Xu Hướng 9/2023 # Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Cải Bẹ – Brassica Nutrition # Top 13 Xem Nhiều | Nhld.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Cải Bẹ – Brassica Nutrition # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Cải Bẹ – Brassica Nutrition được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rau cải là loại rau rất phổ biến ở nước ta. Vào mùa rau cải loại rau này được bán rất nhiều với giá khá rẻ. Mặc dù có nhiều khuyến cáo về việc rau cải bị lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng không thể phủ nhận đây là một loại rau ăn rất ngon và giàu dinh dưỡng. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ đưa ra thành phần dinh dưỡng của rau cải bẹ (Brassica Nutrition) để các bạn hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của loại rau này.

Thành phần dinh dưỡng của rau cải – Brassica Nutrition

Rau cải

Dinh dưỡng

Daily Values

Năng lượng

26 Kcal

1,3%

Protein

2,56 g

4,6%

Cholesterol

0 mg

Chất xơ

2 g

5,4%

Vitamin B1

0,041 mg

2,7%

Vitamin B2

0,063 mg

4,2%

Vitamin B3

0,433 mg

2,3%

Vitamin B5

0,12 mg

2,4%

Vitamin B6

0,098 mg

7,5%

Vitamin B9

9 µg

2,3%

Vitamin A

270 UI

9%

Vitamin C

25,3 mg

42,2%

Vitamin E

1,78 mg

17,8%

Vitamin K

144 mg

120%

Canxi

118 mg

11,8%

Sắt

0,87 mg

10,9%

Phốt pho

42 mg

5,3%

Kẽm

0,22 mg

2,2%

Magiê

13 mg

3,3%

Natri

9 mg

0,5%

Kali

162 mg

3,6%

Đồng

0.146 mg

16,2%

Alpha Carotene

9 μg

Beta-Carotene

7400 μg

Beta Cryptoxanthin

35 μg

Lutein zeaxanthin

10400 μg

Lưu ý:

Giá trị dinh dưỡng là hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g rau cải.

Daily Values là khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể trong một ngày. Ví dụ, theo số liệu ở bảng trên, khi ăn 100 g rau cải bẹ sẽ cung cấp cho cở thể 0,87 mg sắt đáp ứng 10,9% nhu cầu về sắt mà cơ thể cần trong một ngày.

Một số tên gọi khác của các loại vitamin nhóm B: vitamin B1 – Thiamin, vitamin B2 – Riboflavin, vitamin B3 – Niacin, vitamin B5 – Pantothenic acid, vitamin B6 – Pyridoxine, vitamin B9 – Folates.

Thông tin tham khảo từ chúng tôi wikipedia và USDA (Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ).

Đặc điểm của cây cải bẹ

Cách trồng cây cải bẹ trong thùng xốp

Tác dụng chữa bệnh của rau cải bẹ

Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng trên của rau cải, ta có thể thấy được rằng, rau cải có chứa phong phú, đa dạng các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể con người. Nhờ có đó mà rau cải mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Ví dụ như vitamin K có trong rau cải. Chỉ trong 100 g rau cải luộc mà có chứa tới 144 mg, đáp ứng 120% nhu cầu vitamin K hàng ngày của cơ thể. Với lượng vitamin K dồi dào như thế, rau cải giúp hệ xương khớp luôn hoạt động khỏe mạnh, đồng thời giúp phụ nữ mang thai hạn chế được các tình trạng nghén như nôn hay buồn nôn. Rau cải có chứa tới 10 loại vitamin khác nhau, trong đó có chứa hàm lượng vitamin C và vitamin E cao. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và vitamin E giúp làm đẹp da từ bên trong.

Do có chứa đa dạng vitamin và các chất chống oxy hóa nên rau cải đặc biệt tốt cho sức khỏe con người. Nhờ các dưỡng chất này, rau cải giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, chống lại các tình trạng viêm nhiễm như ho, cảm cúm, cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây ung thư.

