Xu Hướng 9/2023 # Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 6 Cần Ghi Nhớ # Top 14 Xem Nhiều | Nhld.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 6 Cần Ghi Nhớ # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 6 Cần Ghi Nhớ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đến thời điểm này, cơ thể người phụ nữ ra dáng mẹ bầu hơn. Về chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 6, các chuyên gia khuyên nên ăn uống đầy đủ chất, biết bổ sung đúng những dưỡng chất cần thiết ngay từ bây giờ và hạn chế những thức ăn có mùi.

1. Đảm bảo đủ chất cần thiết

– Tinh bột: có nhiều trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây và các loại hạt.

– Đạm: thịt, cá, đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá ngừ tươi…

– Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai.

– Vitamin và chất xơ: các loại trái cây như cam, quýt,… chứa nhiều vitamin C và các loại rau có màu sẫm…

2. Cung cấp axit folic

Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Chất này rất quan trọng cho sự phát triển của em bé, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh gây chẻ đôi cột sống và hộp sọ không hoàn thiện. Các mẹ có thể tăng cường hấp thu axit folic ăn nhiều thức ăn có chứa chất này như: các loại rau xanh sẫm màu, ngũ cốc nguyên hạt, cam, bưởi, chuối, đậu và hạt đậu, sữa và sữa chua…

3. Bổ sung đầy đủ chất sắt

Phụ nữ mang thai cần lượng sắt nhiều hơn những phụ nữ bình thường. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 6, mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua chất này nếu không muốn xảy ra tình trạng thiếu máu, mất máu.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt cần được quan tâm cho một thai kỳ khỏe mạnh: các loại thịt đỏ, các loại hạt, trái cây sấy khô, rau có màu xanh đậm, bánh mỳ, ngũ cốc, gạo lứt…

4. Uống nhiều nước

Nhìn vào màu sắc nước tiểu có thể biết bạn có đang uống đủ nước hay không. Nước tiểu có màu sậm, tối và có mùi nồng là dấu hiệu “khẩn cấp”, báo hiệu cơ thể đang cần nạp thêm nước. Mẹ bầu nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày, tương đương khoảng 10-12 ly nước. Hơn nữa, sau mỗi giờ tập thể dục, bạn nên uống thêm ít nhất 1 ly nước. Đặc biệt, trong mùa hè, mẹ bầu cần uống thêm nhiều nước để bù đắp lượng mồ hôi đã mất.

5. Tránh những thực phẩm có thể gây sảy thai

– Quả dứa: Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm bà bầu sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.

– Đu đủ xanh: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.

– Táo mèo: có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

Bà bầu ăn rau ngót có thể gây sẩy thai

Tác hại của rau ngót đối với phụ nữ mang thai -Rau ngót gây sảy thai: Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau…

Ngoài ra, tuần thai thứ 6 mẹ bầu vẫn còn bị cơn “nghén” hành hạ bằng những trận buồn nôn, khó tiêu kéo đến. Hãy hạn chế những thức ăn nặng mùi, có mùi tanh để xoa dịu cơn nghén này.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Uống Thuốc Khi Mang Thai

Thuốc sắt cung cấp dưỡng chất thiết yếu bổ máu cho bà bầu – Ảnh Internet

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, việc bổ sung sắt một lượng vừa đủ mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết. Bởi sắt có tác dụng tăng khả năng tuần hoàn máu, mang oxy đi khắp cơ thể, và tham gia hoạt động sản sinh ra máu.

Tuy nhiên, trong thực đơn hàng ngày của bà bầu thường không đáp ứng được đầy đủ lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày từ 18mg – 27mg. Do đó, viên uống sắt chính là một biện pháp hỗ trợ bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày dành cho bà bầu, để đảm bảo không bị thiếu máu trong quá trình mang thai. Đây cũng là viên uống dạng thuốc được chỉ định sử dụng được cho bà bầu với những hướng dẫn cụ thể. Vì thế, theo chỉ định của bác sỹ chị em cần uống đúng liều lượng theo đơn và không uống bổ sung tùy ý mà không có đơn của bác sỹ. 

3. Bà bầu nên uống canxi trong giai đoạn thai kỳ

Cũng giống như viên uống sắt, viên uống canxi cũng nằm trong danh sách cho phép bà bầu sử dụng trong thời gian mang thai của mình. Ngoài việc tiêm vacxin dành cho bà bầu, thì bổ sung lượng canxi cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết và đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Nếu bà bầu thường xuyên gặp phải vấn đề về tụt canxi trong máu sẽ dẫn đến triệu chứng co giật, mệt mỏi và đau buốt cơ thể.

