Xu Hướng 9/2023 # Thanh Táo: Cây Thuốc Quen Thuộc Trị Đau Xương Khớp, Bệnh Ngoài Da # Top 16 Xem Nhiều | Nhld.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thanh Táo: Cây Thuốc Quen Thuộc Trị Đau Xương Khớp, Bệnh Ngoài Da # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thanh Táo: Cây Thuốc Quen Thuộc Trị Đau Xương Khớp, Bệnh Ngoài Da được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.1. Đặc điểm cây Thanh táo

Thanh táo tên khác là Thuốc trặc, Tần cửu, có tên khoa học Justicia gendarussa L. (Gendarussa vulgaris Nees), thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây nhỏ, thường cao 1-1,5m. Thân cành non màu xanh hoặc tím sẫm.

Lá mọc đối, hình mác hẹp, có gân chính tím, không lông. Chiều dài lá 4-20cm, rộng 0,6-8cm. Trên mặt lá thường có những đốm vàng hoặc nâu đen do một loài nấm gây nên.

Hoa mọc thành cụm ở đầu cành, ngọn thân. Quả nang nhẵn, hình đinh, dài 12mm. Mùa hoa quả tháng 2-6.

1.2. Nơi phân bố và sinh thái Thanh táo

Thanh táo vốn có nguồn gốc hoang dại, và trồng trọt từ Trung Quốc, sau lan ra nhiều nước khác. Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở dọc bờ khe suối, ngoài cửa rừng. Gặp nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, …Cây còn được trồng làm hàng rào ở nhiều nơi.

Thanh táo là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây chịu được ngập úng. Nó ra hoa hằng năm, cây mọc chỗ sáng ra nhiều hoa quả hơn. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và chủ yếu mọc chồi từ các đoạn thân cành bị cắt rời.

Dùng toàn cây, thường gọi là Tiểu bác cốt. Có thể dùng riêng cành, lá, rễ. Dùng tươi hay phơi khô, thu hái quanh năm, tốt nhất tháng 7-8.

Trong cây có một alkaloid là justicin và một lượng rất ít tinh dầu.

Vỏ cây Thanh táo có tác dụng gây nôn. Lá chứa 1 alkaloid có tính độc nhẹ. Nước sắc hoặc cao rượu từ rễ gây liệt nhẹ ở chuột cống.

Thanh táo có vị hơi chua, đắt, tính mát. Rễ có vị hơi chua cay, tính bình có tác dụng hoạt huyết, trấn thống (lưu thông máu, giảm đau), làm lợi đại tiểu tiện, tán phong thấp. Do các tác dụng trên vỏ rễ và vỏ thân được dùng làm thuốc chữa đau xương khớp, tay chân tê bại, các vết sưng đau, vàng da, ho, sốt, mụn nhọt, rôm sảy.

Liều dùng: 6 đến 12gam, có thể đến 20gam, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.

Vỏ rễ, vỏ thân sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa tê thấp. Rễ và cành lá có thể dùng tươi giã đắp các vết thương chỗ sưng tấy và bó gãy xương. Còn dùng tán bột rắc trừ sâu mọt. Chú ý uống thanh táo tươi thường bị nôn, cần thận trọng.

Tại Trung Quốc, rễ được sắc và hãm là thuốc lợi tiểu, hạ nhiệt, giảm đau, chữa lao phổi, thấp khớp, tiểu khó mụn nhọt, tiêu chảy. Lá trị sốt, đau lưng, vô kinh, sưng tấy, ho, chàm, đau nửa đầu.

Ở Ấn Độ, lá dùng làm thuốc chống sốt rét, diệt sâu bọ. Lá tươi giã đắp chữa tê phù, thấp khớp. Lá và mầm non là ra mồ hôi, nước hãm lá chữa đau đầu. Rễ trị thấp khớp tiểu tiện khó, sốt, mụn nhọt, vàng da, tiêu chảy.

Tại Philippin, cao lá hoặc mầm non được dùng làm thuốc gây nôn, trị ho và hen. Lá tươi dùng tại chỗ chữa phù trong bệnh tê phù và thấp khớp.

Ở Thái Lan, rễ trị tiểu tiện khó, tiêu chảy, rắn cắn. Vỏ cây trị sốt, ho, lỵ amib, vết thương, dị ứng.