Đậu Phộng: Thành Phần Dinh Dưỡng Và Lợi Ích Đối Với Sức Khỏe

1.1. Nguồn gốc

Đậu phộng hay lạc (tên khoa học: Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Đây là loài cây được khai hoang đầu tiên bởi cư dân vùng sông Paraguay và Parama ở vùng Chaco của Paraguay và Bolivia.

Đậu phộng là loài cây thân thảo hàng năm có thể cao từ 30–50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1–7 cm và rộng 1–3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2–4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3–7 cm, chứa 1-4 hạt (ánh), và quả (củ) thường giấu xuống đất để phát triển.

1.2. Thành phần dinh dưỡng có trong đậu phộng

Chất béo

Đậu phộng chứa rất nhiều chất béo, được xếp vào nhóm hạt dầu. Hiện nay, phần lớn sản lượng đậu phộng trên thế giới được dùng cho sản xuất dầu ăn (dầu lạc).

Hàm lượng chất béo dao động từ 44 – 56% và chủ yếu là chất béo dạng đơn và dạng đa không bão hòa, hầu hết chúng đều là axit oleic (40 – 60%) và axit linoleic.

Protein

Hàm lượng protein dao động từ 22 – 30% calo, điều này khiến cho đậu phộng là nguồn giàu protein thực vật.

Phần lớn protein có chứa trong đậu phộng là arachin và conarachin, chúng có thể gây dị ứng nghiêm trọng cho một số người có cơ địa dễ bị dị ứng và có thể gây ra những tác dụng phụ đe dọa tới tính mạng con người.

Carb

Hàm lượng carb thấp (13 – 16%), nhiều protein, chất béo và chất xơ khiến cho đậu phộng có chỉ số glycemic rất thấp, đây là thước đo lượng tinh bột được nạp vào máu sau bữa ăn. Điều này làm cho đậu phộng đặc biệt phù hợp cho người bị tiểu đường.

Các vitamin và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất sau đây có hàm lượng đặc biệt cao trong đậu phộng: Biotin, đồng, niacin (hay còn được gọi là vitamin B3, folate (vitamin B9), mangan, vitamin E, thiamin (vitamin B1), phốt pho, magiê,…

Ngoài ra, trong đậu phộng còn tìm thấy các chất chất oxy hóa như axit p -coumaric, resveratrol, isoflavone,…

1.1. Tốt cho tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đậu phộng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một điều rõ ràng đó là đậu phộng có chứa một số chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch. Chúng bao gồm magiê, niacin, đồng, axit oleic và đa dạng chất chống oxy hóa khác như resveratrol.

1.2. Giảm cholesterol, ngăn ngừa lão hóa

Trong dầu đậu phộng có chứa một lượng phytosterol đáng kể, loại phổ biến nhất là beta – sitosterol. Phytosterol có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol từ đường tiêu hóa từ đó làm giảm nồng độ cholesterol lưu hành trong máu.

1.3. Ngăn ngừa ung thư

Ngoài khả năng giảm hấp thu cholesterol, beta – sitosterol có trong dầu đậu phộng còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư bằng cách ức chế phát triển các khối u.

1.4. Ngăn ngừa sỏi mật

Hai nghiên cứu quan sát cho thấy tiêu thụ đậu phộng thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ sỏi mật ở cả nam và nữ. Hầu hết sỏi mật chủ yếu hình thành từ cholesterol, do đó tác dụng hạ cholesterol của đậu phộng được cho là một lời giải thích hợp lý. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu kỹ hơn để khẳng định những phát hiện này.

Ngày nay, đậu phộng được sử dụng để chế biến các món ăn như đậu phộng luộc, rang hay được dùng làm bơ đậu phộng ăn kèm với sanwich. Ở nhiều nước, đậu phộng được ép để lấy dầu sử dụng trong chế biến các món ăn. Loại dầu này rất được ưa chuộng do có nguồn gốc từ thực vật, lành tính và tốt cho sức khỏe.

Trong Đông y, đậu phộng có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Một số bài thuốc từ đậu phộng như:

Chữa ho, sốt đờm: Dùng 20 g đậu phộng giã dập, sắc uống nhắp nhắp thì lợi đờm, bớt ho.