Canxi củng cố hệ thống xương vững chắc cho bà bầu và thai nhi – Ảnh Internet

Trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày hệ thống khung xương của cơ thể người mẹ phải chịu một áp lực rất lớn khi mang trên mình một trọng lượng lớn hơn bình thường. Chính vì thế, để tránh được những triệu chứng đau nhức, mỏi mệt, tụt canxi, bà bầu cần bổ sung một lượng canxi đầy đủ mỗi ngày nhằm tăng cường sự vững chắc cho hệ thống khung xương làm giá đỡ của mình.

Không những vậy, vai trò của canxi còn thể hiện qua sự phát triển của thai kỳ. Nếu lượng canxi được đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu, thì em bé sẽ tránh mắc phải một số bệnh thường gặp về xương, khớp, hay cơ thể chậm lớn, chậm phát triển. Tuy nhiên, cũng như liều lượng viên uống sắt, việc bổ sung canxi như thế nào các chị em cũng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ và không tự ý uống nếu không có đơn thuốc. 

Uống thuốc khi mang thai sẽ có những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến thai nhi, tùy vào từng loại thuốc và tùy theo hướng dẫn của bác sĩ ở mỗi giai đoạn cụ thể, cũng như sức khỏe thai kỳ. Vậy nên, mẹ bầu không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa đến thăm khám tại bác sỹ, nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài của cả mẹ và bé, trong quá trình thai kỳ của mình.

Út Diễm tổng hợp

8 Dấu Hiệu Bất Thường Khi Mang Thai

Mang thai là hành trình dài và nhiều nguy cơ không thể tiên lượng. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thanh, Trưởng khoa Khám Chuyên gia, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chỉ ra một số dấu hiệu bất thường, giúp mẹ bầu sớm phát hiện rủi ro, đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

Ra máu âm đạo

Ra máu âm đạo (có thể kèm theo đau bụng hoặc không) trong thời gian mang thai có thể là dấu hiệu của một số tình trạng thai bệnh lý như thai ngoài tử cung, chửa trứng, thai lưu, sảy thai, rau tiền đạo, rau bong non. Khi ra máu âm đạo, thai phụ cần nhập viện ngay để bác sĩ kiểm tra, phòng tránh bất thường.

Đau bụng

Nếu bạn thấy mình đau bụng từng cơn, tăng dần có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, hoặc dọa sảy thai, sinh non.

Sốt cao trên 38,5

Nếu sốt kèm theo ra nước âm đạo trên 6 tiếng có thể là do nhiễm trùng ối. Sốt cũng có thể do nhiễm một số loại virus như cúm, rubella, zika có thể gây dị tật ở bào thai nếu mắc bệnh vào giai đoạn đầu của thai kỳ, tuyệt đối không được chủ quan.

Ra nước ở âm đạo

Nếu ra nước ở âm đạo trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, có thể bạn đang bị rỉ ối.

Khi có dấu hiệu đau đầu, ra máu âm đạo, phù, tiểu dắt, thai phụ nên đi bệnh viện kiểm tra, kịp thời phát hiện bất thường. Ảnh: Sciene

Advertisement

Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Đau đầu, nhìn mờ, có khi xuất hiện buồn nôn kèm theo có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ hoặc bệnh lý tiền sản giật, nặng hơn sẽ là sản giật dẫn đến co giật toàn thân. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

Sản giật là một biến chứng của tiền sản giật nặng, dẫn đến cơn co giật nặng hoặc hôn mê sâu không rõ nguyên nhân. Sản phụ bị sản giật thường đau đầu, huyết áp cao, sưng phù mặt, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, đặc biệt là co giật. Cơn co giật có thể xảy ra trước sinh (khi thai kỳ được 20 tuần), trong lúc sinh hoặc sau khi sinh, đặc biệt là đối với những thai phụ từng có dấu hiệu tiền sản giật.

Phù

Nếu bạn thấy phù ở toàn thân, mặt, mí mắt, tay hoặc phù kèm theo đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, cần đến ngay bệnh viện kiểm tra, phòng ngừa dấu hiệu tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật, sản giật.

Không thấy thai cử động

Người mẹ nên tự kiểm tra sự phát triển của thai nhi một vài lần trong một ngày. Bé ít nhất có khoảng 10 động tác trong vòng 10 phút. Từ tuần thứ 32 của thai kỳ, toàn bộ giác quan của thai nhi đã hoàn thiện và có thể cảm nhận được mọi cử động của mẹ.