5.1. Chữa ho, sốt, mồ hôi trộm

Rễ Thanh táo, miết giáp, địa cốt bì, sài hồ, mỗi vị 10g, Đương quy, tri mẫu, mỗi vị 5g; Thanh cao, Ô mai mỗi vị 4g. Sắc uống trong ngày.

5.2. Chữa Phong thấp, tay chân tê dại

Rễ Thanh táo, Dây chiều, rễ Hoàng lực, rễ Gai tầm xoong, mỗi vị 20g, củ cốt khí, rễ thiên niên kiện, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

5.3. Chữa vết lở, vết thương chảy máu, nhọt lở thối loét, khó liền miệng

Lá Thanh táo, lá mỏ quạ, lượng bằng nhau. Rửa với nước muối, giã nhỏ, đắp rịt. Thay thuốc hằng ngày. Kết hợp uống nước sắc bạch chỉ nam, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 1 nắm.

5.4. Chữa bong gân, sai khớp từ Thanh táo

Thanh táo 20g, Lá diễn tươi 50g, cốt toái bổ, xuyên tiêu, trạch lan mỗi vị 20g. Sắc uống lúc còn ấm, mỗi ngày 1 thang.

Lá Thanh táo, Lá ngải cứu, lá diễn dùng tươi, lượng bằng nhau. Giã nhỏ đắp ngày 2 lần.

5.5. Thuốc bó gãy xương

Lá Thanh táo, vỏ cây gạo, mỗi vị 30g. Gà con 1 con, cơm nếp vừa đủ. Giã nát, thêm ít rượu, đắp bó, nẹp bằng thân cây mía dò. (Lưu ý không đắp lên vết thương hở).

5.6. Chữa sản phụ ra máu sẫm, choáng váng, mắt mờ:

Thanh táo, Mần tưới, Cỏ màn trầu, mỗi vị 20-30g, sắc uống trong ngày.

Các chiết xuất từ lá Thanh táo có hoạt tính kháng nấm. Người ta thấy nó ức chế nhiều loại nấm như Trichophyton mentagrophytes, Microsporum gypseum, … đây là các loại nấm gây bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, chiết xuất các thành phần lá, cành cho thấy tác dụng kháng viêm, giảm đau trên chuột.

Chiết xuất từ thân và rễ cây thu hái tại Việt Nam cho thấy tác dụng ức chế 1 số chủng của vi khuẩn HIV, đưa đến triển vọng về 1 loại thuốc mới cho bệnh nhân nhiễm HIV. Chiết xuất từ thân Thanh táo cũng cho thấy tác dụng chống viêm và bảo vệ gan.

Tóm lại, Thanh táo là một cây thuốc được dùng từ lâu trong y học cổ truyền các nước. Các thành phần của cây được sử dụng là lá, thân, rễ, có tác dụng trị đau nhức xương khớp, vàng da, rôm sảy, mụn nhọt. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy nó có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống nấm, bảo vệ gan, ức chế vi khuẩn HIV.

Cây Cối Xay: Công Dụng Trị Bệnh Của Loại Cây Quen Thuộc

1. Nhận biết Cây cối xay 

Cối xay là cây nhỏ mọc thành bụi, sống lâu năm, cao 1 – 1.5 m. Cành hình trụ, phủ lông nhỏ mềm, hình sao. Lá mọc so le, có hình tim đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có lông mềm, mặt dưới màu trắng xám.

Hoa màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá; cuống dài có đốt gấp khúc, cánh hoa hình tam giác ngược hay hình nêm.

Cây có tên gọi đặc biệt này là do quả của nó được nhiều nang họp lại, xếp sít nhau trông giống cái cối xay. Mỗi lá noãn chứa tới 3 hạt, nhẵn, màu đen nhạt, hình thận.

2. Phân bố và bộ phận dùng 

Cây mọc nhiều ở các nước nhiệt đới Châu Á. Ở Việt nam, cây mọc hoang nhiều nơi, thường lẫn với các loại cây bụi thấp ở bờ rào, ven đồi hoặc bờ nương rẫy.

Cây con mọc từ hạt thường thấy nhiều vào tháng 3 – 5, sinh trưởng nhanh và ra hoa quả ngay trong vụ hè – thu của năm đầu tiên. Sau khi chặt, phần còn lại của cây có khả năng tiếp tục tái sinh.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất của cây cối xay đã phơi hoặc sấy khô. Dược liệu gồm những đoạn thân, cành, lá, quả.

