Bạn đang xem bài viết Ngôi Làng Của Quý Tộc Châu Phi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tiebele được đánh giá là ngôi làng có một không hai của châu Phi, với những căn nhà xây bằng đất sét và được sơn vẽ đẹp.
Làng Tiébélé, ngôi làng của quý tộc châu PhiNằm ở phía tây nam của Burkina Faso, quốc gia không giáp biển, là một ngôi làng nhỏ tên gọi Tiébélé. Nơi này thu hút sự quan tâm của du khách nhờ vào sự độc đáo của sukhala – những ngôi nhà truyền thống không có cửa sổ với các bức tường đầy màu sắc.
Làng Tiébélé có diện tích khoảng 1,2 ha, là nơi sinh sống của người Kassena. Họ là những người đầu tiên định cư ở khu vực này vào thế kỷ 15 và là bộ tộc lâu đời nhất quốc gia. Hiện nay, những người sinh sống trong ngôi làng này đều là giới quý tộc Kassena. Việc họ trang trí, tô màu cho ngôi nhà là cách để phân biệt với nơi ở của dân thường trong bộ tộc.
Cư dân trong ngôi làng này đều thuộc giới quý tộc, tinh anh của bộ tộc và gồm cả thủ lĩnh đứng đầu. Ảnh: Bill Rodgers/Cfile online.
Bộ lạc Kassena là một ví dụ về những người biết sử dụng tài nguyên thiên nhiên để thể hiện nét văn hóa phong phú của mình. Họ trang trí nhà cửa bằng cách vẽ các hoa văn phức tạp lên quanh ngôi nhà. Công cụ chính là phấn màu. Tuy nhiên, nơi được trang trí công phu và đẹp nhất không phải nhà ở, mà là lăng mộ của người đã khuất. Người nhận nhiệm vụ trang trí này từ thời xưa thường là phụ nữ. Màu sắc được sử dụng là đen, trắng và đỏ.
Nhà ở đây có cửa vào rất nhỏ và thấp. Ảnh: Vintage news.
Những ngôi nhà này không có cửa sổ nhằm phòng thủ và bảo vệ người trong nhà. Sau khi một căn nhà được xây dựng, những người sống ở đó sẽ phải đợi hai ngày. Nếu một con thằn lằn xuất hiện trong đó thì nó được coi là điểm tốt. Nếu không, ngôi nhà sẽ bị phá hủy.
Phần lớn du khách đều ở lại nơi này 2 ngày 3 đêm, để thư giãn và giải tỏa tâm trí vì Tiébélé yên bình, cách xa chợ lớn, đường lớn và các thành phố. Dù vậy, người dân nơi đây cởi mở, trung thực và thân thiện, khiến không ít du khách đã quyết định ở lại lâu hơn so với dự định.
Tuy nổi tiếng và được nhiều người biết đến, người dân trong làng vẫn không muốn biến nơi đây thành điểm du lịch đông khách. Lý do là họ muốn bảo tồn nguyên vẹn nơi sinh sống của mình. Tuy nhiên, trong tương lai, chính quyền đã có kế hoạch biến nơi này thành một khu du lịch hút khách để hỗ trợ kinh tế cho người dân địa phương cũng như gây quỹ để trùng tu các công trình cổ trong làng.
Ngôi làng Tiébélé nằm ở tỉnh Nahouri, phía tây nam của Burkina Faso, gần biên giới phía bắc Ghana 50 km. Thủ phủ của Nahouri là Pô, du khách thường tới Pô rồi bắt đầu tới làng Tiébélé.
Bạn có thể đến Tiebele bằng phương tiện giao thông công cộng. Nếu bạn đến Burkina Faso từ Ghana, bạn có thể băng qua vùng biên giới Paga. Ngôi làng này nằm trên đường để du khách tới thủ đô Ouagadougou.
