Xu Hướng 9/2023 # Triệu Chứng Bệnh Thận Yếu: Nhận Biết Để Sớm Điều Trị # Top 15 Xem Nhiều | Nhld.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Triệu Chứng Bệnh Thận Yếu: Nhận Biết Để Sớm Điều Trị # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Bệnh Thận Yếu: Nhận Biết Để Sớm Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trước khi tìm hiểu triệu chứng bệnh thận yếu, chúng ta cùng tìm hiểu bệnh thận yếu là gì?

Thận yếu là hiện tượng thận bị suy giảm chức năng. Suy thận khiến thận mất đi khả năng lọc máu và đào thải độc tố. Bệnh có tiến triển chậm, kéo dài nhiều tháng cho tới khi được phát hiện thì đa số đã có những tổn thương rất nặng.

Một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ trên 75 tuổi có thể có hiện tượng suy giảm chức năng thân. Đa số họ sẽ không có biểu hiện bệnh trừ khi họ mắc các bệnh khác như tiểu đường hoặc tăng huyết áp không kiểm soát được, hoặc dùng thuốc độc thận.

Các nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh thận yếu là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Trung bình mỗi ngày 1 quả thận khỏe mạnh lọc được khoảng 200 lít máu. Đồng thời chúng cũng loại bỏ các chất thải, nước dư thừa ra bên ngoài qua nước tiểu. Nếu thận không điều hòa được các chất ở nồng độ bình thường, lâu dần chính các chất thải này sẽ làm tổn thương thận.

Thận có chức năng điều hòa huyết áp khi huyết áp giảm. Nếu thận bị chấn thương nặng cấp tính, thận có thể ngưng hoạt động để giữ chất lỏng trong cơ thể. Trường hợp này cần phải nhập viện để điều trị y tế ngay.

Hút thuốc lá, uống nhiều rượu, cao huyết áp và tiểu đường là các tình trạng gây thương cho thận và có thể dẫn đến bệnh thận mạn.

Một số triệu chứng bệnh thận yếu phổ biến là:

Thiểu niệu

Thiểu niệu nghĩa là lượng nước tiểu được lọc bởi thận ít hơn bình thường. Đây là một triệu chứng quan trọng của bệnh thận yếu. Khi chức năng của thận suy giảm, lượng nước tiểu cũng giảm hơn bình thường.

Tiểu máu

Suy giảm chức năng thận làm màng lọc cầu thận bị tổn thương. Bình thường hồng cầu không có được màng lọc cầu thận vì kích thước lớn. Tuy nhiên khi mắc bệnh thận yếu, hồng cầu có thể đi qua được màng lọc cầu thận và thoát ra ngoài qua nước tiểu dẫn đến hiện tượng tiểu máu.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp có vai trò kép trong hoạt động của thận. Bình thường thận điều hòa huyết áp bằng cách giải phóng một số hormone giúp tăng hoặc giảm huyết áp. Tuy nhiên, vai trò của tăng huyết áp đối với sự tiến triển của thận yếu là rất đáng kể. Tăng huyết áp làm hỏng cấu trúc thận và có thể làm cho thận yếu đi. Mặt khác, thận yếu có thể gây tăng huyết áp. Đây được gọi là vòng xoắn bệnh lý.

Hội chứng urê huyết cao

Trong cơ thể chúng ta khi protein được chuyển hóa, nó sẽ tạo ra chất thải dưới dạng urê. Bình thường urê được tống ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Nếu thận yếu, nó không thể xử lý tất cả urê và có sự tích tụ của nó trong máu, dẫn đến một tình trạng gọi là urê huyết. Việc dư thừa urê trong cơ thể có thể dẫn đến hoạt động sai chức năng của tim và não.

Phù

Thận yếu khiến nó không có khả năng đào thải chất độc khỏi cơ thể. Tích tụ chất lỏng trong cơ thể dẫn đến phù ở cẳng chân và các bộ phận khác.

Thiếu máu

Thận bình thường có chức năng sản xuất erythropoietin – một chất quan trọng trong quá trình tạo máu. Thận yếu làm giảm khả năng sản xuất chất này gây thiếu máu. Triệu chứng này thường thấy ở người mắc bệnh thận mạn. Biểu hiện thiếu máu của bệnh nhân là da xanh, niêm nhạt, giảm hemoglobin.

Rối loạn tiêu hóa

Người bệnh thận yếu có thể gặp một số vấn đề về dạ dày như chán ăn, nôn, buồn nôn, nấc cụt. Nóng rát trong dạ dày, loét miệng cũng là một số triệu chứng bệnh thận yếu.