3. Hoạt chất có trong Cây cối xay

Hoạt chất trong cây bao gồm flavonoid (quercetin), hợp chất phenol, saponin, alkaloid, tanin. Trong lá cây có chứa nhiều chất nhày. 

Theo Đông y, Cối xay có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lưu thông máu. Là vị thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm nhân dân, giúp chữa cảm sốt, đau đầu, bí tiểu tiện, phù thũng sau khi đẻ, kiết lỵ, cải thiện tình trạng suy giảm thính lực. 

Liều dùng: mỗi ngày 5 – 10g (dược liệu khô) hoặc 10 – 40g (cây tươi). Sắc lấy nước uống.

Còn có thể lấy lá giã nát, đắp ngoài giúp chữa mụn nhọt. Lá cối xay phơi khô, sắc uống với nhân trần và vọng cách, được dùng chữa chứng vàng da. 

1. Tác dụng hạ sốt

Theo tài liệu Ấn độ, dịch chiết từ cây cối xay có tác dụng hạ nhiệt trên súc vật thí nghiệm, có tác động ảnh hưởng đối với hệ thần kinh trung ương.

2. Tác dụng chống viêm

Trên mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng cách tiêm nhũ dịch kaolin, tác dụng ức chế của cối xay đạt 84,4% so với nhóm chứng, vào thời điểm 5 giờ sau khi gây viêm.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cán bộ quân dân y Nghĩa Bình đã phát hiện tác dụng chống viêm rất mạnh của cối xay và đã thu được kết quả tốt trong điều trị đau viêm khớp.

Dựa trên cơ sở phát hiện tính chống viêm của cối xay, Viện quân y đã dùng thảo dược này phối hợp với các vị thuốc khác trong đơn chè khớp. Dùng hãm nước uống trong ngày. Đã điều trị có kết quả tốt cho nhiều người bệnh đau viêm khớp.

3. Nhuận tràng

Hạt của cối xay có tác dụng nhuận tràng tốt.

4. Hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh đường tiêu hóa tương đối phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng của hai yếu tố bảo vệ và phá hủy trong dạ dày. 

Nghiên cứu thực hiện trên chuột được gây loét bằng cách thắt môn vị, điều trị với dịch chiết của cây cối xay, với liều lần lượt là 250mg/ kg và 500 mg/kg. Kết quả cho thấy, dịch chiết có tác dụng làm giảm bài tiết axit dạ dày, giúp làm giảm loét đáng kể so với nhóm đối chứng. Mức độ kiểm soát loét tốt hơn ở nhóm dùng liều cao. 

5. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Đái tháo đường type 2 là một bệnh lý mãn tính đang ngày một gia tăng, nguyên nhân chính là do sự đề kháng insulin. Có thể hiểu đơn giản, insulin giống như một cầu nối, giúp đưa năng lượng từ thức ăn vào trong cho các tế bào, giúp tế bào hoạt động. Tình trạng đề kháng insulin làm cản trở quá trình này dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao liên tục. 

Nghiên cứu mới đây trên chuột cho thấy chiết suất từ cây cối xay có tác dụng làm giảm sự đề kháng insulin, thông qua việc kích hoạt thụ thể PPARγ.

1. Chữa cảm sốt 

Cối xay 12g, địa liền 8g, bạch chỉ 4g, bạc hà 10g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 10g, cam thảo đất 8g. Sắc nước uống.

2. Chữa bí tiểu tiện

Rễ cối xay 30g, rễ ngái 50g, rễ cỏ xước 20g, thổ phục linh 50g, bông mã đề 25g, nước 600ml. Sắc còn 300ml uống làm 3 lần trong ngày

Lấy lá, hoa phơi hoặc sấy khô nấu với 1.5l nước uống hàng ngày, không quá 2l/ ngày.

3. Chữa kiết lỵ

Hạt cối xay sao vàng, nghiền thành bột, mỗi lần uống 3g với mật ong trước bữa ăn. Ngày uống 3 lần. 

Quả cối xay, hoa mào gà mỗi vị 30g. Sắc nước uống

4. Chữa phù thũng sau sinh

Lá cối xay 30g, ích mẫu 20g. Sắc uống.

5. Chữa mụn nhọt, mề đay

Dùng lá hoặc hạt, giã nhỏ, đắp lên vùng da cần điều trị. Dùng trong 2 tuần.