Bạn có thể ghép xe với các du khách khác từ bên kia biên giới, mất 30 phút để đến nơi. Bạn có thể đi minibus với giá rẻ hơn, nhưng tốn nhiều thời gian di chuyển hơn. Khi đến Pô, bạn hãy tìm xe minibus để đến làng Tiébélé. Ngoài ra, bạn có thể bắt xe bus đi thẳng từ thủ đô đến ngôi làng này, mất khoảng 3,5-4 tiếng.
Theo Anh Minh/ Vnexpress
Đăng bởi: Ngô Xuân Đạt
Từ khoá: Ngôi làng của quý tộc châu Phi
Zambia, Miền Đất Hứa Của Châu Phi
Zambia là một quốc gia nhỏ nằm ở miền Nam châu Phi. Tuy chưa phát triển mạnh về kinh tế nhưng quốc gia này may mắn sở hữu những kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ, sinh vật phong phú cùng nhiều công trình độc đáo. Bên cạnh đó, lối sống hòa bình đáng quý ở đây cũng là một điều khiến du khách yêu thích và muốn đến khám phá.
Livingstone Vườn Quốc gia Nam LuangwaĐược ngăn cách bởi sông Luangwa và vách núi Muchinga, với diện tích hơn 9,050 km2, vườn quốc gia Nam Luangwa là điểm đến lý tưởng cho những ai cho yêu thích khám phá các loài động vật hoang dã mà vẫn được tận hưởng cảm giác yên bình. Một trong những chuyến thăm thú vị nhất tại khu vực nổi tiếng này là hành trình dọc theo con sông Luangwa uốn khúc cùng những đầm phá xung quanh, nơi sinh sống của hàng trăm con các sấu cùng hà mã. Ngoài ra, Nam Luangwa còn là nơi bảo tồn hơn 60 loài động vật có vú và hơn 400 loài chim nổi bật trong đó có loài hươu cao cổ Rhodesiant , voi và loài trâu nước đặc trưng châu Phi. Đây là một thiên đường cho những tay “săn lùng” những bức ảnh chân thật về cuộc sống tự nhiên cũng như nghiên cứu tập quán của các loài. Thời điểm thích hợp để có thể đến tham quan Nam Luangwa là khoảng giữa tháng 5 đến tháng 10 bởi lúc này bầu trời trong xanh, và có nhiều loài động vật tập trung về khu vực sông Luangwa để tìm nguồn nước. Tuy nhiên đi vào mùa mưa cũng sẽ có cái thú riêng vì lúc này vườn quốc gia khoác lên mình vẻ đẹp xanh mát tràn đầy nhựa sống.
Thác Victoria Hồ Kariba Ngôi nhà cổ Shiwa NganduVới những ai có niềm đam đê sâu sắc về nền văn hóa lịch sử thì ngôi nhà cổ này sẽ là địa điểm lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Shiwa Ngandu, vào năm 1911, thuộc quyền sở hữu của một sĩ quan thuộc địa trẻ người Anh mang tên Stewart Gore-Browne, người đã quyết điịnh ở ljai đay sau chuyến công tác để phân định biên giới giữa Bắc Rhodesia và Congo thuộc Bỉ thời bấy giờ. Ngôi nhà cổ làm bằng gạch và có khuôn viên khá rộng lớn, được thiết kế cầu kỳ với tầm nhìn đẹp hướng ra hồ, bao quanh bởi các khu rừng nguyên sơ rậm rạp. Khi sống trong Shiwa Ngandu, du khách sẽ có cảm giác như đang trở về cuộc sống thời kỳ cổ đại vô cùng hoang sơ và kì bí. Gần đó có một suối nước nóng tự nhiên tinh tế được bao quanh bởi thảm thực vật nhiệt đới tươi tốt, chảy vào sông Manshya, tháp thoáng xa xa là căn nhà nhỏ như bước ra từ cổ tích của những người dân thân thiện.