Việc phát hiện và điều trị các triệu chứng bệnh thận yếu ở giai đoạn đầu có thể làm chậm quá trình tổn thương của thận hoặc giảm các tổn thương thận. Có thể đánh giá chức năng của thận bằng cách đo độ lọc cầu thận (GFR). Xét nghiệm máu toàn phần và creatinine có thể xác định được độ lọc cầu thận.

Việc điều trị bệnh thận yếu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Thuốc điều trị tiểu đường, tăng huyết áp cần được chỉ định nếu bệnh nhân có các bệnh lý này

Liệu pháp dinh dưỡng

Liệu pháp dinh dưỡng là khía cạnh rất quan trọng trong việc bảo tồn chức năng thận. Mục đích là giảm suy yếu thận hơn nữa. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lập kế hoạch và đảm bảo tuân thủ chế độ ăn kiêng.

Người bệnh có thể cần dùng thuốc tăng sản xuất hồng cầu vì bệnh thận yếu có thể gây thiếu máu.

Dùng thảo dược

Trong đông y có một số loại thảo dược có thể điều trị bệnh thận yếu. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

Lọc máu

Nếu thận quá yếu và điều trị bảo tồn bằng cách điều trị nguyên nhân cơ bản, thay đổi chế độ ăn uống và thuốc không hiệu quả, thì giải pháp thay thế cuối cùng là lọc máu hoặc ghép thận tùy từng trường hợp.

2Hand Là Gì? 10 Điều Cần Biết Khi Mua Hàng Secondhand

2hand là gì?

10 điều cần biết khi mua hàng secondhand

Mua hàng second hand giúp tiết kiệm chi phí

Sử dụng hàng second hand giúp bảo vệ môi trường

Việc sản xuất ra các sản phẩm mới cần sử dụng một lượng tài nguyên nhất định – từ trồng bông, chặt phá rừng, khai thác kim loại hoặc bơm xăng dầu. Ví dụ, sản xuất sách và đồ nội thất mới cần phải chặt cây (95% sách được làm từ giấy và giấy thì được làm từ gỗ). Bất cứ thứ gì làm từ nhựa đều được sản xuất từ ​​dầu. Những vật liệu làm ra phần kim loại bên trong điện thoại di động, trang sức, máy tính, v.v. đều cần phải được khai thác, để lại những hậu quả khủng khiếp về môi trường.

Ngoài ra, sử dụng đồ second hand sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường. Quá trình phát triển và sản xuất hàng hóa thải ra rất nhiều chất ô nhiễm vào môi trường gồm các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu và khí thải carbon. Ví dụ, quá trình sản xuất ra một chiếc áo thun mới bằng cotton sẽ thải ra khoảng 150 g thuốc trừ sâu vào các cánh đồng bông. Do đó, bạn đã tiết kiệm được 150 g chất hóa học thải vào môi trường khi quần áo 2hand.

Hàng secondhand thường đa dạng

Nếu bạn đã hiểu đồ second hand là gìthì chắc hẳn bây giờ bạn có thể tưởng tượng được bạn có thể mua rất nhiều món đồ cũ còn sử dụng tốt với mức giá khá tốt như xe ô tô cũ, máy ảnh, sách, nhạc cụ, v.v. Bởi đây là hàng đã qua sử dụng, nên bạn có rất nhiều chủng loại khác nhau từ quần áo, trang sức đến đồ điện tử. Các cửa hàng bán đồ cũ hoặc app bán đồ secondhand còn bán cả những mặt hàng của các thương hiệu nổi tiếng với mức giá rẻ hơn đến 30 – 50%.

Đối với các mặt hàng đắt tiền như đồ trang sức hoặc đồ cổ, bạn có thể muốn có ý kiến ​​chuyên gia trước khi quyết định mua. Với xe cũ, bạn nên nhờ một người bạn rành về xe để giúp bạn kiểm tra xe trước khi quyết định mua lại.

Hàng second hand có thể lỗi mốt hoặc hư hại

Bạn cần kiểm tra sản phẩm cẩn thận và yêu cầu cửa hàng hoặc người bán chỉ ra những lỗi thiệt hại đã có để đề phòng lừa đảo. Ví dụ: nếu đó là TV cũ, hãy kiểm tra xem hình ảnh và âm thanh có hoạt động chính xác không, bộ tiếp nhận rõ ràng và điều khiển từ xa có hoạt động bình thường không.