6. Chữa đau khớp

Đơn chè khớp: Lá và thân cây cối xay (3g), trinh nữ (10g), rau muống biển (3g), lá lạc tiên (3g), rễ cỏ xước (3g), lá vòi voi (3g), lá lốt (3g). Hãm uống như chè trong ngày.

Cối xay có nhiều tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, giống như các vị thuốc khác, quý bạn đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về liều lượng và thời gian dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bạch Biển Đậu: Vị Thuốc Từ Món Đậu Quen Thuộc

Bạch biển đậu là cây dây leo, cây có thể sống từ 1 – 3 năm, dây trưởng thành dài tới 4 – 5m. Thân cây có góc, hình trụ, màu xanh, nhỏ, bề mặt hơi có rãnh, có lông thưa, dài và mềm.

Lá kép mọc thành chùm, mỗi lá kép có 3 lá chét hình trứng. Lá chét phiến hình xoan, phía dưới hơi bè ra hình trám, lá mọc so le. Mặt trên lá không có lông, mặt dưới lá phủ lông ngắn.

Hoa trắng hay tím nhạt, mọc thành chùm ở ngọn cành hay kẽ lá, hoa hình bướm.

Quả đậu màu lục nhạt, khi chín có màu vàng nhạt, đầu quả có mỏ nhọn. Quả dài 7 – 9cm, rộng 1,5 – 2,5cm hơi cong về một phía giống hình lưỡi liềm, trên đầu có mỏ nhọn cong lên phía lưng quả, hai mép sần sùi.

Quả chứa 2 – 4 hạt, hình trứng, tròn, dẹt, dài 8 – 15mm, rộng 6 – 8mm, dày 2 – 4mm. Hạt màu trắng ngà, rốn hạt hình trái xoan màu trắng, ngay sát lỗ rốn là noãn màu nâu sẫm. Từ rốn có mồng nổi lên màu trắng lồi về một bên mép của hạt kéo dài đến 1/3 chu vi hạt thành hình lưỡi liềm. Trên mồng trắng có 2 đường rãnh chia mồng thành 3 phần.

Cây ra hoa vào tháng 4 – 5, mọc quả vào tháng 9 – 10.

Cây Bạch biển đậu được trồng khắp nơi ở nước ta, gặp nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang,… Cây trồng chủ yếu để lấy quả, hạt để ăn và hạt già làm thuốc.

Người ta dùng Hạt, lá, hoa, rễ của cây để làm thuốc.

Hạt được thu hái lúc quả chín, thường vào khoảng tháng 9 – 10, lúc tiết trời khô ráo. Chọn những quả thật già, vỏ ngoài vàng khô, bóc vỏ lấy hạt bên trong, đem phơi hay sấy khô. Hạt để làm thuốc cần chọn những hạt cứng chắc, tròn trịa, màu trắng ngà, không sâu mọt.

Hoa thu hái vào khoảng tháng 4 – 5, lá có thể lấy quanh năm.

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, mối mọt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc.

Trong hạt Bạch biển đậu chứa 22,7% protein, 1,8% chất béo, 5% carbohydrate (bao gồm các đường saccharose, glucose, stachyose, maltose, raffinose); 0,048% canxi; 0,052% photpho; 0,001% sắt.

Ngoài ra còn có các vitamin A, B2, C và nhiều B1.

Các acid amin phổ biến gồm tryptophan, arginin, lysine, tyrosin,… và còn có axit L- pipecolic và phytoagglutinnin

Người ta có một vài nghiên cứu trên Bạch biển đậu và thấy rằng nó có một số tác dụng sau:

Khả năng kháng khuẩn: dịch tiết từ dược liệu này được cho rằng có thể ức chế hoạt động của trực khuẩn lỵ.

Khả năng giải độc: Bạch biển đậu có tác dụng chống ngộ độc thực phẩm sinh ra nôn ói, có thể giải độc rượu, giải độc của cá nóc,….

Bạch biển đậu là một vị thuốc có vị ngọt, tính hơi ấm, từ xưa đã được dùng chữa một số chứng bệnh sau:

Giải cảm nắng, khô khát họng khi bị cảm.

Bổ tỳ vị hư yếu (tỳ vị hư yếu làm ăn uống không tiêu, người mệt mỏi, đi phân lỏng,…)

Chữa ra huyết trắng ở phụ nữ.

Chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ.

Trị viêm dạ dày và ruột cấp tính.

Giải ngộ độc rượu, độc thạch tín, độc cá nóc, ngộ độc thức ăn mà sinh nôn mửa.