Nếu người mẹ không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào của bé thì nên uống một ly nước trái cây, sau đó nằm nghiêng bên trái trong một căn phòng yên tĩnh khoảng 30 phút. Sau lần thử thứ hai, mẹ vẫn không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào thì nên nhanh chóng nhập viện.

Trường hợp thai đạp yếu hoặc không có cử động, cũng như không thấy bụng to dần lên, có thể nghĩ đến thai chậm phát triển trong tử cung hoặc thiểu ối.

Đi tiểu dắt và đau buốt

Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng phổ biến trong quá trình mang thai do thai nhi ngày một lớn và di chuyển xuống dưới chèn ép bàng quang. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tiểu rắt và đau buốt ở bàng quang, niệu đạo thì đó là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nguy hiểm, ảnh hưởng thận, thậm chí gây sinh non hoặc trẻ thiếu cân.

Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho đến khi mẹ tròn con vuông, người mẹ nên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Quan tâm đến biểu hiện cơ thể, quan sát cử động thai nhi hàng ngày để nhanh chóng phát hiện bất thường.

Những người mẹ có nguy cơ trước đó cần phải trao đổi với bác sĩ sản khoa để có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời trong mọi tình huống xấu nhất.

Minh An

Chế Độ Dinh Dưỡng Tuổi 20 Và Những Thực Phẩm Cần Bổ Sung

Phân tích tháp dinh dưỡng cho người lớn khỏe mạnh

Người lớn cần ăn bao nhiêu là đủ chất dinh dưỡng? Dù bạn ăn nhiều hay ăn ít thì cũng cần tuân thủ theo tháp dinh dưỡng để đảm bảo một chế độ ăn uống cân đối và hợp lý. Tháp dinh dưỡng cho người lớn đã được các chuyên…

Dinh dưỡng tuổi 20

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng tuổi 20 cần chú trọng đến 3 yếu tố: dinh dưỡng phát triển chiều cao, dinh dưỡng đẹp da và dinh dưỡng bổ máu (ở nữ giới). Ngoài 4 nhóm chất cần thiết (tinh bột, đạm, chất béo và vitaminm, khoáng chất), bạn cần tăng cường bổ sung canxi, vitamin C, E và chất sắt.

Những thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ…cần hạn chế. Bởi nếu lạm dụng quá nhiều sẽ trở thành thói quen không hề tốt cho sức khỏe. Có khi chúng gây nên những căn bệnh nguy hiểm sau này. Theo các chuyên gia, nguồn thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên luôn được khuyến khích. Một quả táo thay vì uống nước ép táo, salad rau củ thay cho những món ăn vặt gây hại, ngũ cốc thay cho bột mì trắng…

Nhóm thực phẩm “thân thiện” tuổi 20

1. Sữa và sữa chua

Cách cung cấp nguồn vitamin D và canxi dồi dào và đơn giản nhất là từ sữa. Vitamin D và canxi có vai trò quan trọng đối với hệ xương cũng như chiều cao của bạn ở độ tuổi 20. Vitamin D góp phần đáng kể vào quá trình hấp thu canxi. Từ đó giúp xương và sụn phát triển ổn định. Như vậy việc uống sữa mỗi ngày giúp bạn đạt được chiều cao lý tưởng, tránh tình trạng thấp còi.

Ngoài ra trong sữa còn có nhiều dưỡng chất thiết yếu khác hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bạn nên chọn loại sữa tách béo để ngăn ngừa béo phì. Hoặc các bạn nữ thường chọn sữa chua sau mỗi bữa ăn hàng ngày. Sữa chua không chỉ giàu canxi, vitamin D giúp tăng cường mật độ xương mà còn chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột và ngăn ngừa nhiễm trùng.

2. Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như rau chân vịt, bắp cải, cải xoă…đều là những loại rau giàu vitamin, nhất là vitamin E. Vitamin E là chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể. Nó có công dụng rất hữu hiệu trong nhiệm vụ làm đẹp da, ngăn ngừa bụi bẩn, bã nhờn.