Chữa đại tiện táo kết: Uống 1 chén dầu lạc cho tác dụng nhuận tràng.

Người bệnh mới khỏi sút cân, phụ nữ ít sữa, nên ăn bột đậu phộng rang, thêm muối và cháo nếp nấu lẫn bột củ mài vào mỗi buổi sáng, ăn liền vài tuần thì có kết quả.

Phụ nữ bị hư lao ho lâu: dùng dây đậu phộng khô sắc uống với bã gạc hươu (lộc giác sương) tán bột mỗi lần uống 4 g vào buổi sáng.

Người đã cắt bỏ túi mật: Dịch mật có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiêu hóa và hấp thu chất béo. Sau khi ăn, túi mật co lại, thực phẩm giàu protein và chất béo rất kích thích túi mật rất mạnh, khiến một lượng lớn dịch mật được thải ra. Sau khi cắt túi mật, dịch mật không được lưu trữ, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất béo như đậu phộng.

Bệnh nhân bị gút: Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, bệnh nhân bị tăng axit uric máu. Vì đậu phộng là thực phẩm giàu chất béo, ăn quá nhiều sẽ làm giảm bài tiết axit uric và làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính: Những bệnh nhân này bị đau bụng kinh niên, khó tiêu… chế độ ăn uống nên ăn với số lượng ít và chia làm nhiều bữa. Đậu phộng là loại hạt, giàu protein và chất béo, khó tiêu hóa và hấp thụ.

Dinh Dưỡng Rau Mầm Và Công Dụng Phòng, Chữa Bệnh Hiệu Quả

Khám phá giá trị dinh dưỡng rau mầm

Rau mầm được trồng tại nhà, không chứa mầm bệnh gây hại cho sức khỏe. Chúng có vị ngọt hoặc cay nồng tùy theo từng loại khác nhau. Ngoài lượng chất xơ, vitamin dồi dào, rau mầm còn chứa nhiều ezym tiêu hóa khối lượng lớn các chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, 119% vitamin C cơ thể cần trong ngày chỉ trong một chén rau mầm. Hơn nữa, trong thành phần dinh dưỡng rau mầm có nhiều men kích thích tăng trưởng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.

Có nhiều loại rau mầm được trồng như đậu xanh, đậu nành, mướp đắng, cải củ, rau muống…Trong đó, giá đậu xanh cung cấp 32 calo, chứa 0,84 gam chất xơ và 21-28 % protein. Trong rau mầm cải củ, lượng vitamin A cao gấp 4 lần khoai tây, vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa.

Rau mầm – “khắc tinh” của các loại bệnh

Phòng chống bệnh tiểu đường

Sulphoraphane – là chất được phát hiện có khả năng kháng insulin. Điều đó cũng đồng nghĩa chất này có thể kiểm soát được lượng đường ổn định trong máu. Người ta đã nghiên cứu chất chống oxy hóa này có mặt trong mầm bông cải xanh. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên ăn các món chế biến từ mầm bông cải xanh để góp phần cải thiện bệnh. Hơn nữa, người bệnh tiểu đường cũng không quên lựa chọn rau mầm mướp đắng. Bởi theo các chuyên gia, đây cũng là loại rau rất tốt cho việc phòng chống bệnh tiểu đường.

Đẩy lùi các bệnh về tiêu hóa

Dinh dưỡng rau mầm thường được biết đến trong top các loại siêu thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa. Trong các loại rau mầm xanh có chứa chất tạo sắc tố cartotene, diệp lục tố chlorophyll và chất đạm dễ tiêu. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn không nên bỏ qua rau mầm lúa mạch. Vì nó chứa nhiều enzyme amylase. Loại enzyme này hỗ trợ tiết dịch trong dạ dày. Nhờ đó rau mầm lúa mạch giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và dễ dàng hơn.