Ngoài ra lá cây có thể chữa hóc xương, yết hầu sưng đau, tiểu ra máu, rắn cắn.

Rễ cây phối hợp với các vị thuốc khác chữa đậu lào, chữa điên, đau giật, co quắp tay chân.

Hạt dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, mỗi ngày khoảng 8 – 16gr. Rễ cây dùng với liều cao hơn. Lá tươi giã lấy nước pha chút muối súc chữa yết hầu sưng đau; hoặc giã lấy nước uống trong, bã đắp ngoài chữa rắn cắn.

Bài thuốc trị trúng độc thức ăn

Dùng 20gr Bạch biển đậu giã sống, thêm ít nước, vắt lấy nước uống.

Hoặc: Bạch biển đậu nướng cháy, nghiền thành bột hòa với nước uống.

Bài thuốc trị đau bụng do ăn không tiêu

Bạch biển đậu bỏ vỏ 40gr, Lá hương nhu 80gr, Hậu phác 40gr. Bạch biển đậu sao vàng, Hậu phác tẩm nước gừng cũng sao vàng. Tán nhỏ tất cả làm thành viên 1gr. Khi dùng uống với nước.

Bài thuốc trị dịch tả

Bạch biển đậu tán thành bột hòa với giấm để uống, có thể thêm Hương nhu.

Bài thuốc chữa chứng tiêu khát

Dùng Bạch biển đậu làm ra bột, dùng nước cốt Thiên hoa phấn, nếu không có củ tươi thì dùng củ khô thái nhỏ ra mà tán thành bột cũng được, cùng với mật tốt hòa làm hồ mà viên to bằng hạt cây ngô đồng, dùng Kim bạc làm áo, mỗi lần uống 20, 30 viên, dùng nước nấu Thiên hoa phấn làm thang mà uống, mỗi ngày 2 lần.

Trong thời gian uống thuốc này thì kiêng ăn những thức ăn chiên xào béo ngọt, cũng phải kiêng tửu sắc. Sau phải uống thêm thuốc bổ thận.

Bạch biển đậu là món ăn, vị thuốc quen thuộc, dễ tìm, dễ sử dụng. Tuy nhiên, những người bị cảm hàn hay sốt rét kiêng dùng. Và cũng không nên dùng liên tục trong thời gian dài. Tóm lại, để sử dụng chữa bệnh, bệnh nhân cần có sự thăm khám, chẩn đoán và kê đơn của thầy thuốc. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp.

Cách Uống Đậu Bắp Trị Khớp Đau Lâu Năm, Đơn Giản Lại Hiệu Quả

Cách ngâm đậu bắp để uống

Nguyên liệu làm đậu bắp ngâm

10 quả đậu bắp

1 ít muối

1 cái thau, 1 cái rây

Cách làm đậu bắp ngâm

Bước 1 Sơ chế đậu bắp

Khi mua đậu bắp về, bạn rửa sạch đậu bằng nước muối pha loãng, nhớ rửa kỹ phần thân lông tơ, rồi vớt ra để ráo nước. Cắt bỏ đầu và cuống đậu bắp là được.

Bước 2 Làm đậu bắp ngâm

Kế đó, bạn đun nước sôi, trong khi chờ nước sôi thì bạn bào nhỏ đậu thành từng miếng nhỏ rồi cho ra thau nước, nước đã sôi thì đổ nước sôi vào thau đến khi ngập đậu. Sau nửa ngày là đậu bắp ngâm ra chất nhầy, dùng rây để lọc lấy phần nước là hoàn thành.

Thành phẩm

Đậu bắp ngâm khá dễ làm, uống lại rất tốt, nên dùng đều đặn trong vòng 1 tháng sẽ thấy kết quả, khi thấy bệnh đau khớp thuyên giảm thì bạn chuyển sang dùng 1 lần/tuần để tăng cường sức khỏe.

Món ăn từ đậu bắp tốt cho khớp

Nếu bạn cảm thấy dùng đậu bắp ngâm sẽ có vị tẻ nhạt và dễ mau chán nản thì có thể dùng đậu bắp chế biến với các nguyên liệu khác thành những món ăn ngon mà còn tốt cho xương khớp.

Canh sa kê đậu bắp

Nguyên liệu làm món canh sa kê đậu bếp

2 quả đậu bắp

½ lá sa kê non

5 đọt lá ổi

1 miếng đậu hủ non

1 ít muối ăn

Cách làm món canh sa kê đậu bắp

Đầu tiên, bạn mang đậu bắp, đọt ổi và sa kê rửa thật sạch, để ráo nước.