Cứ 100g rau chân vịt chứa đến 10% lượng vitamin E cần thiết hàng ngày. Trong khi đó cải xoăn cũng góp phần 8%, củ cải Thụy Sĩ cung cấp 16% và củ cải xanh chứa 13%. Chúng đều là những loại rau “thân thiện” với chế độ dinh dưỡng tuổi 20. Chúng vừa góp phần cung cấp vitamin E làm đẹp da, vừa bổ sung nguồn chất xơ quý giá hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

3. Nhóm thịt đỏ

Hầu hết các nhóm thịt đỏ chứa hàm lượng chất sắt rất cao. Đơn cử như thịt bò cứ 85g đã cung cấp 3mg sắt cho cơ thể. Hàm lượng này đáp ứng 15% nhu cầu sắt mỗi ngày.

Vì sao ở độ tuổi 20 rất cần chất sắt, nhất là ở nữ giới? Vì sắt giữ vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào. Hơn nữa, sắt còn hỗ trợ sản sinh nên các tế bào máu đỏ cung cấp cho cơ thể. Nếu chất sắt không được bổ sung đầy đủ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Đặc biệt, ở nữ giới nhu cầu cần chất sắt cao nhất do phải trãi qua hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.

Dùng Whey Protein Khi Mang Thai Có Tốt Hay Không ?

Whey protein dùng cho người tập luyện là cực kỳ hữu ích, tuy nhiên khi bạn đang mang thai và bạn vẫn duy trì thói quen tập gym khi mang thai thì liệu có nên dùng Whey protein khi mang thai hay không, nó có an toàn cho em bé trong bụng không ? Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay.

Dùng Whey protein khi mang thai có an toàn không ?

Có nhiều người, họ vẫn dùng Whey protein trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ vì họ thấy nó không mang lại bất kỳ hậu quả tiêu cực nào. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải nghĩ lại.

Về cơ bản Protein là rất cần thiết cho sự sống, 1 ngày bạn cần ít nhất 0.8g protein/kg thể trọng và khi mang thai lượng Protein đó còn cao hơn nữa (khoảng 20% so với bình thường). Protein rất cần thiết để sản xuất sữa mẹ và nó quyết định đến sự phát triển của con bạn trong và sau khi mang thai.

Protein có ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của thai nhi, khi bạn nạp thiếu Protein thì khả năng con bạn sẽ bị thiếu cân và sinh non là rất cao, nạp dư protein cũng gây nên nhiều vấn đề cho em bé. Do vậy việc bổ sung ĐỦ protein là cực kỳ quan trọng.

Bạn hoàn toàn có thể bổ sung protein thông qua các loại thức ăn chứa nhiều Protein trong tự nhiên như thịt, trứng, cá, sữa….

Tuy nhiên, với Whey protein thì cần phải cân nhắc

Vitamin A

Khi sử dụng Whey Protein mà bạn không nạp đủ chất béo có thể khiến cơ thể dễ dẫn đến việc thiếu hụt Vitamin A. Việc thiếu hụt Vitamin A có ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Nạp thiếu Vitamin A sẽ khiến em bé dễ gặp dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, dị tật tim, não…Vitamin A rất quan trọng đến việc hình thành cấu trúc khuôn mặt của thai nhi nên bạn cần phải chú trọng điều này.

Ngoài ra, khi mang thai mà bạn thiếu Vitamin A cũng khiến cho làn da của bạn dễ bị rạn rứt hơn nữa.

Canxi

Tương tự Vitamin A, dùng Whey protein cao với hàn lượng chất béo thấp cũng làm cho Canxi bị thiếu hụt. Khi canxi thiếu thì xương giòn và dễ gãy hơn, và nó sẽ làm cho quá trình sinh con của bạn trở nên trầm trọng hơn.

Em bé cũng cần canxi để phát triển, thiếu canxi sẽ làm trẻ phát triển không đúng cách. Canxi cần thiết dể phát triển dây thần kinh, thiếu canxi sẽ làm rối loạn thần kinh.

Bị khó tiêu, đầy bụng

Khi mang thai, hệ tiêu hóa của bạn bị thay đổi do sự thay đổi của các hocmon trong cơ thể khiến bạn hay bị ợ nóng, trào ngược axit,…và nạp thêm protein vào càng khiến cho tình trạng này thêm trầm trọng.

Do vậy, nếu bạn dùng Whey Protein mà gặp các hiện tượng khó chịu về tiêu hóa thì nên dừng ngay lập tức.

Nguy cơ tiềm ẩn những thành phần không biết khác

Trong sản xuất Whey protein các nhà sản xuất thường cho thêm khá nhiều thành phần lạ mà nếu bạn không đọc kĩ có thể không biết được.