Giúp giải độc

Trong thành phần dinh dưỡng rau mầm có lượng vitamin đa dạng và phong phú. Các loại rau mầm hầu hết đều có khả năng khử gốc tự do, giải độc đa năng nội ngoại sinh. Đặc biệt, mầm rau muống có thể giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể. Chúng có thể là độc từ nấm, cá, lá ngón hoặc độc khuẩn từ côn trùng hay rắn. Ngoài ra, chất antioxidants trong rau mầm có tác dụng phòng ngừa các chất phóng xạ độc hại xâm nhập. Nó giữ vai trò như lớp áo giáp sắt bảo vệ cơ thể.

Ngăn ngừa ung thư

Rau mầm súp lơ xanh và rau mầm cải xoong luôn là những cái tên hàng đầu khi nhắc đến công dụng ngăn ngừa ung thư. Sulforaphane – chính là thành phần tạo nên sự khác biệt của mầm súp lơ xanh. Sulforaphane là chất chống ung thư và ngừa viêm hiệu quả. Đây cũng là hoạt chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da, ngăn chặn vi khuẩn helicobacter pylori – “thủ phạm” gây nên các bệnh về dạ dày, ung thư dạ dày.

Tháp Dinh Dưỡng Là Gì? Ý Nghĩa Của Tháp Dinh Dưỡng Đối Với Cơ Thể

Tháp dinh dưỡng trong tiếng Anh là Food pyramid, 1 mô hình ăn uống với nhiều nhóm thực phẩm. Tìm hiểu chi tiết tháp dinh dưỡng là gì, ý nghĩa của tháp dinh dưỡng qua bài viết.

Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì vấn đề về dinh dưỡng luôn là một trong những yếu tố quan trọng với sức khỏe của con người. Mô hình tháp dinh dưỡng cho bạn thấy được những nhóm thực phẩm nào cần bổ sung nhiều, nhóm thực phẩm nào nên hạn chế.

Trong tiếng Anh, tháp dinh dưỡng được gọi là Food pyramid, diễn tả một mô hình ăn uống có cấu trúc tương tự như kim tự tháp. Trong mô hình này sẽ được chia thành 5-6 tầng, tương ứng với 5 hay 6 nhóm thực phẩm cần bổ sung mỗi ngày.

Phần đáy sẽ rộng nhất thể hiện cho nhóm thực phẩm cần thiết nhất của cơ thể, khi lên cao sẽ hẹp dần đến phần chóp nhỏ nhất thể hiện cho nhóm thực phẩm nên hạn chế.

Các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu, xây dựng nên mô hình dinh dưỡng nhằm mục đích thiết lập chế độ ăn uống vừa đủ, phù hợp với sự phát triển toàn diện của một người. Do đó, tháp dinh dưỡng có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ đến già.

Thông thường, tháp dinh dưỡng sẽ có 5-6 tầng, tương ứng với 5-6 nhóm thực phẩm khác nhau gồm: Nhóm tinh bột, nhóm rau củ, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm muối, đường cụ thể:

Nhóm tinh bột

Nhóm tinh bột hay còn gọi là nhóm carbohydrate, đây là nhóm nằm ở đáy tháp nên rất cần thiết nhất đối với cơ thể. Thực phẩm trong nhóm tinh bột không chỉ cung cấp năng lượng mà còn cả vitamin, chất xơ và các khoáng chất khác giúp cơ thể hoạt động, vui chơi, làm việc cả ngày.

Đặc điểm của nhóm này thường ít cholesterol và ít chất béo, trung bình 1 tháng người trưởng thành sẽ tiêu thụ khoảng 12kg thực phẩm trong nhóm tinh bột.

Những thực phẩm giàu tinh bột thường thấy phải kể đến như: Gạo, bắp, khoai, những sản phẩm từ gạo như bún, mì, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt,…

Nhóm rau củ quả

Xếp trên nhóm tinh bột là nhóm rau củ quả, đây cũng là nhóm thực phẩm rất cần thiết đối với sức khỏe, nên cần bổ sung nhiều trong thực đơn hằng ngày.

Bạn có thể nhận được nguồn chất xơ, vitamin, khoáng chất đa dạng từ nhóm thực phẩm này thông qua các loại rau xanh, rau củ tươi, trái cây tươi mà không cần phải chế biến quá nhiều.