Đừng để nhãn mác quần áo lừa bạn

Hiện nay, có rất nhiều nơi bán quần áo second hand nhập từ nước ngoài chẳng hạn như Hàn, Nhật, Mỹ. Tuy nhiêu chưa chắc những nhãn mác có tên Marc Jacobs hoặc Gucci là hàng thật 100% bởi trên thị trường nước ngoài hàng nhái và fake cũng nhiều vô số. Thậm chí, có nhiều cửa hàng bán quần áo khâu thêm nhãn mác hàng hiệu vào để bán giá đồ cũ cao hơn.

Đối với đồ điện tử thì tốt nhất bạn nên chọn mua các thiết bị điện tử second hand vẫn còn bảo hành. Chẳng hạn như khi bạn mua lại điện thoại 2hand tại Thế giới di động, nhân viên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về hiện trạng máy, thời hạn bảo hành, bạn được quyền đổi trả lại hay không, v.v.

Đừng ngại mặc cả

Giống như ở chợ trời, những người bán hàng second hand đặc biệt là hàng kỹ thuật số có xu hướng đặt giá cao vì họ đoán người mua sẽ thường mặc cả giá cho đến khi cả hai bên đều hài lòng. Ví dụ khi bạn đến các cửa hàng second hand bên Nhật để mua máy tính secondhand, bạn có thể thử đề nghị mức giá thấp hơn khoảng 10 – 15% so với giá họ niêm yết. Hoặc hãy để mắt đến các mặt hàng đã giảm giá niêm yết vì đó có lẽ là một người bán hàng dễ “mặc cả” hơn một chút đó!

Những món đồ second hand bạn không nên mua

Nôi em bé: bạn sẽ không mua bé yêu của bạn nằm trong một chiếc nôi không an toàn hoặc có bất kì rủi ro tiềm tàng nào đúng không?

Nệm: đúng là những chiếc nệm tốt là rất đắt, nhưng một chiếc nệm đã qua sử dụng sẽ hầu như luôn có mồ hôi cơ thể, bụi và một lượng da chết được thấm sâu trong vải. Tệ hơn nữa, một tấm nệm bị nhiễm rệp có thể khiến bạn tốn nhiều chi phí để diệt rệp hơn.

Dụng cụ trang điểm: bởi vì đồ trang điểm đã qua sử dụng chứa tất cả các loại vi khuẩn của người khác mà mình chắc chắc bạn sẽ không muốn những vi khuẩn đó bám lên làn da mặt của bạn.

Dụng cụ nấu ăn bị mòn: không bao giờ nên mua một dụng cụ nấu ăn như chảo có lớp chống dính dễ bong hoặc mòn. Các hóa chất có trong lớp phủ chống dính có thể thấm vào thức ăn của bạn trong khi bạn nấu ăn.

Nội thất bọc da: tương tự như nệm đã qua sử dụng, đồ nội thất đã qua sử dụng thường là nơi trú ngụ của bụi, vi khuẩn và thậm chí là rệp.

Các cửa hàng bán đồ secondhand Hà Nội chất lượng

Maniac

Địa chỉ: số 11 ngõ 53 Yên Lãng (thông với ngõ 298 Tây Sơn), Đống Đa, Hà Nội

Maniac là một trong những cửa hàng bán quần áo secondhand Nhật Bản – Hàn Quốc được các bạn nữ tin tưởng và ghé đến rất nhiều bởi chủ shop là người rất kĩ lưỡng, luôn chọn lọc kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau đó đem giặt ủi cẩn thận rồi mới đem treo lên hoặc chụp hình up Facebook.

Tổ Cú

Địa chỉ: 35 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội

Đối với những bạn trẻ muốn săn hàng auth, hàng hiệu secondhand Hà Nội cực chất, đôi khi còn nguyên cả tag luôn thì không nên bỏ qua địa chỉ này. Không chỉ chuyên quần áo, phụ kiện, Tổ Cú còn săn cả những thùng giày độc của những thương hiệu nổi tiếng mà giá lại rẻ. Tiêu chí của shop là mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất liệu tốt, form đẹp và trẻ trung.

Chăn Con Công

Địa chỉ: 14 Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ẩn mình trên một con đường nhỏ trong khu phố cổ, Chăn Con Công là một trong những địa chỉ bán đồ secondhand Nhật, Hàn, Mỹ theo phong cách cổ điển vintage riêng, từ thiết kế bên ngoài cửa hàng đến từng chi tiết nhỏ bên trong. Đây là nơi bạn có thể tìm thấy những thứ đẹp, độc, chất, giá mềm như quần áo, túi xách, giày và phụ kiện.