Ví dụ 1 vài nhãn hàng sử dụng chất tạo ngọt saccharin, và các chị em mang thai cần tránh sử dụng saccharin vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi.

Một số loại Whey có chứa thêm cả Caffein, Taurine….và những chất này có thể làm hại cả mẹ lẫn con nữa.

Gluten: Gluten có thể khiến một số bà mẹ thay đổi tâm trạng và nội tiết tố đặc biệt là những người bị nhạy cảm Gluten.

Các loại chất làm ngọt nhân tạo: Chất tạo ngọt nhân tạo cơ thể làm cho Protein có vị ngon hơn nhưng khi mang thai thì nó sẽ không tốt cho bạn vì nó có thể khiến bạn bị trầm cảm và đau đầu.

Các chất phụ gia: Các chất phụ gia như Caffein, creatine có thể không phù hợp với phụ nữ có thai và cho con bú (như đã nói ở trên). Ngoài ra một số chất khác như pssyllium hay bột dừa cũng có thể khiến bạn bị đầy hơi và đau bụng

Xanthan gum: Đây là một chất làm đặc rất phổ biến trong các loại Whey protein và bạn cũng nên tránh sử dụng whey protein có chứa chúng vì nó có thể gây ra các vấn đề và khí nên bạn hãy tránh dùng là tốt nhất.

Protein từ đậu nành: Đậu nành hiện nay ở nước ngoài hầu hết là loại biến đổi gen (GMO) nên khi sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi khiến con bạn phát triển không bình thường.

Các nghiên cứu nói gì ?

Hiện nay, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Whey protein đối với sự phát triển của thai nhi là cực kỳ hiếm hoi bởi vì không có 1 bàn mẹ nào đủ cam đảm để hi sinh sự an toàn của con họ cho việc nghiên cứu và nó cũng là vấn đề về mặt đạo đức của các nhà khoa học. Chính vì vậy mà các nghiên cứu về vấn đề này hoàn toàn rất ít để có thể tìm hiểu.

Kết luận thế nào ?

Với người bình thường, sử dụng Whey Protein là khá an toàn và hiệu quả nhưng nếu bạn muốn mọi thứ an toàn nhất cho con trẻ của mình thì nên chỉ sử dụng Whey Protein nếu bác sĩ yêu cầu bạn làm điều đó, hoặc bạn biết chắc chắn về thành phần dinh dưỡng của sản phẩm và nguồn gốc các nguyên liệu của sản phẩm đó.

Nếu bạn muốn sử dụng Whey Protein, hãy mang loại Whey mà bạn định dùng đến cho bác sĩ tư vấn nếu không rành về đọc các thành phần. Tránh mua các loại Whey có chứa những thành phần khuyến cáo nên tránh ở trên và nếu được, chỉ cần tập trung vào các loại thức ăn giàu protein từ tự nhiên là đủ.

Đăng bởi: Nguyễn Xuân Tùng Anh

Từ khoá: Dùng Whey protein khi mang thai có tốt hay không ?

Tháp Dinh Dưỡng Là Gì? Ý Nghĩa Của Tháp Dinh Dưỡng Đối Với Cơ Thể

Tháp dinh dưỡng trong tiếng Anh là Food pyramid, 1 mô hình ăn uống với nhiều nhóm thực phẩm. Tìm hiểu chi tiết tháp dinh dưỡng là gì, ý nghĩa của tháp dinh dưỡng qua bài viết.

Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì vấn đề về dinh dưỡng luôn là một trong những yếu tố quan trọng với sức khỏe của con người. Mô hình tháp dinh dưỡng cho bạn thấy được những nhóm thực phẩm nào cần bổ sung nhiều, nhóm thực phẩm nào nên hạn chế.

Trong tiếng Anh, tháp dinh dưỡng được gọi là Food pyramid, diễn tả một mô hình ăn uống có cấu trúc tương tự như kim tự tháp. Trong mô hình này sẽ được chia thành 5-6 tầng, tương ứng với 5 hay 6 nhóm thực phẩm cần bổ sung mỗi ngày.

Phần đáy sẽ rộng nhất thể hiện cho nhóm thực phẩm cần thiết nhất của cơ thể, khi lên cao sẽ hẹp dần đến phần chóp nhỏ nhất thể hiện cho nhóm thực phẩm nên hạn chế.

Các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu, xây dựng nên mô hình dinh dưỡng nhằm mục đích thiết lập chế độ ăn uống vừa đủ, phù hợp với sự phát triển toàn diện của một người. Do đó, tháp dinh dưỡng có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ đến già.