Nhóm thực phẩm bổ sung đạm

Nhóm thực phẩm bổ sung đạm (protein) xếp thứ 3 từ dưới lên, nằm trên nhóm rau củ quả và nhóm tinh bột. Bên cạnh việc bổ sung protein là chính thì nhóm này còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin B12, chất kẽm, chất sắt, chất béo tốt,…

Việc bổ sung đủ chất đạm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ở độ tuổi nào cũng cần thiết bổ sung chất này. Những thực phẩm giàu đạm như: Thịt, trứng, cá, hải sản, sữa tươi, bơ, phô mai,…

Ngoài nguồn đạm từ động vật, bạn có thể tìm hiểu nguồn đạm từ thực vật sẽ tốt cho sức khỏe hơn như đậu xanh, đậu nành và các sản phẩm từ đậu khác.

Nhóm chất béo

Nhóm chất béo nằm trên nhóm thực phẩm bổ sung đạm và gần đỉnh tháp hơn, do đó đây là nhóm thực phẩm nên hạn chế ăn. Bổ sung chất béo vào cơ thể sẽ đóng vai trò như dung môi để hòa tan các vitamin khác như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K cho cơ thể dễ hấp thụ hơn.

Bạn nên ưu tiên dùng những chất béo làm từ thực vật như dầu olive, dầu đậu nành, dầu gấc,…vì đây là chất béo lành mạnh tốt cho cơ thể hơn. Tuy nhiên, cơ thể không có nhu cầu quá cao về nhóm chất béo, chỉ cần một lượng nhỏ là đủ.

Nhóm muối, đường

Nhóm muối, đường nằm ở phần đỉnh của tháp, thể hiện cho nhóm thực phần cần hạn chế nhất, không tốt cho cơ thể.

Bởi việc bổ sung nhiều muối, đường sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường, sỏi thận, cao huyết áp,...Theo đó, khuyến cáo của nhiều chuyên gia cho biết một tháng chỉ nên tiêu thụ khoảng 500g đường là tối đa để tốt cho cơ thể.

Advertisement

Việc xây dựng một chế độ ăn uống, thói quen ăn uống lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng là điều mà nhiều người luôn muốn hướng tới. Khi hiểu rõ được về tháp dinh dưỡng và dựa vào đó sẽ giúp cung cấp cho bạn những thông tin đâu là nhóm thực phẩm nên lựa chọn và nên hạn chế ăn.

Nhờ vậy mà tháp dinh dưỡng sẽ giúp bạn định hướng đưa ra một bữa ăn hợp lý, lành mạnh hơn, đảm bảo tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tháp dinh dưỡng cũng rất dễ hình dung, đơn giản với các hình ảnhvà thông tin lượng thực phẩm tiêu thụ cần thiết được thể hiện rõ, từ đó dễ tiếp cận với chúng ta hơn.

Lợi Ích Của Rau Thơm Đối Với Sức Khoẻ Giúp Tăng Cường Dinh Dưỡng Và Phòng Ngừa Bệnh Tật

Cải thiện tâm lý, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Trong các loại rau thơm thường dùng có nhiều chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như vitamin A, vitamin C tốt cho da, răng, tóc, ngoài ra còn cung cấp canxi tốt cho xương,…

Lợi ích của rau thơm (Nguồn: Internet)

Kháng viêm

Ngoài việc cải thiện tâm lý, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, các loại rau thơm còn được coi là có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm, sưng, giảm đau, hạn chế tối tổn thương ảnh hưởng đến cơ thể, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Loại rau thơm được cho là có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư phải kể đến rau mùi tây chứa nhiều apigenin, được biết đến là hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư rất hiệu quả.

Hạn chế tình trạng ung thư (Nguồn: Internet)

Cung cấp chất chống oxy hoá

Chất chống oxy hoá nhiều nhất trong các loại rau thơm phải kể đến húng quế, giúp chống lại nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Không những vậy, húng quế còn được biết là gia vị xuất hiện rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Chất chống oxy hoá và chất kháng viêm trong húng quế hỗ trợ rất nhiều trong việc ngăn chặn biến chứng và điều trị các bệnh về tim mạch, ngoài ra còn giúp hạ đường huyết rất tốt. Húng quế có thể làm ra tinh dầu, dùng tinh dầu húng quế cũng có thể giúp kiểm soát cholesterol trong máu ở mức ổn định.