Mint Boutique

Địa chỉ: 266 Thái Hà, Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

Thêm một địa chỉ bán quần áo second hand chất lượng dành cho các bạn sinh viên và học sinh Hà Nội là Mint Boutique. Tại Mint, khách hàng thường đánh giá cao về sự trung thực trong xuất xứ và chất lượng của các mặt hàng được bày bán tại shop.

Những shop đồ secondhand TPHCM cực chất

Không chỉ mỗi Hà Nội có những địa chỉ bán quần áo secondhand giá mềm chất lượng tốt, tại Sài Gòn cũng có rất nhiều cửa hàng bán đồ còn chất hơn cả hàng new được nhiều tín đồ thời trang săn lùng thường xuyên đấy!

Le Millésime – The Vintage DeMor

Địa chỉ: 14 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Chưa kể, không gian tại Le Millésime được trang trí khá đẹp và có nét hoài cổ. Vừa bước vào shop, bạn sẽ thấy ngay chiếc xe máy cool ngầu của thập niên 80 Nói tóm lại, địa chỉ này là một nơi lý tưởng để bạn vừa thử đồ vừa chụp hình sống ảo tại các background theo kiểu vintage cực lung linh đó!

Tẻn

Địa chỉ: 212/13A Nguyễn Văn Nguyễn, P.Tân Định, Quận 1

Hầu hết các sản phẩm đều được chính tay chủ shop chọn lọc cần thận, còn được may sửa lại để trông mới và hợp mốt hơn. Ngoài ra, không gian và các bộ ảnh chụp của Tẻn đều được đầu tư rất nhiều, màu sắc bắt mắt làm say lòng người. À, tại Tẻn cũng có khá nhiều mẫu yếm jean xinh xắn rất phù hợp cho những cô nàng cá tính năng động đấy!

Bồ Nông Shop

Địa chỉ: 602/51G, đường Điện Biên Phủ, P. 22, Quận Bình Thạnh

Khi đến shop, bạn có thể nhìn thấy tất cả các sản phẩm đều được phân loại theo khu vực với mức giá bằng nhau để dễ dàng lựa chọn hơn. Sau mỗi lần mua hàng, bạn sẽ được các bạn nhân viên tích điểm và còn được làm cả thẻ khách hàng thân thiết sau khi mua đủ 10 lần nữa.

Hẻm Xéo Wardrobe

Địa chỉ : 178/8 Nguyễn Kim, Quận 10, TPHCM

Ngoài ra, thứ 5 hàng tuần là ngày mà shop thường tung ra các đợt sale hấp dẫn và khui kiện hàng mới. Do vậy, bạn phải đến thật sớm để có thể lựa cho mình những mẫu quần áo đẹp giá chất đấy!

Bệnh Lậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Chẩn Đoán

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh không hiếm gặp và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như thai ngoài tử cung, vô sinh… Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa nhận biết đầy đủ các thông tin về bệnh lậu dẫn đến điều trị cũng như phòng ngừa không hiệu quả.

Bài viết hôm nay, Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền sẽ trình bày những thông tin hữa ích bao gồm nguyên nhân, biểu hiện bệnh, biến chứng xảy ra, phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh lậu.

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng, lây truyền qua đường tình dục và do một loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorhoeae gây ra.

Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện ở cơ quan tiết niệu, cơ quan sinh dục hay họng, miệng. Nếu điều trị không đúng cách thì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, thai ngoài tử cung… ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người phụ nữ.

Nguyên nhân chính gây nên bệnh lậu là do một loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorhoeae. Vi khuẩn này sắp xếp thành từng cặp một nên còn được gọi là song cầu Neisseria gonorhoeae. Loại vi khuẩn này không thể sống quá vài phút khi ra khỏi cơ thể người vì thế bệnh lậu thường không lây qua tiếp xúc thông thường.

Bệnh chủ yếu lây qua quan hệ tình dục không an toàn. Đối tác mắc bệnh lậu có thể dễ dàng lây nhiễm cho bạn tình khi không sử dụng biện pháp bảo vệ. Đối với các đối tượng có hành vi tình dục qua đường hậu môn hay đường miệng thì bạn tình cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu nếu không được phòng tránh an toàn.