Kế đó, dùng dao cắt đậu thành từng khúc, còn lá sa kê thì thái sợi. Đậu hủ thì bạn cắt thành từng miếng vừa ăn.

Tiếp sau, bạn bắt nồi lên bếp, cho 1 lượng nước vừa đủ và đun sôi. Khi nước đã sôi, bạn cho đậu bắp, đậu hủ vào nấu chung.

Chờ khoảng 2 phút, bạn mới cho phần đọt ổi, lá sa kê vào. Nấu thêm 5 phút thì nêm nếm lại sao cho vừa ăn, rồi dùng với cơm.

Trứng cuộn đậu bắp

Nguyên liệu làm trứng cuộn đậu bắp

2 quả đậu bắp

2 quả trứng gà

Gia vị: Dầu ăn

Cách làm trứng cuộn đậu bắp

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn cũng rửa sạch đậu bắp, để ráo nước. Bắt 1 nồi nước sôi, rồi thả đậu bắp vào luộc cho chín. Sau đó, bạn đập 2 quả trứng ra chén, đánh cho tan.

Bước 2 Làm món trứng cuộn đập bắp

Đặt chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào, chờ chảo nóng thì cho chén trứng vào tráng đều thành 1 lớp mỏng trên chảo.

Kế đến, bạn xếp 2 quả đậu bắp lên mép trứng và nhẹ nhàng cuộn lại, dùng dao cắt trứng thành từng khoanh 2cm, dọn ra đĩa.

Thành phẩm

Món trứng cuộn đậu bắp dễ làm, trông cực bắt mắt và ngon mê người. Nếm thử cảm thấy món trứng mềm mịn, dễ ăn và bắt khá bắt cơm.

Đậu bắp xào thịt gà

Nguyên liệu làm món đậu bắp xào thịt gà

250g đậu bắp

150g thịt gà

1 ít hành tím băm

1 ít tỏi băm

Gia vị: Dầu ăn

Cách làm món đậu bắp xào thịt gà

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn rửa sạch đậu bắp, thịt gà và để ráo nước. Đậu bắp thái lát nhỏ, rồi chần sơ đậu qua nước sôi. Còn thịt gà thì thái thành từng miếng, ướp gia vị tùy thích.

Bước 2 Xào đậu bắp với thịt gà

Kế đến, bạn bắt chảo lên bếp và thêm ít dầu ăn vào, cho hành tỏi vào phi cho thơm. Tiếp theo, bạn cho thịt gà vào xào đến khi chín săn lại thì thêm đậu bắp vào xào chung trong 5 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Advertisement

Theo chúng tôi Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP HCM, tuy rằng đậu bắp rất tốt cho cơ thể, đặc biệt về xương khớp nhưng khi dùng nó bạn cũng phải lưu ý một số điều sau:

Đậu bắp chứa nhiều chất nhầy, chất xơ nên tránh sử dụng với bất kỳ loại thuốc khác để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Dùng đậu bắp xong, bạn phải chờ 1 – 2 giờ mới sử dụng các loại thuốc khác để đảm bảo thuốc không bị giảm tác dụng và đủ thời gian ngấm vào cơ thể.

Tránh dùng đậu khi bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy do nó có khả năng nhuận tràng, tính mát sẽ làm tình trạng trên nặng thêm.

Có thể dùng chung với các thực phẩm giàu vitamin C, omega 3, omega 6,…cũng như nghỉ ngơi hợp lý và các bài tập xương khớp khác để hỗ trợ điều trị bệnh.

Bên trên là những cách dùng đậu bắp để trị xương khớp, mong qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị khác.

Nguồn: VN Express

Cây Huyết Dụ: Vị Thuốc Nam Chữa Các Bệnh Về Máu

1.1. Mô tả

Huyết dụ (Folium Cordyline) có cây nhỏ, cao khoảng 1 – 2m. Thân cây mảnh, to bằng ngón tay cái, trên thân mang nhiều vết sẹo của những lá đã rụng.

Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy hình lưỡi kiếm. Lá hẹp khoảng 1,2 – 2,4 cm, dài khoảng 20 – 35cm, có màu đỏ tía. Có loại đỏ cả 2 mặt, có loại một mặt đỏ, một mặt xanh.