Hỗ trợ tim mạch hiệu quả (Nguồn: Internet)

Giảm đau xương khớp

Các loại rau thơm có thể hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức xương khớp, điều trị các vấn đề về viêm khớp, nhức mỏi chân tay. Ngoài ra, các loại rau thơm điển hình như bạc hà còn giúp hỗ trợ tình trạng đau dạ dày, đau bụng kinh hiệu quả và an toàn.

3 loại rau thơm có tác dụng hiệu quả cho cơ thể Rau cần tây

Cần tây được biết đến là một loại rau thơm đặc biệt, được dùng phổ biến với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Ăn cần tây giúp kìm hãm sự phát triển và ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng, ngoài ra còn hỗ trợ cơ thể đào thải các độc tố ra ngoài, thúc đẩy quá trình giảm cân diễn ra nhanh hơn, giúp bạn có làn da tươi trẻ, khoẻ đẹp.

Rau răm

Với hương vị đặc trưng là cay nồng, rau răm được biết đến là một loại gia vị rất tốt cho tiêu hoá, chữa đau bụng, giải độc, kích thích ngon miệng khi ăn, tạo sự bắt mắt trong bữa ăn. Chính vì vậy, rau răm được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày.

Bạc hà

Hương vị dễ chịu, có mùi thơm nhẹ, bạc hà không chỉ được sử dụng trong bữa ăn thức uống hàng ngày bởi sự the mát mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh, trị cảm cúm, khó tiêu. Bên cạnh đó tinh dầu bạc hà còn giúp giảm nhẹ sưng đỏ do côn trùng cắn rất hiệu quả.

Đăng bởi: Thúy Hằng Vũ Thị

Từ khoá: Lợi ích của rau thơm đối với sức khoẻ giúp tăng cường dinh dưỡng và phòng ngừa bệnh tật

Cách Cải Tạo Đất Khô Cằn Để Trồng Rau Hiệu Quả

Cải tạo đất khô cằn

1. Tại sao cần cải tạo đất khô cằn để trồng rau

Chắc hẳn bạn cũng biết nếu đất khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ cho năng suất nông nghiệp giảm sút. Đất chính là nơi sinh sống cũng như phát triển của thực vật. Thế nhưng do con người đang sử dụng thổ Nhưỡng của đất qua thâm canh cũng như dùng quá mức chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cần, thoái hóa. Hơn nữa không có một mảnh đất nào có thể trường tồn với thời gian, qua một vài mùa vụ gieo trồng canh tác đất sẽ bị xuống cấp cần. Vì vậy mà việc cải tạo đất khô cằn trước khi trồng rau là việc làm vô cùng cần thiết.

Cải tạo đất khô cằn trồng rau hiệu quả

Cải tạo đất khô cằn chính là cách bạn thay đổi tính chất đất trồng với chiều hướng tích cực đi lên. Những tính chất như đất mềm, tơi xốp, có khả năng giữ nước cao, khả năng thoát nước tốt và rễ cây có điều kiện phát triển ở mức tốt nhất. Hơn nữa cải tạo đất cũng có thể giúp bảo vệ rễ chống lại được sự xâm nhập của các mầm bệnh gây hại cho cây rau.

2. Cách cải tạo đất khô cằn để trồng rau hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách mà bạn có thể lựa chọn để cải tạo đất khô cằn. Nhưng cách tiến hành như thế nào mới hợp lý và đảm bảo có được hiệu quả tốt nhất khi trồng rau. Trước tiên bạn phải xem xét đất trồng của mình và lựa chọn những phương pháp cải tạo cho phù hợp rồi mới bắt đầu làm. Hãy tham khảo những cách cải tạo đất khô cằn được nhiều người áp dụng nhất.