Bệnh lậu có thể lây truyền và gây ra những biến chứng nặng nề lên trẻ sơ sinh như ảnh hưởng đến mắt, phát triển thể chất và trí tuệ.

Các trường hợp truyền máu của người bị mắc bệnh lậu cũng có thể lây truyền bệnh cho người nhận máu.

Khi mới mắc bệnh, người bệnh rất ít biểu hiện hay không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh bắt đầu biểu hiện các triệu chứng bất thường thì ta sẽ thấy rằng các triệu chứng này khác nhau ở nam so với nữ. Cụ thể là:

Ở nữ giới

Biểu hiện mắc bệnh lậu ở người phụ nữ rất mơ hồ, không rõ ràng. Nhiều chị em có thể lầm tưởng mình mắc các bệnh phụ khoa thông thường mà không nghĩ là mắc bệnh lậu. Các dấu hiệu gợi ý nhiễm vi khuẩn lậu ở người phụ nữ bao gồm: tiểu buốt, tiểu rát, có dịch mủ xanh, vàng, hôi từ vùng kín.

Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như thai ngoài tử cung, viêm ống dẫn trứng, vô sinh…

Ở nam giới

Các dấu hiệu biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới tương đối rõ hơn so với nữ giới. Người bệnh thường có các biểu hiện như: tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu lẫn máu hay mủ.

Biểu hiện đặc trưng của người nam bị nhiễm vi khuẩn lậu là xuất hiện giọt mủ màu trắng đục ở lỗ tiểu vào lúc sáng sớm. Khi có triệu chứng này, có thể nghi ngờ ngay người nam đang mắc bệnh lậu.

Trẻ sơ sinh

Phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và điều trị bệnh lậu thì có thể lây nhiễm vi khuẩn lậu cho trẻ trong khi sinh.

Dấu hiệu gợi ý trẻ sinh ra bị lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ là viêm kết mạc với các triệu chứng mắt đỏ và đóng mủ.

Ngoài ra, trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng máu, viêm não, viêm màng não do vi khuẩn lậu.

Chẩn đoán bệnh lậu sẽ dựa vào yếu tố gợi ý, biểu hiện bệnh và các xét nghiệm.

1. Yếu tố gợi ý

Người bệnh đã từng mắc các bệnh lây truyền qua bệnh tình dục khác như giang mai, HIV…

Bạn tình hay đối tác mắc bệnh lậu hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

2. Biểu hiện, triệu chứng

Các triệu chứng ở cơ quan tiết niệu hay sinh dục như tiểu buốt, tiểu rát, tiểu máu hay mủ.

Ảnh hưởng lên chức năng sinh sản của người phụ nữ như viêm tắc vòi trứng, thai ngoài tử cung, vô sinh.

Trẻ sơ sinh có các biểu hiện bất thường ở mắt như mắt đỏ, đóng mủ gợi ý mắc bệnh lậu lây truyền từ mẹ.

3. Xét nghiệm

Các xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn lậu trong các dịch mủ từ đường tiết niệu hay kết mạc mắt.

Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Hội Chứng Thận Hư, Cần Lưu Ý Những Gì?

Hội chứng thận hư (HCTH) là bệnh lý do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng với tiểu đạm, tăng lipid máu, giảm albumin máu và phù (mặt, tay, chân). Ngoài những dấu chứng trên, bệnh nhân bị HCTH có thể có tăng cân nhanh, tiểu bọt, mệt mỏi và giảm cảm giác thèm ăn. Cùng chúng mình tìm hiểu chế độ ăn cho bệnh HCTH nào!

Bệnh nhân bị HCTH nếu không được điều trị và kiểm soát bệnh tốt sẽ bị suy giáp, thiếu máu, bệnh mạch vành, tăng huyết áp và suy thận.

Vì sao cần chế độ dinh dưỡng đúng cách trong hội chứng thận hư?

Dinh dưỡng đúng cách giúp:

Bồi hoàn lại lượng đạm mất qua nước tiểu, giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng.

Tăng sức đề kháng cơ thể.

Kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Giảm thiểu biến chứng suy thận.

Cải thiện chất lượng sống.

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đúng cách

Ăn đủ các chất dinh dưỡng để duy trì cân nặng bình thường. Cân nặng bình thường có thể tính nhanh: Chiều cao (tính theo cm) – 110. Ví dụ: Người có chiều cao 158cm, cân nặng bình thường nên là 48kg.