Theo Anh Võ (Wiki Travel)
Đăng bởi: Lâm Sơn
Từ khoá: Zambia, miền đất hứa của châu Phi
Hành Trình Khám Phá Làng Miêu Trong Tour Du Lịch Quý Châu
Hành trình khám phá làng Miêu trong tour du lịch Quý Châu
Khám phá làng Miêu trong tour du lịch Quý ChâuCô gái Miêu
Đặc điểm của người Miêu là họ để tóc dài và búi tóc cao, có cài hoa. Trong những dịp lễ tết quan trọng thì người con gái hay mặc trang phục có nhiều bạc trên người vì theo quan điểm của họ, bạc thể hiện sự quyền quý và giúp xua đuổi tà ma. Với những gia đình người Miêu, họ sẽ tích góp bạc từ 10 năm trước lễ thành hôn cho con gái, với quan điểm của họ thì con gái có ít bạc hơn thì sẽ khó lấy chồng và bị thua thiệt hơn so với bạn bè trang lứa. Trang sức bạc được trạm khắc thủ công rất tinh tế, họ đẹo rất nhiều bạc trên người từ mũ, dây chuyền và đồ trang trí thì trọng lượng cũng khoảng 5kg.
Khám phá làng Miêu trong tour du lịch Quý Châu
Ngôi làng nằm ở tỉnh Quý Châu, cách thủ phủ Quý Dương 120km và cách thành phố Khải Lý 35km. Đường vào Miêu Làng khá xa và hoang vu, dọc đường phải băng qua những cánh rừng thông ngút ngàn và những con suối chảy xiết. Phải đi một khoảng cách rất xa thì mới thấy một bản làng với vài căn nhà đơn sơ.
Đặc trưng ở Miêu làng là những ngôi là cổ đơn sơ, chảy dài theo những sườn dốc xếp tầng lên nhau trông rất đẹp mắt. Từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ chìm đắm vào nhãn quan của một khung cảnh ước lệ, choáng ngợp của rất nhiều mái gói dày đặt trông rất đẹp mắt.
“Thiên hộ miêu trại”
Miêu Làng còn được gọi tên là “Thiên hộ miêu trại” nơi có hàng ngàn nóc gia đã làng nên danh tiếng của cổ trấn vùng cao. Ngôi làng được xếp vào danh sách những ngôi làng cổ độc đáo và tuyệt nhất để thế giới để đi du lịch.
Giao lưu với người Miêu
Tại Miêu Làng còn có một quảng trường để người dân giao lưu với nhau, có sân chơi thể thao và có cả một khu chợ truyền thống vùng cao nơi bạn có thể mua những đặc sản vùng miền. Hơn thế nữa, Miêu Làng còn có một nông trại trên cả tuyệt vời, bước vào nông trại là bạn sẽ đi qua những thửa ruộng xanh mát, đứng giữa đồng hoa ngắm nhìn những căn nhà gỗ đằng xa thấy thật đẹp, quả thực là một địa điểm thiên đường cho du khách.
Đoàn chúng tôi tham quan làng Miêu
Bạn nên dậy sớm để cảm nhận sự yên bình và trong trẻo của ngôi làng, đi vào chợ vùng cao để cảm nhận cuộc sống của người bản địa cũng như tham gia vào những vũ điệu truyền thống vào 10h trưa mỗi ngày tại quảng trường. Tất cả sẽ cho bạn cảm giác hoàn toàn mới lạ và những trải nghiệm có một không hai, kỷ niệm không bao giờ quên.
Hướng dẫn cách đi đến Miêu Làng Tây GiangBạn đang có dự định đi du lịch Quý Châu tự túc và muốn khám phá làng Miêu thì có thể tham khảo cách di chuyển đến làng Miêu Tây Giang sau đây:
Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trung Quốc đã trở thành một điểm đến quen thuộc với nhiều du khách Việt trong vài năm gần đây. Nếu đã một lần ghé qua đây, du khách sẽ không thể nào quên hình ảnh một cổ trấn nghìn năm trải dài êm đềm bên dòng sông lững lờ nước chảy; hay nhớ mãi những buổi sáng tinh mơ thức dậy trong cổ trấn, hơi sương từ đêm trước vẫn còn lảng bảng phủ kín mặt Đà Giang và hình ảnh ngôi làng Miêu, Tây Giang.