Sử dụng phân bón

Sử dụng các loại phân bón hữu cơ

Đây là cách cải tạo đất khô cần được nhiều người áp dụng nhất bởi nó không chỉ đơn giản vào mà còn mang lại hiệu quả cao. Đối với những loại đất có tình trạng khô cằm, bạc màu, thiếu hàm lượng các chất hữu cơ thì việc sử dụng phân bón sẽ giúp cải tạo đất cực kỳ hiệu quả. Phân bón sẽ làm cho đất trồng rau tăng thêm độ phì nhiêu, tơi xốp một cách bất ngờ.

Hiện nay bạn có thể lựa chọn rất nhiều các loại phân bón trên thị trường, thế như phân hữu cơ là loại phân được tin tưởng và sử dụng nhiều nhất. Một số loại phân hữu cơ truyền thống đó là phân chuồng, phân xanh, hay rác thải từ các ngành chăn nuôi, nông sản. Đối với phân hữu cơ công nghiệp thì sẽ có phân thành các loại như phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh và phân hữu cơ khoảng. Các loại phân này đều có chức năng nuôi dưỡng đất trồng hiệu quả đồng thời cũng góp phần cải tạo đất khô cằm một cách tốt nhất có thể.

Thực hiện cách cải tạo đất bằng phân bón khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy phân hữu cơ trộn trực tiếp với đất hoặc phun vào đất nhằm giúp đất tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng hơn. Nhưng bạn lưu ý đối với sản phẩm phân hữu cơ bản phải ủ hoai mục trước khi bón vào đất để tiêu diệt các vi sinh vật có hại, giun sán không gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Sử dụng vôi

Sử dụng vôi để cải tạo đất

Sử dụng vôi để cải tạo đất khô cằn là một phương pháp không còn xa lạ đối với người nông dân. Nó được sử dụng đa dạng với nhiều lợi ích khác nhau trong nông nghiệp. Bón vôi là cách làm việc đặc biệt hiệu quả để cải tạo đất. Thông thường sẽ có 3 loại vôi được khuyến khích dùng để cải tạo đất: Bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO), vôi tôi (Ca(OH)2).

Để sử dụng vôi cải tạo đất hiệu quả bạn cần xác định đúng những quy tắc quan trọng như: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách. Bạn cần xác định lượng đất cần cải tạo sau đó lựa chọn lượng vôi phù hợp. Bạn rải đều lượng vôi trên mặt đất rồi dùng cào răng xới sâu 10cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ, bạn nên tưới thành nhiều lần để vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt.

Thời gian bón vôi hiệu quả nhất là vào đầu mùa mưa, khi phèn bị xì do thiếu nước kéo dài. Tuy nhiên bạn có thể linh hoạt bón kết hợp vào thời gian sau khi thu hoạch. Bạn chú ý không nên bón một lượng vôi quá lớn trong cùng một thời gian vì có thể giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất và khiến đất bị suy thoái.

Sử dụng các loại chế phẩm

Sử dụng các loại chế phẩm sinh học

Hiện nay công nghệ trong ngành nông nghiệp đã phát triển rất tiên tiến, được áp dụng nhiều thành tựu hiện đại. Bên cạnh việc bạn sử dụng các biện pháp cải tạo đất khô cằn truyền thống thì cũng có thể ứng dụng các chế phẩm sinh học. Cách cải tạo đất này có ưu điểm nổi bật đó là mang lại hiệu quả rất nhanh chóng và tích cực. Hơn thế nữa các loại chế phẩm sinh học này không gây hại cho cây trồng và còn hỗ trợ chăm sóc và nuôi dưỡng cây tốt hơn.

Chế phẩm EM1 dạng bột

Chế phẩm Em1 dạng nước

Men ủ vi sinh

Chế phẩm PROTEASE

Dung dịch Nano bạc diệt khuẩn

Topcachlam

Đăng bởi: Ngân Bạch

Từ khoá: Cách cải tạo đất khô cằn để trồng rau hiệu quả

Cập nhật thông tin chi tiết về Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Cải Bẹ – Brassica Nutrition trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!