Ăn tăng cường lượng đạm trong ngày nhằm duy trì các chức năng của cơ thể và bù được lượng đạm mất qua nước tiểu. Cách tính lượng đạm như sau: Lượng đạm cho người bình thường (1g/kg/ngày) + lượng đạm mất qua nước tiểu trong vòng 24 tiếng (theo kết quả xét nghiệm).

Thực phẩm giàu đạm (Nguồn: Internet)

Ví dụ: Một bệnh nhân bị HCTH có cân nặng bình thường là 50kg (không phù), đạm niệu/24 tiếng là 15g. Như vậy, nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn một ngày là 50 × 1 + 15 = 65g đạm hoặc 70g.

Ăn đủ béo nhưng nên chọn chất béo tốt cho sức khỏe như chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa chỉ nên

Hạn chế cholesterol trong ngày

Ăn tăng cường rau, củ, trái cây tươi để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất, tăng cường miễn dịch và chất chống oxi hóa.

Ăn tăng cường rau củ quả (Nguồn: Internet)

Ăn nhạt, nêm thức ăn nhạt từ muối, nước mắm, bột ngọt, bột canh. Lượng muối ăn trong ngày không vượt quá 6g (tương đương 1 muỗng cà phê muối gạt ngang). Không chấm muối như khi ăn trái cây, không ăn mắm, khô, dưa muối,… Ở bệnh nhân phù nhiều, lượng muối trong ngày nên dưới 3g.

Không hút thuốc lá vì tăng nguy cơ bệnh và biến cố tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Không lạm dụng rượu bia để kiểm soát huyết áp và bệnh tim mạch.

Hướng dẫn cách tính lượng đạm ăn vào trong ngày

Đạm có chủ yếu trong:

Thức ăn giàu đạm: Thịt, cá, trứng, gia cầm, hải sản, đậu, sữa,… Ví dụ như 100g thịt heo nạc có 19g đạm, 139kcal.

Thức ăn tinh bột: Cơm, xôi, bánh phở, hủ tíu, bánh mì, bánh canh,… Ví dụ như 1 chén cơm vun (200g cơm) có 8,2g đạm và 344kcal.

Ngoài ra, đạm còn có trong rau, củ nhưng với lượng rất ít. Ví dụ như 100g rau muống/rau dền có khoảng 3.2g đạm.

Lượng thực phẩm thay thế tương đương 100g thịt heo nạc có 19g đạm:

100g thịt bò xào (Nguồn: Thu Minh)

Cá nạc, thịt gà nạc không da (không tính xương): 100g

Tôm tươi: 110g

Miếng đậu hũ: 170g (khoảng 2 miếng)

Đậu xanh: 80g

Đậu đen: 80g

Đậu phộng: 70g

Lưu ý: Trứng gà công nghiệp loại 60g có 8,9g đạm có 360mg cholesterol

Tính nhanh: Khẩu phần ăn có 3 bữa chính:

3 chén cơm vun trong ngày: 24,6g đạm

3 phần món mặn như 80g thịt, cá kho cho mỗi bữa ăn: 45,52g đạm

Lượng đạm còn lại thì lấy từ rau, củ, quả

Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng thận hư

Đăng bởi: Thiện Nguyễn

Từ khoá: Dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng thận hư, cần lưu ý những gì?

Bệnh Sán Chó: Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bệnh sán chó là gì?

Sán chó (hay còn gọi là giun đũa chó) có tên khoa học là Toxocara. Đây là một loại sán khá nguy hiểm, thường xuất hiện trong ruột non của chó con dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là những loài chó sống ở vùng nhiệt đới.

Sán chó còn có thể phát triển cả ở phổi, ruột non và các cơ quan nội tạng khác của chó con. Ngoài ra, khi chó mẹ mang thai, sán cũng theo lá nhau và lây nhiễm sang cho chó con. Mỗi ngày, sán chó thường sinh sản khoảng 200.000 trứng. Các trứng sán sẽ được đào thải ra bên ngoài qua phân chó và tồn tại đến vài tháng.

Khi trứng sán đi vào cơ thể chó, sau khoảng 5 tháng sẽ phát triển thành nang sán. Mỗi nang sán chứa khoảng 2 triệu đầu sán và khi vỡ ra, các đầu sán sẽ theo đường máu đi khắp cơ thể đến các cơ quan quan trọng như gan, phổi, não…

Bệnh sán chó có lây không? Có lây từ người sang người không?