Hoa màu trắng pha tím, mọc thành chùy dài ở ngọn thân.

Quả mọng hình cầu, chứa 1 – 2 hạt.

1.2. Bộ phận dùng

Bộ phận dùng: Lá và rễ.

Lá: chọn lại lá hai mặt đều đỏ, lấy lúc nào cũng được. Có thể dùng tươi, phơi âm can hoặc sao vàng.

Rễ: thái nhỏ, sao thơm.

1.3. Nơi sống và thu hái

Nơi sống: cây trồng làm cảnh, phổ biến ở nhiều nơi.

Thu hái: thường dùng rễ và lá làm thuốc. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô, có thể sao vàng. Rễ thu hái quanh năm, phơi khô hoặc sao.

Trong lá Huyết dụ chứa một số thành phần như: đường, phenol, acid amin, athocyan…

Theo nghiên cứu, Huyết dụ có một số tác dụng dược lý:

Tác dụng kháng viêm và oxy hóa (2003, Cambie RC cùng đồng sự tại Khoa Hóa Đại học Auckland, New Zealand).

Tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus, BacMus_ atithracis, Escherichia coli, Proteus vulgaris, Streptococcus faecalis.

Tác dụng estrogen yếu.

Tác dụng chống ung thư dạ dày (5/2013, Liu S và các cộng sự tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung Ương Xiang Ya, Hồ Nam, Trung Quốc).

Tác dụng gây độc tế bào ung thư, kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn Enterococcus faecalis.

Huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính bình. Quy kinh Can, Thận.

Cầm máu.

Trị nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu, kinh nguyệt ra quá nhiều.

Kiết lỵ.

Lậu.

Xích đới, bạch đới.

Trĩ.

Phong thấp, đau nhức xương.

Vết thương ứ máu.

Ho ra máu.

6.1. Bài thuốc trị băng huyết (máu chảy nhiều, liên tục)

Lá Huyết dụ sao đen 50g, buồng Cau điếc sao đen (buồng cau không ra quả, bị héo khô) 8g, rễ Cỏ tranh 6g, Cỏ gừng 5g. Sắc nước uống, ngày 2 lần. Khi uống nên nằm nghỉ ngơi.

6.2. Bài thuốc chữa ho ra máu

Lá Huyết dụ sao đen 10g, Trắc bá diệp sao đen 4g, lá Thài lài sao đen 4g, Xạ can 8g. Sắc uống.

6.3. Bài thuốc chữa chảy máu cam và chảy máu dưới da

Trắc bá diệp sao cháy 20g, lá Huyết dụ 30g, Cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống.

6.4. Bài thuốc chữa kiết lỵ

Lá Huyết dụ tươi 20g, Rau má tươi 20g, Cỏ nhọ nồi 12g. Rửa sạch, để ráo rồi giã nát. Lược bỏ xác, lấy nước uống. Uống ngày 2 lần.

6.5. Bài thuốc chữa phong thấp và vết thương ứ máu

Dùng cả lá, rễ, hoa của cây Huyết dụ 30g, Huyết giác 15g. Sắc uống.

6.6. Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Dùng 20g lá Huyết dụ tươi, sắc nước uống.

Đối với lá, rễ khô (dùng làm thuốc sắc hoặc hoàn tán): 8 – 12g/ngày.

Dùng tươi: 20 – 30g/ngày.

Không nên dùng trước khi sinh hoặc sau sinh mà còn sót nhau.

Cây Huyết dụ là một vị thuốc dễ trồng và phổ biến. Tuy nhiên, các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ai dùng cũng sẽ có hiệu quả. Người đọc nên có sự tham khảo từ thầy thuốc nếu muốn sử dụng. Rất mong nhận được sự phản hồi cũng như đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn! 

2 Cây Thuốc Họ Cúc Có Tác Dụng Chữa Bệnh Ít Ai Biết

1. Cây cỏ mực (nhọ nồi)

cây thuốc họ cúc

Đây là một loại cây khá quen thuộc bởi vì chúng mọc dại ở rất nhiều nơi, nó cũng là một loại thảo dược đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cây cỏ mực thuộc họ nhà Cúc, được sử dụng rất nhiều trong nhiều bài thuốc truyền thống nhằm điều trị các bệnh lý về gan, tiêu hóa, nhiễm trùng.

