 45g đường. Tiếp tục cho gà vào nồi, đậy nắp kín lại sau đó luộc trong khoảng 15 – 20 phút. Sau khi hấp trên lửa xong, bạn tắt bếp và để ngâm trong nồi khoảng 10 phút rồi vớt ra

Bước 3 Làm muối chấm

Cắt nhỏ lá é và ớt, cho cả hai cùng với 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê muối vào cốc giã đến khi nhuyễn rồi đem cho ra chén.

Bước 4 Thành phẩm

Gà sau khi ngâm xong vớt ra cho vào chậu nước lạnh đến khi nguội thì mang đi chặt ra thành miếng vừa ăn để ăn cùng với bánh phở.

Nguyên liệu làm món gà luộc bằng nồi cơm điện

1,5 kg gà ta

400g muối hạt

Sả cây

Gừng

Rượu trắng

Lá chanh

Hành tím

Gia vị: tiêu sọ, muối, bột ngọt

Cách làm món gà luộc bằng nồi cơm điện

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Gà ta sau khi mua về sơ chế, làm sạch và giữ nguyên con. Sau đó cho hỗn hợp rượu và gừng đã giã nhuyễn vào để rửa sạch gà để gà luộc xong sẽ thơm hơn.

Bước 2 Ướp gà

Giã nhuyễn hỗn hợp hành tím, ớt, 2 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt. Sau đó mát xa đều lên trên bề mặt gà và phía trong bụng của con gà

Bước 3 Luộc gà bằng nồi cơm điện

Cho 400g muối hạt vào lót dưới đáy nồi cơm điện, xếp lên trên các nguyên liệu sả cây, hành tím và gừng cắt lát nhỏ, hạt tiêu, lá chanh vò sơ rồi để lên trên gà nguyên con đã được ướp nguyên liệu trước đó. Cuối cùng đậy nắp và hấp trong khoảng 40 – 45 phút để gà chín thơm vừa.

Bước 4 Thành phẩm

Sau khi hấp xong thì lấy gà ra để vào dĩa để thưởng thức hoặc cắt nhỏ ra thành miếng nhỏ vừa ăn. Trang trí thêm để món ăn thêm phần bắt mắt và hấp dẫn.

Hương thơm từ món gà hấp trong nồi cơm điện hấp dẫn, có sự hòa quyện của hầu hết các gia vị đặc biệt là sả, gừng và lá chanh rất đặc trưng mang đến một món ngon rất tuyệt vời.

Nguyên liệu làm món gà luộc cúng đêm giao thừa

1,4 kg gà trống ta

Gừng

Hành khô

Mỡ gà

Gia vị: Bột nghệ, bột canh

Cách làm món gà luộc cúng đêm giao thừa

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sau khi sơ chế sạch sẽ, gà phải được mổ moi, rửa sạch tiết để nước không bị đục. Buộc dáng cho gà sao cho chân quặp phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên

Gừng và hành tím sau khi rửa sạch thì gọt vỏ, hành tím sắc thành từng lát nhỏ.

Bước 2 Luộc gà

Đặt nồi nước lên bếp đun lửa to khoảng 5 – 7 phút cho để khi thấy sủi bọt lăn tăn, cho thêm vài lát gừng vào nước luộc gà cho thơm.

Sau đó đặt gà nằm nghiêng trong nồi, cho thêm 1 muỗng cà phê bột canh, gừng và hành tím vào và luộc trong khoảng 15 phút thì lật mặt còn lại cho gà rồi tiếp tục luộc thêm 15 phút nữa thì vớt ra.

Bước 3 Chưng mỡ gà với bột nghệ

Cho chảo lên bếp nóng rồi đổ mỡ gà vào, cho 1 muỗng cà phê bột nghệ vào để tan đều ra thì đổ ra chén

Advertisement

Bước 4 Thành phẩm

Sau khi gà nguội thì thoa đều một lớp mỏng hỗn hợp mỡ gà và bột nghệ vừa hoàn thành lên trên lớp da của con gà để gà giữ được độ căng bóng và vàng ươn rất đẹp.

Đặt gà lên dĩa sao cho thẳng đứng, sau đó đặt các phần còn lại của gà vào phía trong hoặc xung quanh gà.

Luộc gà cúng ngày giao thừa là một trong những món cúng phong thủy phổ biến đối với nhiều gia đình Việt Nam. Khi mang lên cúng bạn phải đảm bảo rằng gà được đúng thẳng, phần đầu gà hướng ra phía cửa với ý nghĩa là gọi ánh mặt trời vào trong nhà.

Một cách có thể giúp thịt gà của bạn sau khi luộc có thể săn chắc, dai hơn, màu sắc tươi ngon và bắt mắt hơn chính là sau khi hết thời gian luộc, bạn vớt gà cho vào một tô nước lớn, thêm đá viên vào cho đến khi gà nguội hẳn đi thì vớt ra và cho ráo nước. Cuối cùng, phết đều lên phần da gà một ít hỗn hợp nghệ hòa tan vào nước luộc gà lên để có được màu vàng óng ánh hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Bị Xù Lông Là Bệnh Gì? Cách Chữa Gà Xù Lông Như Thế Nào trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!