Đây là vấn đề mà chúng ta rất quan tâm khi nuôi chó trong nhà, liệu rằng chích ngừa dại cho chó thì còn loại bệnh truyền nhiễm nào khác có nguy cơ lây cho chủ nhân của chúng. Câu trả lời chính là có, không những lây cho người lớn mà trẻ em cũng dễ mắc và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Như đã nói ở trên, chó nhà bạn lỡ sai lầm ăn phải thức ăn dính phân của vật chủ trước đó thì chú chó của bạn sẽ bị giun sán chó, nếu đạp phân thì giun sán sẽ ký sinh vào vùng bàn chân, đặc biệt vùng móng của chó.

Một hôm nào đó, chú chó bạn đang nựng hay vui chơi thả ga bên bạn vô tình quào bạn thì đám giun sán trú trong từng móng của chó sẽ đi vào cơ thể qua vết thương, hoặc gián tiếp qua nước bọt khi chúng liếm vào các vết thương trên người bạn và bạn sẽ mắc phải căn bệnh đáng lẽ ra chỉ dành cho loài vật nuôi thân thiện và đáng yêu này.

Sán chó không phải bệnh lây từ người sang người, tuy nhiên các ấu trùng của giun sán thông qua phân chó bám vào rau cải trong vườn bạn, thậm chí trong cả các thực phẩm sống cũng có khả năng lây nhiễm. Nếu không rửa rau hay thực phẩm sống thật sạch, ngâm thuốc tím hay nước muối 5 – 10 phút hay luộc qua nước sôi thì bạn sẽ không sao.

Dấu hiệu nhận biết người bị bệnh sán chó?

Bệnh sán chó thường ẩn và khó nhận biết, tuy nhiên có những triệu chứng lâm sáng dễ biểu hiện bên ngoài như:

– Mệt mỏi, dễ cáu gắt, chán ăn, sụt cân, thở khò khè.

– Viêm phổi, suyễn, khó thở nếu sán di chuyển vào phổi.

– Gây viêm quanh mắt hay các bệnh ở võng mạc nếu sán đi vào vùng mắt.

– Viêm não, đau nhức đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt nếu sán di chuyển lên não.

– Bầm da, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sưng phù một vùng da nếu sán di chuyển dưới da.

– Ngứa, nổi mẩn.

– Đau bụng, đau đầu, khó tiêu.

– Đau nhức, mỏi, tê bì.

– Có thể kèm theo: Gan to, đau bụng mạn tính, viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, rối loạn thị lực, tổn thương mắt, viêm mắt, tổn thương vùng võng mạc.

Bệnh sán chó có nguy hiểm không?

Tuy không phải là bệnh lây từ người sang người nhưng nguy cơ lây nhiễm sán chó rất cao. Không chỉ vậy, trong cơ thể người, ấu trùng sán chó có thể di chuyển đến nhiều cơ quan như gan, phổi, mắt, não để gây bệnh.

Tổn thương mắt: Thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến lác hoặc mù.

Tổn thương cơ quan: hoại tử gan, gan to, lách to, viêm cơ tim, viêm thận.

Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Gây co giật, rối loạn tâm thần, thậm chí tử vong nếu nó di chuyển lên não.

Cách điều trị bệnh sán chó

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi phát hiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán chó, bạn nên đến khám tại các bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán một cách kịp thời, chính xác và từ vấn liệu trình điều trị.

Bên cạnh việc điều trị thuốc chính để diệt giun sán, bạn nên phối hợp với các loại thuốc hỗ trợ triệu chứng để có thể trị căn bệnh này một cách nhanh chóng và triệt để hơn.

Thời gian điều trị bệnh sán chó trung bình từ một đến ba tháng, sử dụng thuốc từ 7 đến 15 ngày mỗi tháng và tái khám sau mỗi đợt.

Advertisement

Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó

Tùy theo mức độ bệnh mà cách điều trị bệnh sán chó ở mỗi người cũng khác nhau.

Đối với trẻ nhỏ

Tuyệt đối cấm các em nghịch đất, ăn đất, mút tay, ngậm hay liếm đồ chơi, cách xa các em với chó.

Nếu có lỡ nghịch giỡn với chó thì bạn nhớ quan sát không cho trẻ đưa tay vô miệng và lập tức mang trẻ đi rửa tay sạch với cồn hay xà phòng sát khuẩn. Luôn dạy bảo trẻ phải ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn.

Đối với người lớn

– Rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc đất, chơi với chó cưng.