Các tác dụng của cây cỏ mực đối với sức khỏe con người

Trong cây cỏ mực có hàm lượng cao flavonoid và các hoạt chất sinh học khác có thể điều trị bệnh về gan như viêm gan vàng da, giúp tăng cường và hỗ trợ chức năng gan, thúc đẩy các hoạt động của các enzym chống oxy hóa trong gan.

Người ta cụ thường dùng cây nhọ nồi để chống nhiễm trùng, ví dụ như trị nhiễm trùng đường tiết niệu hay mụn nhọt đầu đi, chứng tưa lưỡi ở trẻ. Công dụng này đã được khoa học chứng minh để kiểm nghiệm tác dụng kháng khuẩn trong cây cỏ mực, nó có hiệu quả chống lại 9 loại vi khuẩn khác nhau đáng kể nhất là những vi khuẩn như tụ cầu khuẩn vàng, khuẩn chúng tôi những tác nhân thường gặp gây nên viêm tiết niệu và mụn nhọt ngoài da.

Có mực thường được dùng để trị đau răng, đau lưng giúp làm lành các vết thương trong các bài thuốc cổ truyền của Ấn Độ. Các nghiên cứu đã tìm ra tác dụng giảm đau của cỏ mực nhờ dịch chiết ethanol và các hợp chất alkaloid của nó. Vì thế mà sử dụng cây nhọ nồi thay thế cho thuốc giảm đau thông thường là việc hợp lý, đặc biệt phù hợp với các đối tượng có bệnh lý về dạ dày, tá tràng suy gan, suy thận.

Ăn cỏ mực tươi còn có thể trị bệnh khó chịu dạ dày. Cây cỏ mực cũng đã được sử dụng thành công để điều trị những bệnh về rối loạn tiêu hóa hay chứng táo bón khó tiêu. Loại thảo dược này giúp khôi phục sự cân bằng của hệ tiêu hóa vì nó giàu các hợp chất hữu cơ và hóa học.

Ngoài ra cây nhọ nồi chứa các thành phần làm tan đờm, kháng viêm do đó có khả năng trị các cơn ho khan, ho có đờm hay cảm lạnh thông thường, bệnh cúm và nhiễm trùng đường hô hấp.

2. Cúc hoa vàng

cúc hoa vàng

Loại cúc này được trồng từ lâu đời, có tác dụng giải cảm nhiệt, thanh can sáng mắt. Ngoài ra cần có khả năng giảm đau đầu, huyết áp cao có tác dụng sát trùng. Loại cúc này được coi là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay đặc biệt là trong đông y.

Các tác dụng của hoa cúc vàng

Hoa cúc khi để làm trà có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Trà hoa cúc vào có vị ngọt và hơi đắng nhẹ. Sử dụng trà hoa cúc đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chức năng gan, mát gan, giải nhiệt. Trà hoa cúc rất thích hợp cho những người ít vận động hay nhân viên văn phòng thường xuyên phải làm việc một chỗ với máy tính.

Hoa cúc vàng cũng có tác dụng trong việc điều trị và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh hơn, đối với những người ăn không ngon miệng nên uống trà hoa cúc để kích thích vị giác, giúp ngủ sâu và đủ giấc.

Hoa cúc vàng còn có thể cải thiện một số vấn đề về bệnh phụ khoa, điều trị các triệu chứng khi hành kinh, ngoài ra loại hoa này cũng thường được dùng để điều trị viêm bàng quang và các chứng viêm đường tiết niệu.

Bên cạnh những công dụng hoa cúc ở trên thì chúng ta phải kể đến tác giúp trị lành các vết thương nhỏ một cách nhanh chóng và làm giảm các cơn đau nhức, vết sưng tấy hay bầm tím.

Cũng có nhiều người sử dụng bông cúc hoa vàng như một liều thuốc tự nhiên để điều trị viêm da do dị ứng, bệnh gút và các bệnh thấp khớp mãn tính.

Rượu chiết suất từ bông cúc vàng có tác dụng trị mụn trứng cá, làm sạch khoang miệng hay dùng như một loại nước súc miệng thảo dược giúp trị các chứng đau họng và viêm khoang miệng.

Topcachlam

Đăng bởi: Hà Văn Phước

Từ khoá: 2 cây thuốc họ Cúc có tác dụng chữa bệnh ít ai biết

Cập nhật thông tin chi tiết về Thanh Táo: Cây Thuốc Quen Thuộc Trị Đau Xương Khớp, Bệnh Ngoài Da trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!