Đông Bích
Đăng bởi: Huyền Trần
Từ khoá: Hành trình khám phá làng Miêu trong tour du lịch Quý Châu
Du Lịch Mộc Châu: Khám Phá Ngôi Làng Tiên Cảnh Ở Bản Pa Phách
Ẩn mình giữa hai dãy đá vôi với những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, hoang dã, bản Pa Phách như chốn tiên cảnh luôn thu hút các vị khách của du lịch Mộc Châu.
Du lịch Mộc Châu: Khám phá ngôi làng tiên cảnh ở bản Pa PháchẢnh: @ngocnguyen9316.
Nhắc đến du lịch Mộc Châu, sẽ có vô vàn những điểm đến, những hành trình để du khách khám phá. Trong đó không thể không kể đến ngôi làng nằm ẩn mình giữa hai dãy núi đá vôi với những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, hoang dã như chốn tiên cảnh ở bản Pa Phách. Có thể nói bản Pa Phách là một điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ khi có dịp du lịch Mộc Châu.
Ảnh: @nguyen.phuongoanh.37.
Ảnh: @sonnguyen88vt.
Tọa lạc tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, bản Pa Phách cách thị trấn Mộc Châu khoảng 5 km, nằm cheo leo trên núi. Bản có hai phần bao gồm Pa Phách trên và Pa Phách dưới. Đồng bào dân tộc người Thái sống tại bản Pa Phách dưới trong khi bản Pa Phách trên thuộc về người dân tộc Mông.
Ảnh: @rosiee_h9.
Để đi đến bản Pa Phách có vị trí nằm kẹp giữa những dãy đá vôi với khu rừng thiên nhiên hoang dã, du khách phải đi qua một con đường đất đỏ. Hai bên đường là xen kẽ các cánh đồng hoa cải trắng tinh khôi được người dân nơi đây gieo trồng và chăm sóc. Càng đi sâu đường đi càng khó khăn một chút, thế nhưng có lẽ vì vậy mà du khách sau khi nhìn thấy bản Pa Phách tuyệt đẹp, sẽ thấy đây là hành trình vô cùng xứng đáng.
Ảnh: @sonnguyen88vt.
Được biết đến là thiên đường hoa với đặc trưng thay đổi màu sắc theo mùa. Mùa xuân thì có hoa đào và hoa mận với sắc hồng, sắc trắng đầy thơ mộng. Mùa thu thì lại vàng ươm, rực rỡ một vùng trời với vẻ đẹp của loài hoa dã quỳ. Đẹp tuyệt vời nhất phải kể đến là mùa đông khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến hết tháng 12 là mùa của hoa cải trắng muốt.
Ảnh: @hahien_doy.
Ảnh: @moclago.
Đồng bào dân tộc nơi đây trồng hoa cải bán ép lấy dầu nên cứ độ này mỗi năm, những cánh đồng hoa cải được người Mông rắc hạt để cây mọc tự nhiên sẽ nở rộ thơ mộng cả bản làng. Nhìn từ đỉnh núi trải rộng xuống phía dưới, du khách sẽ có cảm giác như được ôm trọn bởi rừng hoa. Chúng mọc xung quanh thung lũng, chạy lên cả sườn đồi, vây quanh những ngôi nhà sàn với kiến trúc đặc sắc của bản Pa Phách.
Ảnh: @torammm.
Và rồi ở trung tâm bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc toàn hoa là hoa, du khách sẽ ấn tượng ngay với bản làng Pa Phách đơn sơ, mộc mạc được che chở giữa các thung lũng. Bản làng như biệt lập với thế giới bên ngoài bởi cung đường và khung cảnh hữu tình, hoang sơ. Đắm chìm trong khí trời mát mẻ, tinh khiết, sẽ chẳng khó để du khách khám phá cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng Tây Bắc.