Thông thường, tháp dinh dưỡng sẽ có 5-6 tầng, tương ứng với 5-6 nhóm thực phẩm khác nhau gồm: Nhóm tinh bột, nhóm rau củ, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm muối, đường cụ thể:

Nhóm tinh bột

Nhóm tinh bột hay còn gọi là nhóm carbohydrate, đây là nhóm nằm ở đáy tháp nên rất cần thiết nhất đối với cơ thể. Thực phẩm trong nhóm tinh bột không chỉ cung cấp năng lượng mà còn cả vitamin, chất xơ và các khoáng chất khác giúp cơ thể hoạt động, vui chơi, làm việc cả ngày.

Đặc điểm của nhóm này thường ít cholesterol và ít chất béo, trung bình 1 tháng người trưởng thành sẽ tiêu thụ khoảng 12kg thực phẩm trong nhóm tinh bột.

Những thực phẩm giàu tinh bột thường thấy phải kể đến như: Gạo, bắp, khoai, những sản phẩm từ gạo như bún, mì, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt,…

Nhóm rau củ quả

Xếp trên nhóm tinh bột là nhóm rau củ quả, đây cũng là nhóm thực phẩm rất cần thiết đối với sức khỏe, nên cần bổ sung nhiều trong thực đơn hằng ngày.

Bạn có thể nhận được nguồn chất xơ, vitamin, khoáng chất đa dạng từ nhóm thực phẩm này thông qua các loại rau xanh, rau củ tươi, trái cây tươi mà không cần phải chế biến quá nhiều.

Nhóm thực phẩm bổ sung đạm

Nhóm thực phẩm bổ sung đạm (protein) xếp thứ 3 từ dưới lên, nằm trên nhóm rau củ quả và nhóm tinh bột. Bên cạnh việc bổ sung protein là chính thì nhóm này còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin B12, chất kẽm, chất sắt, chất béo tốt,…

Việc bổ sung đủ chất đạm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ở độ tuổi nào cũng cần thiết bổ sung chất này. Những thực phẩm giàu đạm như: Thịt, trứng, cá, hải sản, sữa tươi, bơ, phô mai,…

Ngoài nguồn đạm từ động vật, bạn có thể tìm hiểu nguồn đạm từ thực vật sẽ tốt cho sức khỏe hơn như đậu xanh, đậu nành và các sản phẩm từ đậu khác.

Nhóm chất béo

Nhóm chất béo nằm trên nhóm thực phẩm bổ sung đạm và gần đỉnh tháp hơn, do đó đây là nhóm thực phẩm nên hạn chế ăn. Bổ sung chất béo vào cơ thể sẽ đóng vai trò như dung môi để hòa tan các vitamin khác như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K cho cơ thể dễ hấp thụ hơn.

Bạn nên ưu tiên dùng những chất béo làm từ thực vật như dầu olive, dầu đậu nành, dầu gấc,…vì đây là chất béo lành mạnh tốt cho cơ thể hơn. Tuy nhiên, cơ thể không có nhu cầu quá cao về nhóm chất béo, chỉ cần một lượng nhỏ là đủ.

Nhóm muối, đường

Nhóm muối, đường nằm ở phần đỉnh của tháp, thể hiện cho nhóm thực phần cần hạn chế nhất, không tốt cho cơ thể.

Bởi việc bổ sung nhiều muối, đường sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường, sỏi thận, cao huyết áp,...Theo đó, khuyến cáo của nhiều chuyên gia cho biết một tháng chỉ nên tiêu thụ khoảng 500g đường là tối đa để tốt cho cơ thể.

Advertisement

Việc xây dựng một chế độ ăn uống, thói quen ăn uống lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng là điều mà nhiều người luôn muốn hướng tới. Khi hiểu rõ được về tháp dinh dưỡng và dựa vào đó sẽ giúp cung cấp cho bạn những thông tin đâu là nhóm thực phẩm nên lựa chọn và nên hạn chế ăn.

Nhờ vậy mà tháp dinh dưỡng sẽ giúp bạn định hướng đưa ra một bữa ăn hợp lý, lành mạnh hơn, đảm bảo tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tháp dinh dưỡng cũng rất dễ hình dung, đơn giản với các hình ảnhvà thông tin lượng thực phẩm tiêu thụ cần thiết được thể hiện rõ, từ đó dễ tiếp cận với chúng ta hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 6 Cần Ghi Nhớ trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!