– Rửa rau hay trái cây thật kỹ và không thịt sống, món tái như sushi, phở tái…

– Tốt nhất tránh tiếp xúc trực tiếp với chó hay mèo, xổ giun định kỳ cho chó mèo và cà bạn thân. Nuôi chó không nên thả rông để giảm bớt lây nhiễm từ ngoài môi trường

Khi Ngủ: Tiếng Ngáy Khiến Người Nằm Cạnh Bị Suy Yếu Hệ Miễn Dịch, Mắc Bệnh Tim Và Thận

Có lẽ chẳng có gì khó chịu hơn khi phải nghe tiếng ngáy của người nằm bên cạnh. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh thứ âm thanh đáng sợ của tiếng ngáy hoàn toàn có thể gây hại cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người nằm cạnh.

Không chỉ tổn hại sức khỏe, tiếng ngáy có thể làm suy yếu hệ miễn dịch người nằm cạnh

Kết quả nghiên cứu tại Đại học Queen, Canada cho thấy, ngủ ngáy có thể gây ra sự khó chịu lâu dài cho người làm cạnh, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ.

Từ đó trong phòng ngủ luôn tồn tại 1 bầu không khí tiêu cực do những cuộc tranh cãi không có hồi kết có thể kích hoạt căng thẳng, viêm, thay đổi khẩu vị và thậm chí làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Đây là kết quả nghiên cứu mà các nhà khoa học đã tìm hiểu từ 4 cặp vợ chồng, mà một trong 2 người mắc hội chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng để kiểm tra ảnh hưởng của tiếng ngáy.

Dễ mắc bệnh tim và các vấn đề về thận

Ngoài việc ảnh hưởng hệ thống miễn dịch, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những ai chịu ảnh hưởng của tiếng ngáy, sẽ mang tổn thương cho thính giác do tai thường xuyên phải nghe tiếng ngáy phát ra trong đêm. Không chỉ vậy, các chuyên gia tại Đại học Khoa học Hoàng gia London cũng phát hiện ra rằng, ngáy có thể làm tăng huyết áp.

Tình trạng sẽ càng nghiêm trọng nếu tiếng ngáy càng to, điều này có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ, bệnh tim và các vấn đề về thận.

Ngoài ra, theo các nhà khoa học, ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sức khỏe, nếu như giấc ngủ bị gián đoạn sẽ dẫn đến những hậu quả như sau:

Cách chữa ngáy tự nhiên bạn có thể áp dụng

Thay đổi tư thế ngủ: Nằm nghiêng về một bên là tư thế ngủ tốt nhất để hạn chế tiếng ngáy khi ngủ.

Nâng cao gối: Nằm gối cao hơn bình thường sẽ giúp cho luồng khí trong cổ họng đi thẳng theo luồng khí, không làm tắc nghẽn đường thở để gây ra tiếng ngáy.

Thường xuyên thay tấm trải giường, bao gối và giữ vệ sinh phòng ngủ: Bụi trong không khí, các tác nhân gây dị ứng trong phòng ngủ hoặc trên giường cũng có thể khiến bạn ngủ ngáy.

Khai thông đường thở: Nếu bạn ngáy do nghẹt hoặc tắc nghẽn đường thở, các biện pháp thông mũi sẽ giúp giải quyết vấn đề.

Hạn chế bia rượu: Các loại đồ uống có cồn, thuốc giảm đau và an thần đều có tác dụng làm giãn cơ bắp bao gồm cơ họng, khiến cho tình trạng ngủ ngáy dễ xảy ra.

Uống nước ấm trước khi đỉ ngủ: Uống nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những cách để “điều trị” tật ngủ ngáy. Nó giúp tạo độ ẩm cho cổ họng, làm hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ.

Rèn luyện thói quen ngủ nghỉ điều độ, đúng giờ: Việc sinh hoạt với giờ giấc thất thường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy nghiêm trọng. Nếu làm việc liên tục nhiều giờ mà không ngủ, bạn có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi quá độ, thậm chí gần như kiệt sức.

Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, phần cổ thường to và dày, điều này sẽ chèn ép cổ họng và làm tắc nghẽn đường thở của bạn, gây ra tiếng ngáy.

Đăng bởi: Quốc Dũng

Từ khoá: Khi ngủ: Tiếng ngáy khiến người nằm cạnh bị suy yếu hệ miễn dịch, mắc bệnh tim và thận

Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Bệnh Thận Yếu: Nhận Biết Để Sớm Điều Trị trên website Nhld.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!