Ảnh: @sonnguyen88vt.
chúng mình gợi ý các tour Tây Bắc:
Đăng bởi: Thương Nguyễn
Từ khoá: Du lịch Mộc Châu: Khám phá ngôi làng tiên cảnh ở bản Pa Phách
Dân Tộc Mông Tại Mộc Châu
Dân tộc Mông còn có tên gọi khác gọi khác là Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng.
*Nhóm địa phương: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh, Na Miẻo.
Dân Tộc Mông tại mảnh đất này
*Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ hệ Mông – Dao,
*Hoạt động sản xuất: Nguồn sống chính là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa, lúa mạch.Người Mông có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng với cây trồng chính là các cây ý dĩ, khoai, rau, lạc, vừng, đậu… Chiếc cày của người Hmông rất nổi tiếng về độ bền cũng như tính hiệu quả. Trồng lanh, thuốc phiện (trước đây), các cây ăn quả như táo, lê, đào, mận, dệt vải lanh là những hoạt động sản xuất đặc sắc của người Hmông.
Vẽ bằng sáp ong, nhuộm chàm là một cách tạo hoa văn đặc trưng của người Mông hoặc Dao. Người phụ nữ dùng bút chấm sáp ong nóng chảy để vẽ vào những hoa văn trên tấm vải lanh trắng. Vẽ xong, tấm vải đó được nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi được màu đen vừa ý. Sau đó người ta đem vải nhúng vào nước nóng cho sáp ong tan ra, để lại những hoa văn màu trắng trên nền chàm xanh.
Người Mông chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, ngựa. Ngựa thồ là phương tiện vận chuyển rất có hiệu quả trên vùng cao núi đá. Con ngựa rất gần gũi và thân thiết với từng gia đình Mông.
Họ phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân. Các thợ thủ công Mông phần lớn là thợ bán chuyên nghiệp làm ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, nòng súng, các đồ đựng bằng gỗ ghép.
Chợ ở vùng Mông thoả mãn vừa nhu cầu trao đổi hàng hoá vừa nhu cầu giao lưu tình cảm, sinh hoạt.
Ăn: Người Mông thường ăn ngày hai bữa, ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn với các thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và canh. Bột ngô được xúc ăn bằng thìa gỗ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ. Người Mông quen uống rượu ngô, rượu gạo, hút thuốc bằng điếu cày. Ðưa mời khách chiếc điếu do tự tay mình nạp thuốc là biểu hiện tình cảm quý trọng. Trước kia, tục hút thuốc phiện tương đối phổ biến với họ.
Mặc: Trang phục của người Mông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm.
Phụ nữ Mông Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành.
Phụ nữ Mông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả.
Phụ nữ Mông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.
Phụ nữ Mông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Mông Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng.
Trang trí trên y phục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập.
Chợ phiên- nơi giao lưu trao đổi hàng hoá, gặp gỡ của anh em, bạn bè trai gái, là một sinh hoạt đặc trưng của người Mông ở vùng cao biên giới. Người ta thồ trên lưng ngựa đến chợ đủ mọi thứ hàng hoá như: ngô, rau, củi… Ðàn ngựa thồ được quần tụ trên bãi để ngựa ở chợ Bắc Hà (Lào Cai), Ðồng Văn (Hà Giang) là nét văn hoá đẹp ở vùng cao.
Thắng cố (chảo canh) là món ăn được ưa thích của người Hmông. Ðây là món canh gồm các loại thịt, xương, lòng, gan, tim, phổi bò (dê) cắt thành từng miếng nhỏ được nấu chung trong chảo to. Người Hmông thường nấu Thắng cố khi nhà có bữa đám hay trong các chợ phiên.
Ở: Người Mông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà. Nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ. Nhà giàu thì tường trình, cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván. Phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh. Lương thực được cất trữ trên sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa lương thực ở ngay cạnh nhà.
Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà có một khuôn viên riêng cách nhau bằng bức tường xếp đá cao khoảng gần 2 mét.
Phương tiện vận chuyển: Người Mông quen dùng ngựa thồ, gùi có hai quai đeo vai.
Quan hệ xã hội: Bản thường có nhiều họ, trong đó một hoặc hai họ giữ vị trí chủ đạo, có ảnh hưởng chính tới các quan hệ trong bản. Người đứng đầu bản điều chỉnh các quan hệ trong bản, trước kia, cả bằng hình thức phạt vạ lẫn dư luận xã hội. Dân mỗi bản tự nguyện cam kết và tuân thủ quy ước chung của bản về sản xuất, chăn nuôi, bảo vệ rừng và việc giúp đỡ lẫn nhau. Quan hệ trong bản càng gắn bó chặt chẽ hơn thông qua việc thờ cúng chung thổ thần của bản.
Mỗi gia đình Mông đều có bàn thờ ở gian giữa nhà. Biểu trưng cho nơi thờ là vài tờ giấy bản có tráng kim ở giữa đóng trên vách được thay vào dịp Tết hàng năm. Mỗi khi cúng người ta lấy lông gà chấm vào tiết rồi dán lên tờ giấy bản đó.
Người Mông rất coi trọng dòng họ bao gồm những người có chung tổ tiên. Các đặc trưng riêng với mỗi họ thể hiện ở những nghi lễ cúng tổ tiên, ma cửa, ma mụ… như số lượng và cách bày bát cúng, bài cúng, nơi cúng, ở các nghi lễ ma chay như cách quàn người chết trong nhà, cách để xác ngoài trời trước khi chôn, cách bố trí mộ… Người cùng họ dù không biết nhau, dù cách xa bao đời nhưng qua cách trao đổi các đặc trưng trên có thể nhận ra họ của mình. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe.
Gia đình nhỏ, phụ hệ. Cô dâu đã qua lễ nhập môn, bước qua cửa nhà trai, coi như đã thuộc vào dòng họ của chồng. Vợ chồng rất gắn bó, luôn ở bên nhau khi đi chợ, đi nương, thăm hỏi họ hàng. Phổ biến tục cướp vợ.
Thờ cúng: Trong nhà có nhiều nơi linh thiêng dành riêng cho việc thờ cúng như nơi thờ tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma bếp. Những người biết nghề thuốc, biết làm thầy còn lập bàn thờ cúng những vị tổ sư nghề của mình. Nhiều lễ cúng kiêng cấm người lạ vào nhà, vào bản. Sau khi cúng ma cầu xin ai thường đeo bùa để lấy khước.
Học: Chữ Mông tuy được soạn thảo theo bộ vần chữ quốc ngữ từ những năm sáu mươi nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự phổ biến.
Lễ tết: Trong khi người Việt đang hối hả kết thúc tháng cuối cùng trong năm thì người Mông đã bước vào Tết năm mới truyền thống từ đầu tháng 12 âm lịch, sớm hơn tết Nguyên đán một tháng theo cách tính lịch cổ truyền của người Mông, phù hợp với nông lịch truyền thống. Ngày Tết, dân làng thường chơi còn, đu, thổi khèn, ca hát ở những bãi rộng quanh làng. Tết lớn thứ hai là Tết 5 tháng năm (âm lịch). Ngoài hai tết chính, tuỳ từng nơi còn có các Tết vào các ngày 3 tháng 3, 13 tháng 6, 7 tháng 7 (âm lịch). Ngày Tết, trai gái Mông vui chơi ca hát, múa khèn, tung còn, đánh cầu lông gà, đánh quay. Chơi quay là một trò chơi phổ biến ở hầu hết các dân tộc ở miền Bắc, nhưng mỗi dân tộc có cách đánh quay riêng.
Văn nghệ: Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Khèn, trống còn được sử dụng trong đám ma, lúc viếng, trong các lễ cúng cơm. Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình.
Đăng bởi: Phạm Thị Hương Thơm
Từ khoá: Dân Tộc Mông Tại Mộc Châu
Du Lịch Châu Phi Và Những Điểm Nhấn Khó Quên
Nếu đã đến châu Á huyền bí và châu Âu hoa lệ thì thiên nhiên hoang dã cùng những trải nghiệm mạo hiểm ở Châu Phi sẽ là lý do để bạn khám phá và bạn sẽ bất ngờ.
Trong tiết trời se lạnh mà được tản bộ dưới những vòm phượng tím nở hoa, bạn sẽ hiểu vì sao đây là thời điểm Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung quyến rũ hơn bao giờ hết. Mùa xuân Nam Phi kéo dài từ cuối tháng 9 đến tháng 12. Những ai yêu phượng tím sẽ choáng ngợp trước khung trời hoa Jacaranda nhuộm màu tím biếc, phủ khắp các thành phố, Jacaranda không chỉ có sắc màu quyến rũ mà còn có hương thơm ngào ngạt. Nắng xuân dịu ngọt tỏa chiếu lên những ô cửa kính các các tòa nhà cao tầng đem đến cho Jonhannesburg vẻ đẹp rực rỡ của thành phố vàng, kim cương và đá quý. Đến đây bạn không thể bỏ qua thị trấn Gold Reef City hiền hòa, nơi bạn sẽ có cơ hội hóa thân thành những người thợ mỏ, khám phá quy trình khai thác vàng bên trong lòng đất.
Công viên quốc gia PilanesbregDu lịch châu Phi và những điểm nhấn khó quên (Nguồn: kenh14)
Công viên quốc gia Pilanesbreg sẽ đưa bạn vào một thế giới thiên nhiên hoang dã, tận mắt chứng kiến cuộc sống của những loài thú hoang dã của Châu Phi. Rời Jonhannesburg đến Pretoria, bạn sẽ chìm đắm trong không gian thật lãng mạn khiến nhiều người không ngần ngại gọi Pretoria là “thành phố hoa phượng tím”. Ở thành phố này hiện hữu vẻ đẹp sang trọng của các tòa nhà được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển Anh và nét trang nghiêm của trụ sở ngoại giao của nhiều nước trên thế giới. Những dãy nhà màu nâu đất xây kiên cố bằng gạch nung, có nhiều cửa sổ, những công viên hoa nở khắp nơi cùng những công trình công cộng thanh lịch, tất cả tạo nên một thành phố châu Âu giữa lòng châu Phi hoang dã. Tạm biệt Pretoria trong cảm giác bâng khuâng, lưu luyến về màu hoa tím của loài cây Jacaranda nở đầy trên phố. Cape Town – thành phố được ví như “viên ngọc xanh” giữa lục địa đen, là bức tranh đẹp đẽ, căng tràn sức sống của thiên nhiên, sẽ đem đến cho bạn một chuyến đi không thể nào ấn tượng hơn.
Du lịch châu Phi và những điểm nhấn khó quên (Nguồn: dongvat)
Đỉnh Núi BànDu lịch châu Phi và những điểm nhấn khó quên (Nguồn: dongvat)
Đứng từ trên đỉnh Núi Bàn cao 1.073m bạn sẽ thu vào tầm mắt cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, và thành phố ngập tràn trong ánh vàng, lung linh, huyền ảo như trong truyện cổ tích. Hãy dạo quanh bán đảo Cape, chiêm ngưỡng cảnh quan thoáng đãng, hít thở không khí trong lành của Sea Point và vịnh Hout, hãy sải bước trên bãi biển Boulders, bạn sẽ có dịp hiểu thêm về cuộc sống của các chú chim cánh cụt ở đây. Bầu trời kết hợp với vùng biển cho bạn cảm giác yên ấm lạ lùng, như thể bạ đang hòa mình vào với thiên nhiên tươi mát của đất trời. Sự kết hợp đầy thú vị của thiên nhiên châu Phi mà tạo hóa đã tạo nên.
Du lịch châu Phi và những điểm nhấn khó quên (Nguồn: dulich)
Nguồn: dulich
Đăng bởi: Nguyễn Hà
Từ khoá: Du lịch châu Phi và những điểm nhấn khó quên
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngôi Làng Của Quý Tộc Châu Phi trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!